Mâm cơm cúng giỗ gồm những gì ở miền Bắc – Trung – Nam

Rate this post

Mâm cơm cúng giỗ là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Mỗi năm khi đến ngày mất của người thân trong gia đình, con cháu lại dâng lên tổ tiên những lễ vật và các món ăn truyền thống. Mời bạn đọc cùng cơm ngon nhà làm tìm hiểu về mâm cơm cúng của 3 miền Bắc – Trung – Nam qua bài viết.

Bạn đang đọc: Mâm cơm cúng giỗ gồm những gì ở miền Bắc – Trung – Nam

1/ Mâm cơm cúng giỗ có ý nghĩa gì? 

Mâm cơm cúng thể hiện sự hiếu thảo, lòng biết ơn, thành kính của con cháu đối với công ơn xây dựng gia đình, đất nước của tổ tiên. Đồng thời ngày giỗ cũng là dịp để hậu bối xin vong linh của đã khuất trên trời phù hộ, ban phước lành, may mắn cho cả nhà.

Mâm cơm cúng gia tiên thể hiện lòng thành kính của con cháu

Tùy theo phong tục mỗi vùng miền, thực đơn cúng giỗ sẽ có những món ăn đặc trưng riêng. Nhưng khi làm cơm đều cần chuẩn bị kỹ càng, chu đáo, trình bày đúng, đủ các món và lễ vật để dâng lên tổ tiên.

2/ Cách bày mâm cúng giỗ

Có nhiều cách bày mâm cúng tùy theo tập quán mỗi nơi. Dưới đây là một số gợi ý mời bạn tham khảo.

Gia đình miền Bắc 

Bát cơm trắng, quả trứng luộc đã bóc vỏ, chén muối đặt vào cùng 1 vị trí. Ở giữa mâm thờ, cúng ông công thường đặt một đĩa xôi, đùi gà, 1 chén rượu trắng. Các món ăn khác xếp đều xung quanh. 

Có nhiều gia đình sẽ chia làm 3 vị trí trên mâm thờ, cùng 1 món ăn nhưng chia làm 2 đĩa đặt 2 bên. Ví dụ, ở giữa cúng ông công bằng xôi, 2 bên sẽ đặt 2 đĩa thịt luộc, làm tương tự với các thành phẩm khác.

Cách trình bày mâm cơm giỗ truyền thống

Gia đình miền Nam

Có một số điểm tương đồng giữa cách sắp xếp mâm cúng giỗ của người miền Nam với ngoài Bắc. 

Ví dụ, nếu làm 3 mâm cơm cúng tổ tiên thì thức ăn trên mỗi mâm cần giống nhau. Sau đó đặt các món ra những vị trí phù hợp.

Gia đình miền Trung

Người miền Trung thường làm 1 mâm cơm cúng ông, bà, tổ tiên người đã khuất. Tuy nhiên, các thành phầm trong thực đơn lại đa dạng và cầu kỳ. Chính vì vậy, khi xếp mâm cơm cúng cần đặt vị trí các món ăn sao cho đẹp mắt nhất, thể hiện lòng thành kính với tổ tiên.

3/ Thực đơn mâm cơm cúng giỗ gồm những gì?

Dưới đây là tổng hợp những món ăn có trong mâm cơm cúng của 3 miền.

3.1/ Mâm cơm cúng miền bắc

Mâm cơm cúng ngoài bắc tuy đơn giản, mộc mạc nhưng vẫn chứa đựng lòng thành của con cháu với tổ tiên.

Thực đơn trong mâm cơm cúng miền Bắc

Thực đơn 1

  • Gà luộc
  • Xôi gấc
  • Cơm trắng
  • Trứng luộc
  • Giò 
  • Canh chân giò hầm măng khô
  • Nem rán
  • Tôm chiên 
  • Miến nấu xương heo, mộc nhĩ
  • Su hào xào lòng gà

Thực đơn 2

  • Thịt heo luộc
  • Xôi đỗ xanh
  • Bánh chưng
  • Giá đỗ xào lòng gà
  • Nộm hoa chuối 
  • Thịt heo quay
  • Giò đinh
  • Tôm rang lá chanh
  • Cơm trắng
  • Trứng luộc
  • Canh bí đỏ nấu xương
  • Đỗ xào thịt

Thực đơn 3

  • Gà luộc
  • Canh măng hầm xương heo
  • Giò 
  • Dưa chuột non luộc
  • Cá tẩm bột chiên
  • Xôi lạc hoặc xôi ruốc
  • Thịt lợn quay
  • Canh khoai tây cà rốt nấu xương
  • Thịt trâu xào cần tây
  • Cơm trắng
  • Trứng luộc
  • Tôm tẩm bột chiên

3.2/  Mâm cơm cúng miền nam

Mâm cơm cúng người miền nam có những món ăn đặc trưng, được sắp xếp và trình bày đẹp mắt để dâng lên tổ tiên.

Tìm hiểu thêm: Điểm danh TOP các công nghệ triệt lông mới nhất 2024

Các món ăn trong mâm cơm giỗ miền nam

  • Thịt kho hột vịt hoặc cá lóc kho nước dừa
  • Thịt ba chỉ luộc
  • Canh măng hầm thịt heo
  • Rau xào thập cẩm
  • Tôm chiên
  • Chả giò
  • Các món xào mặn, xào chua

3.3/ Mâm cơm cúng miền trung

Món ăn trên mâm cúng của người miền trung rất đa dạng, trang trí cầu kỳ, bắt mắt, tiêu biểu là ở Huế.

Thực đơn đa dạng món trong mâm cơm cúng miền Trung

Thực đơn 1

  • Thịt vịt luộc
  • Gà nướng
  • Nộm gà rau răm, tiêu muối
  • Thịt heo luộc xắt mỏng
  • Rau sống
  • Thịt heo quay
  • Canh thịt nhồi khổ qua
  • Nem chả
  • Cá thu kho nước
  • Tôm rang sả 
  • Đậu co ve xào
  • Gỏi cà rốt
  • Gà nấu lá é

Thực đơn 2

  • Bánh mì
  • Thịt bò nướng
  • Gà luộc
  • Tôm rim
  • Canh củ hầm thịt 
  • Gà xào sả ớt
  • Thịt heo kho đậu phụ
  • Chả nam
  • Bê nhúng giấm
  • Thịt heo tẩm ướp nướng
  • Nộm thịt bò, rau xà lách
  • Khoai tây chiên
  • Đậu trắng
  • Su su xào
  • Canh măng khô hầm

Trên đây là một số thực đơn thường xuất hiện trong mâm cơm cúng của 3 miền để các bạn tham khảo. Ngoài ra, mỗi gia đình và địa phương có thể thêm hoặc bớt một số món để phù hợp với tín ngưỡng, văn hóa vùng miền.

4/ Những lưu ý khi chuẩn bị mâm cơm cúng giỗ

Để mâm cơm ngày giỗ được tươm tất và ý nghĩa bạn nên kiêng kỵ một số điều sau đây.

>>>>>Xem thêm: Tại sao vùng kín bị thâm? Làm thế nào để cô bé trở nên hồng hào?

Những điều cần lưu ý khi làm mâm cơm cúng

  • Tuyệt đối không nếm thử thức ăn khi làm cơm giỗ
  • Không xếp đồ sống như thịt sống, cá sống lên mâm
  • Không đặt lên mâm cúng những món tanh như cá mè
  • Không dùng bát, đũa, đĩa chưa rửa sạch hoặc dùng rồi để bày thực đơn 
  • Không mua đồ ăn ngoài nhà hàng, quán ăn về cúng, nên tự tay chuẩn bị
  • Không cúng và thắp hương bằng hoa ly
  • Ăn mặc chỉnh tề khi cầu khấn
  • Trình bày đầy đủ các món ăn đã chuẩn bị như món xào, món luộc, canh,… ra mâm cúng giỗ

Mâm cơm cúng giỗ là văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta, mỗi gia đình cần lưu giữ và truyền lại cho các thế hệ sau. Cơm ngon nhà làm chúc tất cả các bạn thành công khi chuẩn bị thực đơn dâng lên tổ tiên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *