Các loại nám da là “kẻ thù nhan sắc” mang nhiều bộ mặt khiến nhiều chị em phụ nữ tụt dốc phong độ và vẻ quyến rũ vốn có. Tuy nhiên, đừng vội nản lòng, bài viết này sẽ là “cứu cánh” giúp bạn “lột xác” và sở hữu làn da sáng mịn không tì vết. Từ việc phân loại nám, tìm kiếm nguyên nhân hình thành nám, Ngọc Dung sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về chủ đề này, từ đó sẽ giải nguy cho những làn da đang mệt mỏi vì những mảng/đốm nám cứng đầu này. Đừng bỏ qua bài viết này nếu như bạn muốn tỏa sáng hơn nhé!
Bạn đang đọc: Các loại nám da phổ biến: Dấu hiệu nhận biết và cách phân biệt
Contents
- 1 Nám da là gì?
- 2 Dấu hiệu nhận biết và cách phân biệt các loại nám da phổ biến
- 3 Nguyên nhân hình thành các loại nám mặt
- 4 Tác hại của các loại nám da mặt đối với nữ giới
- 5 Cách điều trị các loại nám da hiệu quả, an toàn
- 6 Điều trị dứt điểm các loại nám da – Lấy lại làn da đều màu khỏe mạnh tại TMV Ngọc Dung
Nám da là gì?
Nám da là một dạng rối loạn sắc tố da phổ biến, biểu hiện bởi các mảng da sẫm màu xuất hiện trên mặt, cổ và tay. Nám da không nguy hiểm nhưng sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống.
Nám da hình thành do sự tăng sinh melanin quá mức tại một vị trí nào đó trên da. Melanin vốn dĩ là sắc tố bảo vệ da khỏi tia UV, nhưng khi sản xuất quá nhiều sẽ khiến da có biểu hiện sẫm màu. Việc tăng sản xuất melanin dưới da thường chịu tác động bởi các tia UV này. Chúng sẽ kích hoạt enzyme tyrosinase, thúc đẩy melanocytes sản xuất melanin và vận chuyển lên lớp biểu bì, tạo thành nám.
Để trị nám thành công thì bạn phải nhận biết được các loại nám và cách điều trị nào là phù hợp với loại nám đó. Muốn biết chi tiết hơn thì hãy theo dõi các nội dung tiếp theo đây nhé.
Dấu hiệu nhận biết và cách phân biệt các loại nám da phổ biến
Dựa vào hình ảnh các loại nám, chúng ta có thể dễ dàng phân biệt giữa nám mảng và nám đốm, là hai loại nám da thường gặp nhất và cũng khó để trị dứt điểm nếu dùng sai phương pháp. Nhưng ngoài nám mảng và nám đốm thì vẫn còn những loại nám da khác khiến chúng ta điên đầu vì sự xuất hiện của chúng.
Để điều trị nám thành công trước hết chúng ta nên làm rõ có bao nhiêu loại nám và cách phân biệt các loại nám da thường gặp, từ đó tìm ra nguyên nhân gốc rễ và xác định được phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Dựa vào từng dấu hiệu trên da và tình trạng tăng sắc tố, chúng ta có thể chia nám da thành 3 loại chính: Nám mảng, nám chân sâu và nám hỗn hợp.
Nám mảng (Nám nông)
Nám mảng hay còn gọi là nám chân nông, nám biểu bì; là tình trạng da sẫm màu trên bề mặt (tầng thượng bì). Trong các loại nám da phổ biến thì nám mảng thường có kích thước to nhất, trong khoảng 2-4cm hoặc hơn thế nếu không được điều trị đúng cách.
Nám mảng thường xuất hiện ở hai bên gò má, trán, cằm và sống mũi; thường gặp ở phụ nữ sau tuổi 30, đặc biệt là phụ nữ mang thai, sau sinh và trong giai đoạn tiền mãn kinh.
Cách để phân biệt nám mảng với các loại nám da mặt khác chính là:
- Da xuất hiện mảng nâu nhạt, không rõ rệt, có kích thước và hình dạng không đồng đều.
- Mảng nám thường làm cho da sần sùi, khô ráp và mỏng hơn so với các vùng da khác.
- Vùng da bị nám mảng cũng không gây ngứa hay đau rát.
Nám đốm (Nám chân sâu, nám chân đinh)
Nám đốm, nám chân đinh hay nám chân sâu đều là một; đây là loại nám khó điều trị hơn so với nám mảng vì chân nám nằm sâu bên trong lớp trung bì hoặc hạ bì. Cách nhận biết các loại nám da khác với nám đốm chính là:
- Nám đốm thường có kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng 1-5mm.
- Nám đốm có hình dạng tròn hoặc bầu dục.
- Các đốm nâu mọc riêng biệt hoặc thành cụm, không lan rộng như nám mảng.
- Nám đốm thường có màu nâu đậm, xám xanh, đen hoặc sẽ sẫm màu hơn so với vùng da xung quanh.
- Nám đốm chỉ xuất hiện tại những vị trí thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như trán, cằm mu bàn tay và thường xuất hiện nhiều nhất ở gò má.
Nám hỗn hợp (nám mảng và nám chân sâu)
Trong các loại nám da phổ biến, nám hỗn hợp có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên khuôn mặt. Nó là sự kết hợp giữa nám mảng và nám chân sâu. Khi nhìn vào hình ảnh các loại nám, bạn sẽ thấy nám hỗn hợp có cả biểu hiện bên ngoài là mảng nâu nhạt của nám mảng và cả những đốm li ti của nám chân sâu.
Trong số các cách nhận biết các loại nám thì để nhận diện được nám mảng chúng ta sẽ dựa vào những đặc điểm sau:
- Màu sắc nám hỗn hợp không đồng nhất, có thể từ nâu vàng đến nâu đậm.
- Da xuất hiện những mảng sẫm màu xen kẽ những đốm nâu đậm.
- Mảng nám và đốm nám có thể có kích thước và hình da khác biệt hoàn toàn.
- Vị trí xuất hiện nám mảng nhiều nhất là sống mũi, gò má và trán.
Các loại nám khác
Ngoài các loại nám da mặt vừa kể thì còn một cái tên khác cũng khá phổ biến chính là nám cánh bướm. Đây là một trong các loại nám da thường gặp ở phụ nữ sau tuổi 30. Nó có biểu hiện là những mảng nám nâu sẫm, bắt đầu từ hai bên cánh mũi và lan rộng ra hai bên gò má, tạo hình dạng giống như cánh bướm.
Nám cánh bướm thường sẽ nằm đối xứng hai bên má với kích thước lớn nhỏ khác nhau. Nó có thể lan rộng hơn nếu không điều trị nhanh và đúng cách. Ngoài ra, nếu chọn sai phương pháp rất dễ để lại sẹo hoặc làm cho chân nám cắm sâu hơn bên dưới da.
Tìm hiểu thêm: Bí quyết trị sẹo mổ đẻ bị lồi sau sinh hiệu quả
Nguyên nhân hình thành các loại nám mặt
Nám da là một trong những vấn đề da liễu phổ biến nhất, đặc biệt là ở phụ nữ. Tình trạng tăng sắc tố melanin này khiến da xuất hiện các mảng nám, đốm nâu sẫm, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và khiến chị em mất đi sự tự tin.
Hiểu rõ các loại nám và nguyên nhân hình thành là bước đầu tiên để bạn nắm chắc phần thắng trong cuộc chiến chống lại các mảng và đốm nám này. Dưới đây là các nguyên nhân hình thành nám cần nắm rõ:
Nguyên nhân nội sinh
Có mấy loại nám da thì chúng ta đã nắm rõ, mỗi loại nám thì lại có nguyên nhân và cách điều trị riêng biệt. Hiểu đúng và đủ sẽ giúp quá trình điều trị thuận lợi hơn. Trong số đó thì có đến 70% hình thành do nguyên nhân nội sinh, bao gồm:
- Yếu tố di truyền:
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra một số gen di truyền có thể liên quan đến nám da. Nên nếu trong gia đình có người bị nám thì bạn cung có nguy cơ bị nám cao hơn người khác từ 30-50%.
Ví dụ như những ai có gen MC1R biến thể – gen quy định màu sắc da sẽ có khả năng mắc các loại nám da cao. Hoặc người có gen TYR biến thể – một loại gen quy định hoạt động của enzyme tyrosinase, sẽ dễ bị nám do quá trình sản xuất melanin không được kiểm soát. Ngoài ra, gen SLC24A5 hoặc gen OCA2 cũng có thể tác động đến việc sản xuất và vận chuyển melanin trong da, dẫn đến hình thành nám.
- Thay đổi nội tiết tố:
Rối loạn nội tiết tố là nguyên nhân dẫn đến hình thành các loại nám da mặt, đặc biệt là ở nữ. Đây là nhóm đối tượng có nguy cơ bị nám da cao hơn so với nam giới, vì sự thay đổi nội tiết trong các giai đoạn như dậy thì, mang thai, sau sinh và tiền mãn kinh. Ngoài ra, một số bệnh lý như suy giáp, cường giáp, hội chứng buồng trứng đa nang cũng là nguyên nhân làm thay đổi nội tiết tố và gây ra nám ở nữ.
Các hormone có thể ảnh hưởng đến việc hình thành nám da bao gồm: estrogen, progesterone và androgen. Khi nồng độ các hormone này tăng giảm đột ngột sẽ kích thích sản xuất melanin, tăng sắc tố da và tăng nguy cơ bị nám.
- Sử dụng thuốc:
Có một số loại thuốc khi sử dụng có thể làm ảnh hưởng đến trao đổi chất và nội tiết bên trong cơ thể, từ đó can thiệp đến quá trình sản xuất melanin và tăng sắc tố tối màu trên bề mặt da. Các loại thuốc đó chính là: thuốc tránh thai, thuốc điều trị rối loạn nội tiết; thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen, naproxen hay diclofenac.
- Stress:
Những loại nám da vừa liệt kê cũng có thể hình thành do căng thẳng và áp lực. Vì khi cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng sẽ làm tăng sản xuất cortisol. Hormone này cũng có thể làm mất cân bằng nội tiết tố, kích thích sản xuất melanin nhiều hơn và gây ra các loại nám mặt như nám mảng, nám chân đinh.
Nguyên nhân ngoại sinh
Nám da có thể do nhiều yếu tố gây ra, bao gồm nguyên nhân nội sinh và nguyên nhân ngoại sinh. Nên ngoài những nguyên nhân nội sinh bên trên, chúng ta cần phải để mắt đến những nguyên nhân sau đây để bảo vệ làn da một cách tốt nhất:
- Ánh nắng mặt trời:
Tia UVA, UVB và UVC trong ánh nắng mặt trời là nguyên nhân hàng đầu gây ra các loại nám mặt thường gặp. Các tia UV khi xuyên qua da có thẻ kích thích melanocytes sản sinh nhiều melanin. Khi các melanin bị dư thừa và không được phân bố đều sẽ biểu hiện bên ngoài qua các mảng, đốm sẫm màu.
Các tia UV này cũng sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch của da, khiến da dễ bị tổn thương bởi các tác nhân khác. Điều này cũng sẽ làm cản trở quá trình điều trị nám.
- Chăm sóc da sai cách:
Hầu hết các loại nám và nguyên nhân hình thành nám đều sẽ có sự liên hệ với thói quen chăm sóc da hàng ngày. Thói quen này bao gồm việc vệ sinh da không đúng cách, sử dụng mỹ phẩm không phù hợp và lạm dụng các phương pháp làm đẹp quá nhiều.
Ví dụ như khi sử dụng nhiều sản phẩm có chứa corticoid có thể gây bào mòn da, làm da mỏng, yếu và dễ bị tổn thương bởi tia UV hơn. Việc sử dụng các hoạt chất như Hydroquinone, Tretinoin hay axit tẩy tế bào chết quá nhiều cũng sẽ tạo ra phản ứng ngược, làm hỏng chức năng hàng rào bảo vệ da và dẫn đến hình thành các loại nám mặt.
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt:
Thiếu hụt vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C, E, B có thể làm tăng nguy cơ hình thành nám da. Vitamin C, E, B là những chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV, ngăn ngừa lão hóa da và làm sáng da. Ngoài ra, thiếu ngủ cũng có thể tăng nguy cơ hình thành nám do ảnh hưởng đến nội tiết tố và miễn dịch.
- Ô nhiễm môi trường:
Bên cạnh những yếu tố nội sinh và ngoại sinh vừa nêu thì ô nhiễm môi trường cũng được xem là tác nhân khiến nám da càng gia tăng. Các chất ô nhiễm như kim loại nặng, dioxin, khói bụi sẽ khiến da bị kích ứng, dễ tổn thương và đẩy nhanh quá trình lão hóa. Số lượng melanin tăng sinh quá mức do tác động của chất độc hại sẽ dẫn đến sự xuất hiện của các loại nám.
- Sử dụng thiết bị điện tử có ánh sáng xanh:
Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại, máy tính, tivi,… có bước sóng ngắn, năng lượng cao, có thể thâm nhập sâu vào da. Các tia ánh sáng này sẽ tăng phản ứng oxy hóa, phá hủy collagen và elastin khiến da lão hóa sớm. Kết quả là nám mảng, nám chân đinh và nám hỗn hợp xuất hiện.
Từ những chia sẻ trên chúng ta thấy được, để phân loại nám và điều trị nám thành công cũng cần dựa vào nguyên nhân gốc rễ của chúng. Tìm được nguyên nhân thì cần xác định thêm mức độ tổn thương do nám gây ra là bao nhiêu để xác định được phác đồ điều trị nám phù hợp nhất.
Tác hại của các loại nám da mặt đối với nữ giới
Nám trên mặt, tay hoặc ở bất kỳ vị trí nào đều không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Tuy nhiên, chúng sẽ gây ra nhiều tác hại tiêu cực đối với nữ giới.
- Ảnh hưởng đến nhan sắc: Các loại nám biểu hiện ra bên ngoài là những mảng hoặc đốm tối màu, khiến cho nhan sắc tàn phai và kém sức sống. Đây chính là kẻ thù số 1 và cơn ác mộng của các chị em, gây ảnh hưởng đến sự tự tin của họ khi giao tiếp với người khác.
- Ảnh hưởng đến tâm lý: Vì nhan sắc bị ảnh hưởng, xuống cấp không phanh bởi các mảng nám sần sùi này nên khiến chị em tự ti, buồn phiền và stress nhiều. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ.
- Ảnh hưởng đến kinh tế: Việc điều trị nám thường mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Chi phí điều trị nám thường rất cao, nhất là khi đầu tư cho các mỹ phẩm xa xỉ, công nghệ hiện đại như peel, lăn kim, peel hóa học,… Nám da cũng có thể tái phát và nghiêm trọng hơn nếu không được trị đúng cách, kết quả khiến chị em phải tốn kém nhiều tiền hơn cho việc điều trị lại.
Ngoài các ảnh hưởng trên, nám da còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe da. Chúng sẽ khiến làn da nhạy cảm hơn, dễ bị kích ứng bởi các yếu tố bên ngoài. Nám da cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư da nếu như chúng ta bỏ qua những lời cảnh báo của chúng.
Cách điều trị các loại nám da hiệu quả, an toàn
Để điều trị thành công các loại nám da thường gặp, chúng ta cần tìm ra đúng nguyên nhân và sử dụng đúng phác đồ điều trị. Trong các phác đồ trị nám hiện nay, hầu hết sẽ có áp dụng một trong số những cách điều trị nám như sau:
Sản phẩm giúp ức chế sản sinh melanin
Điều trị các loại nám trên mặt bằng những sản phẩm thoa ngoài giúp ức chế sản sinh melanin là một lựa chọn khá phổ biến. Các sản phẩm này sẽ chứa những thành phần có khả năng trung hòa gốc tự do, ngăn chặn hoạt động sản xuất melanin, từ đó giảm sự xuất hiện của các mảng nám và đốm nâu li ti trên da. Các sản phẩm và thành phần thường được sử dụng trong quá trình này bao gồm:
- Kem Hydroquinone: Đây là một trong những thành phần trị nám hiệu quả nhất, nhưng nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu để tránh tình trạng nám nghiêm trọng hơn.
- Alpha Arbutin: Là thành phần có thể ức chế sản sinh melanin, nhẹ và an toàn hơn Hydroquinone.
- Kojic Acid: Một chất làm sáng da an toàn có thể loại bỏ nám tàn nhang.
- Vitamin C: Là chất chống oxy hóa, làm sáng da và giảm thâm nám.
- Retinol: Hoạt chất thuộc nhóm Retinoid, có thể thúc đẩy luân chuyển tế bào và tái sinh làn da sau nám.
Lưu ý, khi sử dụng các sản phẩm chứa những thành phần trên nên test trước ở vùng da nhỏ; dùng nồng độ thấp nhất với tần suất thưa để da làm quen với các hoạt chất mạnh. Ngoài sử dụng các sản phẩm này, bạn cũng nên bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời bằng kem chống nắng có SPF trên 30, xây dựng chế độ ăn hợp lý và nâng cao chất lượng giấc ngủ.
Công nghệ xâm lấn
Khi tìm hiểu các loại nám và cách trị nám thì không thể bỏ qua từ khóa “công nghệ xâm lấn”. Nhưng xâm lấn ở đây chỉ nằm ở mức tối thiểu, “sương sương” trên bề mặt da để tạo ra những tổn thương giả nhằm thúc đẩy quá trình tái tạo tự nhiên của da. Hai trong số các công nghệ thường dùng nhất chính là:
- Laser: Tùy vào tình trạng nám mà công nghệ laser được chỉ định sẽ khác nhau. Mỗi công nghệ sẽ có xung laser khác nhau, nhưng tác động chung vẫn là phá vỡ các hắc tố melanin, loại bỏ lớp da sần sùi, xóa nám mảng, triệt tiêu chân nám đốm và giúp trẻ hóa làn da. Các công nghệ laser thường dùng để điều trị các loại nám da bao gồm laser CO2 Fractional, laser CO2, laser Nd:YAG, laser Picosure, laser Helios III…
- Peel da: Sử dụng hoạt chất nồng độ cao để loại bỏ lớp dày sừng, kích thích tái tạo da mới, làm sáng da và mờ nám cũng là một phương pháp rất được ưa chuộng. Sẽ có hai loại peel da được áp dụng trong các trường hợp này, bao gồm peel hóa học và peel sinh học.
Ưu điểm chung của các công nghệ này chính là mang lại hiệu quả cao trong điều trị các loại nám da. Chỉ sau 1-2 liệu trình thì nám da mờ đi rõ rệt và giảm tỷ lệ nám tái phát. Tuy nhiên, các phương pháp này có thể gây đau rát, sưng đỏ và bong tróc da nếu không thể “control” tốt. Chi phí thực hiện cũng sẽ cao hơn so với các phương pháp không xâm lấn khác.
Đặc biệt hơn là khi sử dụng công nghệ xâm lấn để loại bỏ nám, cần phải thực hiện ở cơ sở uy tín, chuyên nghiệp và có bác sĩ da liễu giàu kinh nghiệm. Nếu không thì có thể nhận lại hậu quả khó lường.
Kết hợp cả 2 phương pháp
Về căn bản, nám là tình trạng bệnh lý khó điều trị của da. Nó có thể tái đi tái lại nhiều lần và sẽ nặng hơn so với những lần đầu tiên. Điều trị không đúng cách có thể khiến mảng nám lan rộng hơn, chân nám sẽ cắm sâu vào trong hạ bì và “vô phương cứu chữa”.
Các loại nám và cách điều trị cũng rất đa dạng, nhưng sẽ không có cách nào cam kết trị dứt điểm 100%. Vì thế, chúng ta cần có sự kết hợp giữa các phương pháp với nhau để tạo nên kỳ tích. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp điều trị nám da cần dựa trên nhiều yếu tố như: phân loại nám da, mức độ nám, tình trạng da, sức khỏe tổng thể và khả năng chi trả của mỗi người.
Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để được đề xuất phương án hoặc phác đồ kết hợp các phương pháp điều trị phù hợp.
Điều trị dứt điểm các loại nám da – Lấy lại làn da đều màu khỏe mạnh tại TMV Ngọc Dung
Hiểu được nỗi khổ của chị em phụ nữ khi chiến đấu với nám, Thẩm mỹ viện Ngọc Dung đã tiên phong áp dụng công nghệ Laser Triple Nano – giải pháp trị nám hiệu quả và an toàn nhất hiện nay nhằm nâng cao hiệu quả điều trị và nâng tỷ lệ thành công lên mức cao hơn. Lý do mà Ngọc Dung lựa chọn công nghệ này chính là vì:
- Hiệu quả vượt trội: Công nghệ Laser Triple Nano sử dụng chùm tia sóng mềm và ánh sáng kép tác động vào da thông qua ống kính vi điểm. Điều này giúp tạo ra tác động chính xác, nhắm thẳng đến mục tiêu là các hắc sắc tố nằm sâu dưới da. Kết quả là mang lại hiệu quả điều trị cao gấp 20 lần so với công nghệ thông thường.
- An toàn, không xâm lấn: Do sử dụng sóng năng lượng siêu vi hội tụ kết hợp với ống kính vi điểm và tế bào gốc đặc trị nên không những không làm tổn thương da mà còn giúp thúc đẩy cơ chế chữa lành tự nhiên nhanh hơn.
- Hiệu quả lâu dài: Sử dụng công nghệ laser này giúp loại bỏ các tế bào hư tổn do nám, tăng sinh collagen và elastin để duy trì làn da khỏe mạnh và sáng mịn dài lâu.
- Phục hồi da nhanh chóng: Hàng triệu phân tử HA sẽ được đưa vào trong quá trình chiếu laser lên da nên sẽ rút ngắn thời gian phục hồi, tăng cường tái tạo và cải thiện cấu trúc da.
Kết quả sau điều trị nám bằng laser Triple Nano được ghi nhận là:
- Da về màu nguyên bản, loại bỏ hoàn toàn các mảng nám sẫm màu.
- Làn da sáng mịn, đều màu, rạng rỡ hơn.
- Se khít lỗ chân lông, cải thiện cấu trúc da.
- Tăng cường độ đàn hồi cho da, giúp da trẻ trung hơn.
>>>>>Xem thêm: Tiêm Meso trị nám có hiệu quả không? Bao lâu? Giá bao nhiêu?
Đừng để nám da làm phiền cuộc sống của bạn, hãy nhanh tay đăng ký lịch hẹn thăm khám của cùng chuyên gia trị nám tại các chi nhánh của TMV Ngọc Dung trên toàn quốc qua FORM dưới đây để nhận liền tay những voucher giá trị nhé!