50+ mâm cúng đầy tháng bé gái, cách bày mâm, nghi thức, văn khấn

Rate this post

Mâm cúng đầy tháng bé gái là một tập tục quan trọng của người Việt Nam ta từ ngàn đời xưa. Vậy lễ cúng đầy tháng gồm những gì? Văn khấn thế nào? Cách sắp xếp mâm cúng ra sao? Mời các bạn cùng cơm ngon nhà làm tham khảo bài viết sẽ rõ.

Bạn đang đọc: 50+ mâm cúng đầy tháng bé gái, cách bày mâm, nghi thức, văn khấn

1/ Nguồn gốc? Ý nghĩa lễ cúng đầy tháng bé gái

Theo quan niệm xưa, trẻ sinh ra có hình dáng mắt, mũi, miệng,… do các bà Mụ (1) ( tiên nương ) nặn thành. Khi bé đủ 3 ngày tuổi, đầy tháng hoặc được 1 năm tuổi, ba mẹ sẽ làm lễ cảm tạ các vị tiên nương và 3 Đức Ông đã ban phước lành, may mắn cho con. 

Nguồn gốc lễ cúng bé gái đầy tháng

Em bé thời xưa sau khi lọt lòng mẹ trong vòng 1 tháng đầu có tỷ lệ tử vong cao. Bởi chức năng đề kháng của cơ thể chưa hoàn thiện. Vì vậy, lễ đầy tháng đánh dấu hành trình vượt qua giai đoạn rủi ro trong vòng đời đứa trẻ. Cũng là dịp để gia đình, dòng họ ăn mừng con cháu ra đời. Chứng thực sự tồn tại của bé, trình diện hai họ để nhận tình thương yêu, bao bọc, giúp đỡ từ mọi người.

2/ Cách tính ngày sinh đầy tháng, giờ làm lễ cúng

Theo cách tính của các cụ từ thời xưa ngày sinh đầy tháng sẽ tính theo lịch âm. Đối với bé gái ngày sinh đầy tháng sẽ lùi lại 2 ngày so với ngày sinh của bé. 

Ví dụ: bé sinh ngày mùng 9 tháng giêng âm lịch thì ngày sinh đầy tháng sẽ là ngày mùng 7 tháng hai âm lịch.

Mỗi vùng miền sẽ có giờ cúng đầy tháng cho bé khác nhau. Nếu bạn chưa biết nên làm lễ giờ nào thì tốt nhất cứ theo phong tục các cụ đã truyền lại từ xưa. Cụ thể:

Miền Bắc quan niệm làm lễ: trước 12 giờ trưa

Miền Trung quan niệm làm lễ: từ 3 giờ – 5 giờ sáng

Miền Nam quan niệm làm lễ: 9 giờ sáng

Hoặc chọn giờ đẹp làm lễ đầy tháng chỉ cần không xung khắc với tuổi của bé là được.

3/ Lễ vật đầy tháng cho bé gái gồm những gì? Cách sắp mâm cúng 

Các lễ vật trên mâm cúng đầy tháng bé gái gồm có.

Lễ vật cúng đầy tháng bé gái

Trầu têm cánh phượng 12 phần nhỏ cúng bà Mụ và 1 phần lớn cúng Đức Ông

Xôi gấc 12 phần nhỏ cúng bà Mụ và 1 phần lớn cúng Đức Ông

Chè trôi nước

Cháo trắng

Bánh kẹo

Gà luộc

Heo quay 12 miếng nhỏ và 1 miếng lớn

Theo người xưa lễ vật được đặt theo nguyên tắc “ đông bình tây quả”. Phía đông ( bên tay trái ) đặt bình hoa, phía tây ( bên tay phải ) đặt lễ vật. Mâm cúng chia thành 2 một mâm bên trên, một mâm dưới cách nhau chừng 10 cm. Ông hoặc bà, bố, mẹ bé sẽ đại diện thắp hương khấn. 

4/ Nghi thức trong lễ cúng đầy tháng

Trong quá trình làm lễ đầy tháng cho bé, bên cạnh mâm cúng, người xưa còn thực hiện một số nghi thức như.

*Nghi thức khai hoa

Ba mẹ đặt bé ở giữa một chiếc bàn lớn, sau đó xin phép khai hoa. Chủ lễ sẽ bồng trẻ lên, một tay khác cầm cành hoa đưa qua lại trên miệng bé. Và đọc những lời chúc tốt đẹp.

*Nghi thức đặt tên con, xin keo

Sau khi thực hiện nghi lễ khai hoa gia chủ sẽ đặt tên cho bé. Thông qua nghi thức xin keo để quyết định xem có giữ cái tên đã đặt cho bé hay không. 

Người làm lễ tung 2 đồng tiền cổ vào một chiếc đĩa. Nếu 2 đồng tiền xuất hiện hai mặt ngược nhau thì chứng tỏ cái tên đã được tổ tiên thông qua. Còn nếu cả 2 đồng tiền xuất hiện mặt giống nhau thì cần gieo lại thêm 2 lần nữa. Hai lần này nếu cả 2 mặt tiền vẫn giống nhau thì phải đặt lại tên, rồi thực hiện lại nghi thức xin keo. Tuy nhiên ngày nay, ba mẹ thường đặt tên cho con ngay khi vừa sinh ra để làm giấy tờ khai sinh nên nghi thức này không còn tồn tại.

*Nghi thức dành cho mẹ

Ngày xưa, sau thời gian ở cữ mẹ sẽ làm lễ xin keo. Mẹ bồng bé trên tay bước qua 1 nồi nước sôi 9 lần, bên trong  nồi đặt 1 chiếc đinh đã được nung lửa nhiều lần trước đó. Cuối cùng mẹ đi quanh nhà và hữu ý làm rơi tiền với hàm ý cầu chúc cho con sau này có cuộc sống dư dả. 

5/ Văn khấn cúng bé gái đầy tháng

Sau đây là bài khấn đầy tháng cho bé gái mời quý vị tham khảo.

Văn khấn bé gái đầy tháng; nguồn kênh youtube Phong Thủy và Sức Khỏe

6/ Hình ảnh mâm cúng đầy tháng bé gái

Mời các bạn cùng cơm ngon nhà làm tham khảo những mâm cúng đầy tháng bé gái ý nghĩa, đủ đầy.

Mâm cúng mừng bé gái đầy tháng số 1

Mâm cúng sắc màu rực rỡ dành cho thiên kim tiều thư đầy tháng

Mâm cúng mừng bé gái đầy tháng số 2

Mâm cỗ cúng sắc màu xanh tươi xinh đẹp dành cho bé

Mâm cúng mừng bé gái đầy tháng số 3

Mâm cúng trang trí dễ thương, màu vàng bắt mắt dành cho bé gái

Mâm cúng mừng bé gái đầy tháng số 4

Tìm hiểu thêm: 1 Quả đu đủ bao nhiêu calo? Ăn đu đủ có béo không?

Mâm cỗ màu hồng siêu nữ tính, dễ thương mừng công chúa đầy tháng

Mâm cúng mừng bé gái đầy tháng số 5

Mâm cúng đẹp mắt mừng con gái đầy tháng

Mâm cúng mừng bé gái đầy tháng số 6

Mâm cúng đầy tháng siêu dễ thương, đẹp mắt

Mâm cúng mừng bé gái đầy tháng số 7

Mâm cúng bé gái đầy tháng đẹp quá trời luôn

Mâm cúng mừng bé gái đầy tháng số 8

Mâm cúng đầy tháng ý nghĩa, xinh xắn, đẹp dành cho tiểu công chúa

Mâm cúng mừng bé gái đầy tháng số 9

Mâm cỗ đầy tháng lấp lánh, đẹp mắt

Mâm cúng mừng bé gái đầy tháng số 10

>>>>>Xem thêm: Mách nhỏ 17 mẹo trị thâm nách sau sinh dành cho mẹ bỉm

Ngất ngây với mâm cỗ đầy tháng công chúa tuyệt đẹp

Trên đây là những hình ảnh về mâm cúng đầy tháng cho bé gái và ý nghĩa, nghi thức làm lễ cúng. Cơm ngon nhà làm hy vọng bài viết hữu ích với quý độc giả.

+, Nguồn thông tin & hình ảnh tham khảo từ:

https://vietnammoi.vn/nguon-goc-va-nghi-thuc-cua-tuc-cung-mu-cung-day-thang-cho-be-152934.htm

https://www.youtube.com/watch?v=8_2AaMKe7S0  

https://www.youtube.com/watch?v=Lt6DCLWVLbA&t=50s 

https://www.facebook.com/groups/1226304321152972/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *