Mời bạn đọc cùng tìm hiểu công thức chế biến các món ăn vặt ngon dễ làm tại nhà qua bài viết. Và tham khảo thêm list thành phẩm ăn vặt đa dạng, phong phú ở 3 miền.
Bạn đang đọc: 500 + món ăn vặt ngon dễ làm tại nhà cho sinh viên, học sinh
Contents
1/ Các món ăn vặt ngon dễ làm tại nhà
Dưới đây là những cách làm món ăn vặt tại nhà dễ dàng, cơm ngon nhà làm đã tổng hợp lại, mời các bạn tham khảo.
1.1/ Khoai tây chiên
Thành phẩm chế biến đơn giản, có mùi vị cuốn hút, miếng khoai tây chiên vừa giòn, lại thơm cực hấp dẫn.
Nguyên liệu
- Khoai tây khoảng 500g
Cách làm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Gọt sạch vỏ củ khoai tây, xắt nguyên liệu thành những miếng dọc, dài, nhỏ. Tiến hành ngâm trong nước muối chừng 15 phút, rồi rửa lại bằng 1 lần nước.
Sau đó chần nguyên liệu qua nước sôi trong 1 phút giúp khoai mềm hơn. Vớt ra một chiếc rổ để khô, rồi cho vô ngăn mát tủ lạnh chừng 2 tiếng.
Bước 2: Chiên khoai
Đổ nhiều dầu ăn vô chảo, đun sôi. Cho khoai tây đã sơ chế vào. Điều chỉnh lửa vừa phải, rồi chiên đến khi khoai chuyển màu vàng đều là được.
Bạn vớt thành phẩm ra đĩa, chuẩn bị thêm tương cà, tương ớt để chấm, rồi thưởng thức.
1.2/ Bánh tráng trộn
Bánh tráng trộn là đồ ăn vặt quen thuộc với nhiều người, hương vị của món ăn chắc hẳn đã gắn liền với tuổi thơ của không ít bạn.
Nguyên liệu
- Bánh tráng
- 10 quả trứng cút
- 1 nắm hành lá
- 50g khô bò
- 30g đậu phộng rang sẵn
- Hành phi sẵn ( số lượng thêm vào món ăn tùy sở thích mỗi người )
- Dầu ăn
- Gia vị: Sa tế, đường
Cách làm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Hành tươi rửa sạch, xắt khúc.
Luộc chín trứng cút, bóc vỏ, rồi dùng dao cắt đôi từng quả và để vào 1 chiếc đĩa.
Xé nhỏ khô bò.
Cắt bánh cuốn thành nhiều miếng nhỏ vừa ăn.
Đun sôi 2 muỗng dầu ăn, tắt bếp, rồi đổ hành tươi vào tạo ra mỡ hành.
Cho 1 thìa đường và 1 thìa sa tế vào 1 chiếc bát, khuấy đều làm gia vị.
Bước 2: Trộn bánh tráng
Bạn cho bánh tráng đã xắt miếng, mỡ hành, hành khô, trứng cút, đậu phộng và gia vị vào 1 tô lớn. Đeo bao tay vô, rồi trộn tất cả các nguyên liệu đến khi gia vị thấm đều.
1.3/ Bánh chuối hấp
Bánh chuối hấp mang hương vị ngọt ngào, ăn một lần nhớ mãi. Vì vậy, dù trải qua bao thế hệ, thành phẩm vẫn luôn được rất nhiều người yêu thích.
Nguyên liệu
- Chuối chín khoảng 600g
- Bột năng 180g
- Nước cốt dừa 300ml
- Gia vị: đường, muối, 2 ống hương vani
Cách làm
Bước 1: làm bánh
Bóc vỏ chuối.
Đổ khoảng 200ml nước lọc vào nồi đựng 50g đường và một ít muối, đun nóng. Tắt bếp, cho bột năng vào đánh đều đến khi tan ra, rồi thêm 1 ống hương vani.
Sau đó, cắt chuối thành những lát mỏng cho vào nồi. Dùng tay ấn thêm 1 lần để món ăn gọn lại. Rồi đem đi hấp trong khoảng 30 phút là được.
Trong thời gian chờ đợi bạn có thể tận dụng nấu nước cốt dừa.
Bước 2: nấu nước cốt dừa
Khuấy tan nước cốt dừa cùng 70g đường, 1 thìa nhỏ muối, 2 thìa bột năng. Bỏ lên bếp đun trên ngọn lửa nhỏ đến khi hỗn hợp sánh lại.
Lưu ý: Bạn nhớ là mở vung khi đun và thường xuyên dùng muỗng đánh đều để bột không bị vón cục.
Sau khi bánh chín, bạn cắt miếng, cho ra đĩa rồi tưới nước cốt dừa đã sơ chế lên và thưởng thức.
1.4/ Chuối nếp nướng
Chuối nếp nướng là một món ăn quen thuộc với nhiều người Nam Bộ với cách chế biến đơn giản, mùi vị đặc trưng.
Nguyên liệu
- Gạo nếp khoảng 500g
- Nước cốt dừa 300ml
- Bột năng
- Chuối chín khoảng 8 trái
- Dầu ăn
- Gia vị: đường, muối
Cách làm
Bước 1: Làm bánh chuối nếp nướng
Gạo nếp ngâm khoảng 2 tiếng đồng hồ, sau đó bỏ vào nồi nấu thành cơm.
Lưu ý: Dùng lượng nước phù hợp khoảng 300ml/ 500g gạo nếp, tránh trường hợp cho nhiều làm nhão cơm.
Chuối bóc vỏ, cho sẵn vào tô lớn cùng 50g đường, ướp trong khoảng 15 phút.
Chuyển bị 1 mảnh nilon, bôi thêm một lớp dầu ăn lên để chống dính và cố định 2 đầu.
Sau đó, bạn vo tròn cơm, đặt lên nilon, rồi ước lượng dàn phẳng cơm ra sao cho ngang bằng với chiều dài quả chuối.
Để trái chuối sau khi đã bóc vỏ và ướp đường lên rồi cuộn tròn, đồng thời túm kín những chỗ bị hở và nắm bánh thêm lần nữa cho cơm bám dính chặt. Tiếp đến bạn dùng lá chuối để gói bánh lại. Làm tương tự với những trái chuối khác.
Mang bánh đi nướng trên than đến khi bánh vàng đều là được.
Bước 2: Nấu nước cốt dừa
Cho 1 thìa muối, 50g đường, 2 thìa bột năng và nước cốt dừa vào một chiếc bát, khuấy tan. Rồi đun hỗn hợp đến khi quánh lại, dùng để tưới lên bánh ăn rất ngon.
1.5/ Xoài lắc
Vị chua, ngọt, đậm đà của món xoài lắc chắc hẳn đã làm cho không ít bạn phải “ siêu lòng “. Cùng tìm hiểu công thức làm thành phẩm.
Tìm hiểu thêm: Nốt ruồi ở nách mang ý nghĩa tốt hay xấu? Có nên xóa không?
Nguyên liệu
- 3 quả xoài ương
- Gia vị: đường, ớt bột hàn quốc, muối tôm, nước mắm
Cách làm
Bước 1: Nấu nước mắm đường
Cho 3 thìa nước mắm, 3 thìa đường, 3 thìa nước lọc vô nồi đun sôi, rồi tắt bếp để nguội.
Bước 2: làm xoài lắc
Gọt sạch vỏ xoài, rồi thái thành những miếng hình vuông kích cỡ nhỏ, vừa ăn.
Lưu ý: Để tăng độ giòn cho nguyên liệu, bạn nên để vào tủ lạnh chừng 20 phút trước khi bỏ ra trộn.
Cho xoài cùng 1 thìa muối tôm, 1 thìa đường, 1 thìa ớt bột hàn quốc vào 1 chiếc hộp nhựa, đổ nước mắm đường lên, đậy nắp lại.
Rồi lắc đều hộp vài lần cho đến khi bạn cảm thấy gia vị đã quyện vô xoài thì dừng. Trình bày thành phẩm ra đĩa và thưởng thức.
1.6/ Trà sữa trân châu
Trà sữa trân châu là đồ uống khoái khẩu của nhiều chị em, cùng tìm hiểu công thức làm thành phẩm ngay tại nhà.
Nguyên liệu
- Trà khô đen khoảng 80g
- 1 non sữa đặc
- Sữa tươi khoảng 220ml
- 1 gói bột rau câu giòn 10g
- Gia vị: đường
Cách làm
Bước 1: Làm trà sữa
Cho trà đen vô 2 lít nước sôi, để trong khoảng 20 phút. Sau đó lọc lấy nước trà rót vào 1 chiếc nồi, còn phần bã bỏ đi. Múc riêng 150ml nước trà ra một chiếc cốc để nấu trân châu.
Đổ hết 1 hộp sữa đặc vào nồi, khuấy để sữa tan đều. Tiếp đó cho sữa tươi từ từ vô.
Để nồi trà sữa vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút hoặc ướp lạnh bằng cách ngâm trong thau đựng đá.
Bước 2: Làm trân châu
Trộn 1 gói bột rau câu với 70g đường. Tiếp đến bỏ hỗn hợp vào 700ml nước sôi, bạn nhớ dùng muỗng khuấy để rau câu tan đều, nấu trong khoảng 5 phút.
Đổ 150ml nước trà đen vô khuấy thêm 1 vài lần, rồi rót thành phẩm ra khuôn hình chữ nhật. Đợi rau câu nguội, đông lại, bạn cắt nhỏ thành nhiều viên hình vuông, vừa ăn.
Cuối cùng, ta chỉ cần đổ trà sữa ra cốc, thêm trân châu và đá vào thưởng thức. Phần dư bạn vào trai nhựa để dưới ngăn mát tủ lạnh bảo quản, có thể dùng trong 3,4 ngày.
1.7/ Thạch rau câu bắp lá dứa
Vào những ngày hè oi nóng, thạch rau câu sữa bắp là một trong những món ăn rất được ưa thích, vừa thanh mát, lại mang vị ngọt ngào, hương thơm hấp dẫn.
Nguyên liệu
- 1 bắp mỹ
- 7g lá dứa ( lưu ý đây không phải là lá cây dứa ngoài miền Bắc hay gọi, mà là lá của cây nếp hỏi kỹ trước khi mua )
- Bột rau câu gói 10g
- Sữa đặc
- Hương vani
- 100ml nước cốt dừa
- Gia vị: đường
Cách làm
Bước 1: Làm rau câu bắp, rau câu lá dứa, rau câu nước cốt dừa
Tẽ bắp lấy hạt, cho vào máy cùng 300ml nước xay nhuyễn ( giữ lại một ít hạt ngô, rồi luộc chín để trang trí bánh ). Lọc lấy phần nước cốt ngô, cho vào 1 chiếc nồi cùng 3g bột rau câu, 3 thìa đường hoặc nhiều hơn tùy sở thích, 1 vài giọt vani.
Lá dứa rửa sạch, sau đó xay nhuyễn cùng 300ml nước. Lọc lấy nước cốt màu xanh, bỏ vô 1 chiếc nồi cùng 3g bột rau câu, 3 thìa đường hoặc nhiều hơn tùy khẩu vị, 1 vài giọt vani.
Cho vào 1 cái nồi khác nước cốt dừa, 200ml nước ấm, 30g sữa đặc và 4g bột rau câu, 3 thìa đường hoặc nhiều hơn tùy sở thích và 1 vài giọt vani.
Đun luân phiên 3 nồi đến khi nước trong các nồi sệt lại.
Bước 2: Đổ thạch
Tiến hành đổ khoảng 160g rau câu nước cốt dừa , sau khi đun vào khuôn ( lớp đầu tiên ).
Đợi lớp 1 đông lại, bạn đổ tiếp 160g rau câu nước cốt lá dứa lên ( lớp thứ hai ).
Lớp 2 đông lại, bạn đổ tiếp 160g rau câu nước ngô lên ( lớp thứ ba ).
Làm tiếp lớp 4,5,6 tương tự lớp 1,2,3.
Lưu ý: Nếu trong thời gian đổ thạch, rau câu bị đông, bạn chỉ cần bỏ lên bếp đun lại một chút, chúng sẽ hóa lỏng.
??? XEM THÊM: Những món ăn cuối tuần ngon lạ miệng
2/ Các món ăn vặt ngon dễ làm tại nhà, phổ biến khác
Ẩm thực Việt Nam rất đa dạng và phong phú, mỗi vùng miền sẽ có những nét đẹp, độc đáo riêng. Mời độc giả cùng tham khảo thêm các món ăn vặt ngon, rẻ, phổ biến và nếu muốn, bạn hoàn toàn có thể tự làm ngay tại nhà để thưởng thức.
2.1/ Miền Bắc
Nem chua rán
Sữa chua nếp cẩm
Bánh giò
Tào phớ
Sữa chua mít
Bánh tráng trộn
Bánh xèo
Chè thập cẩm
lạp xưởng rán
Xúc xích chiên
Rượu ốc
Cút lộn xào me
Chân gà rút xương
Xoài lắc
Bánh chuối
Bánh ngô
Bánh khoai
Bắp nướng
Khoai nướng
Bánh đúc
2.2/ Miền Nam
Gỏi cuốn
Gỏi khô bò
Bánh tráng trộn
Bánh tráng xì ke
Chân gà sốt thái
Bắp xào
Bánh khọt
Bánh khoai chiên
Bánh bèo
Bánh flan
Hàu nướng
Bánh mì nướng muối ớt
Bánh khoai
Bánh chuối
Chè bưởi
Bò bía
Bắp nướng
Khoai nướng
Bánh mì chảo
Sữa chua dẻo trái cây
Trứng cút chiên giòn
Súp hàu sữa non
Gỏi cuốn
>>>>>Xem thêm: Tranexamic acid là gì? Công dụng và cách dùng như thế nào?
2.3/ Miền Tây
Bánh cam
Bánh bò thốt nốt
Bánh da lợn
Bánh ống lá dứa
Bánh đúc lá dứa
Bánh cúng
Bánh tằm khoai mì
Bánh lá mơ
Bánh bầu
Bánh lá mít
Chè bà ba
Bánh ú nhân đậu xanh
Chè bưởi
Hạt bí rang
Hủ tiếu
Bún riêu
Bánh tráng trộn
pizza hủ tiếu
Vậy là cơm ngon nhà làm vừa cùng quý khán giả tìm hiểu về cách chế biến những món ăn vặt ngon dễ làm tại nhà, hy vọng bài viết hữu ích với các bạn.