Kem trộn là gì? Tác hại và 7 cách nhận biết kem trộn trắng da

Rate this post

Trước những lời quảng cáo về hiệu quả trắng da siêu nhanh và ít cập nhật thông tin nên không ít chị em mua nhầm phải các loại kem trộn trắng da. Bài viết này của TMV Ngọc Dung sẽ phổ cập cho chị em tất tần tật về cách nhận biết, thành phần, tác hại của kem trộn. Đồng thời sẽ hướng dẫn chị em cách khắc phục da khi lỡ dùng phải sản phẩm trắng da kém chất lượng. Cùng theo dõi nhé!

Bạn đang đọc: Kem trộn là gì? Tác hại và 7 cách nhận biết kem trộn trắng da

Kem trộn là gì? Tác hại và 7 cách nhận biết kem trộn trắng da

Kem trộn là gì?

Kem trộn là một loại kem trắng da cấp tốc, được pha chế tạo ra từ nhiều thành phần thuốc và kem khác nhau, không rõ nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Thành phần chính thường gặp của kem trộn bao gồm vitamin E, cortibion, aspirin, becozyme và đặc biệt là corticosteroid. 

Về bản chất trong ngành da liễu Corticosteroid không xấu. Khi corticosteroid vào tay các đơn vị sản xuất kem trắng da kém chất lượng sẽ được sử dụng 2 loại mạnh nhất là clobetasol và betamethasone. Những thành phần này sẽ làm làm da yếu sau một thời gian dài sử dụng. 

Corticosteroid là chất chính ức chế miễn dịch của da, khiến da ngậm nước mạnh, làn da sau khi sử dụng corticosteroid sẽ trắng sáng, mịn màng và căng mọng rất nhanh. Vì những thành phần này, các loại kem trộn đã được gọi là thần dược cho da và được người bán hàng gọi với các cái tên mỹ miều như “liệu trình trắng sáng da mịn màng chỉ trong 1 đêm”.

Kem trộn hay kem trắng da cấp tốc, kem kích trắng, kem cốt, kem ủ trắng da,…không rõ nguồn gốc xuất xứ và không được chứng nhận bởi bất kỳ tổ chức nào

Cách nhận biết kem trộn 

Kem trộn tồn tại muôn hình vạn trạng dưới mác nhiều thương hiệu với bao bì, mẫu mã, thành phần khác nhau. Tuy nhiên các loại kem trắng da cấp tốc này có một vài điểm chung mà bạn có thể nhận biết và phòng tránh như:

Tên sản phẩm

Thông thường, tên sản phẩm kem ủ trắng da cấp tốc được gắn liền với tên của spa, công thức gia truyền, thành phần thảo dược hay Đông y. Ngoài ra tên của các loại kem này còn kết hợp giữa tiếng Việt và tiếng Anh kèm theo các từ như “white body”, “perfect white”, “top white” hay “white doctor”,…tạo ra sự mơ hồ, không rõ ràng về sản phẩm. 

Các loại kem này sẽ không có chứng nhận từ cơ quan có thẩm quyền và không có giấy phép lưu hành từ Bộ Y tế. Tinh vi hơn, một số nhà sản xuất còn làm giả giấy chứng nhận của cơ quan chức năng để “che mắt” người tiêu dùng. Để đảm bảo hơn, bạn có thể tìm kiếm thông tin về các công ty sản xuất kem trắng da này trên Google. 

Thành phần kem trộn

Hầu hết các loại kem kích trắng da này sẽ không có bảng thành phần cụ thể và cũng không xuất hiện trên bao bì. Nếu có thì cũng sẽ chỉ ghi một số thành phần chính như vitamin E, vitamin C,…không có tỷ lệ phần trăm liều lượng rõ ràng hoặc không có thông tin về thời hạn sử dụng. Một số bảng thành phần được in ở những vị trí khó tìm thấy hoặc bị mờ tạo ra sự đáng ngờ về tính chất và an toàn của sản phẩm.

Màu sắc

Màu sắc là một trong những đặc điểm nổi bật dễ nhận biết xem kem trắng da đó có phải là kem trộn hay không. Thường thì kem được thiết kế với màu sắc vô cùng bắt mắt nhằm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng với màu sắc đặc trưng như vàng tươi, hơi pha màu hồng hoặc màu hồng phấn hoàn toàn.

Nhìn bằng mắt thường, bạn có thể dễ dàng nhận biết được những màu sắc này. Đôi khi chính màu sắc hấp dẫn này có thể chứa các thành phần không an toàn, có hại cho da. Màu sắc đẹp chỉ là một chiêu trò tiếp thị để làm cho sản phẩm trở nên hấp dẫn và thu hút chị em mua hàng.

Tìm hiểu thêm: 13+ cách giảm mỡ mặt nhanh, hiệu quả, giúp mặt thon gọn

Các loại kem trắng da cấp tốc thường có màu vàng, trắng ngà

Mùi hương

Đối với các sản phẩm kem chăm sóc da thông thường, mùi hương khi sử dụng trên da thường nhẹ nhàng và thoang thoảng. Tuy nhiên, do kết hợp các thành phần kem khác nhau có thể tạo ra khó khăn trong việc kiểm soát tỷ lệ và mùi hương của sản phẩm. Do đó, mùi của kem trộn thường khá nồng tạo cảm giác khó chịu khi mở nắp ra và thoa lên da. Mùi hương gắt và khó chịu của kem có thể gây kích ứng da đối với một số người, đặc biệt là những người có da nhạy cảm. 

Cảm giác khi thoa lên da

Đối với các sản phẩm được sản xuất bởi các thương hiệu có uy tín, khi thoa lên da, bạn sẽ thấy chúng thấm dễ dàng mà không gây cảm giác bết dính hay nhờn rít. Riêng với các loại kem cốt ủ trắng da bạn sẽ cảm thấy nó khó thấm và có cảm giác nặng, bết rít, khó tán trên da. Muốn kem thấm được vào da, bạn cần phải thoa đều và massage từ 2-5 phút.

Để kiểm tra xem có phải kem trộn nay không bạn có thể thử bôi một ít kem lên một vùng da bất kỳ (thường là mu bàn tay). Ngay sau khi thoa kem, bạn có thể cảm nhận một cảm giác dày lên và ngứa ngáy. Nếu bạn gãi mạnh, có thể xảy ra trầy xước, chảy máu hoặc chảy dịch vàng. Sau một ngày, vùng da đó sẽ hồi phục và lành ngay. Tuy nhiên, nếu sau 2-3 ngày bạn không bôi kem và da trở lại tình trạng ngứa.

Kem thoa lên da sẽ bết rít, khó tán

Hiệu quả trắng da

Các sản phẩm kem dưỡng trắng da đến từ các thương hiệu lớn, quy trình sản xuất , kiểm định khắt khe cần kiên trì sử dụng mới thấy hiệu quả (khoảng 4-6 tuần). Điều này là do các sản phẩm chất lượng cao thường sử dụng các thành phần tự nhiên, lành tính và không gây tác động mạnh lên da, cho thời gian để da thích nghi và phục hồi.

Tuy nhiên, đối với các sản phẩm kem trộn thường có hiệu quả cực kỳ nhanh, thậm chí chỉ sau vài ngày sử dụng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả nhanh chóng này, các loại kem ủ trắng da cấp tốc thường chứa rất nhiều hợp chất độc hại và có tính lột tẩy cao như aspirin, cortibion và các chất hoá học khác. 

Các hợp chất này có thể tác động mạnh lên da, làm lột bỏ lớp sừng và một số tác nhân gây sạm màu da. Tuy nhiên, việc sử dụng các chất lột tẩy và hóa chất không đúng cách hoặc quá lâu có thể gây tổn thương và kích ứng da. Bên cạnh đó, việc sử dụng các hợp chất độc hại trong kem cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác và tác động tiêu cực lên cơ thể trong thời gian dài.

>>>>>Xem thêm: Công nghệ phun mày shading: Ưu nhược điểm, bảng giá 2024

Da bật tone ngay sau khi thoa kem và trắng sáng sau vài ngày sử dụng

Mẫu mã

Để ý một chút bạn sẽ dễ dàng nhận thấy bao bì của các loại kem tẩy trắng da khá đơn giản, thủ công và trông thiếu chuyên nghiệp so với các sản phẩm chính hãng. Kem sau khi trộn sẽ được đưa vào trong hũ nhựa đơn giản. Bên ngoài hũ có dán tên sản phẩm, số điện thoại của người sản xuất và thường không có bảng thành phần, ngày sản xuất, nơi sản xuất,…

Tác hại của kem trộn trắng da

Các loại kem ủ trắng, kích trắng không rõ nguồn gốc chắc chắn không tốt cho da mà còn làm bào mòn da, khiến da dễ nhạy cảm do nhiễm corticoid và các chất hóa học khác. Khi mới sử dụng có thể bạn sẽ không nhận thấy rõ tác hại nhưng sau một vài tháng hoặc một vài năm, làn da sẽ xuất hiện một số phản ứng như:

Một trong những tác hại dễ nhận thấy nhất khi sử dụng kem trộn là làn da trở nên trắng bệch, trắng xanh. Da cũng sẽ mỏng đi đáng kể và có thể nhìn thấy các dây mạch ở những vùng da đã thoa kem. Nếu sử dụng kem trong thời gian dài, tác hại sẽ càng nặng, da có thể bị nổi mẩn đỏ, bong tróc và gặp các vấn đề khác.

Kem cũng có thể gây xuất hiện nám và tàn nhang do da bị mỏng đi và các chất hóa học gây hư tổn. Da trở nên dễ bị tổn thương và không được bảo vệ đúng cách, dẫn đến xuất hiện nám và tàn nhang ngày càng nhiều. Đồng thời, da cũng lão hóa nhanh chóng và xuất hiện nếp nhăn.

Một tác hại khác của việc sử dụng kem ủ trắng da cấp tốc là mặt bị nổi mụn và mẩn đỏ khi dừng sử dụng. Chất corticoid trong kem có thể thấm sâu vào da gây viêm da, làm da mẩn đỏ và sần sùi. Mụn li ti khi vỡ cũng sẽ có màu vàng và có mủ. Nếu đột ngột dừng sử dụng kem, da sẽ bị mẩn đỏ nặng hơn, có thể gây đau rát và khó chịu.

Trong trường hợp này, bạn buộc phải tiếp tục sử dụng corticoid hoặc các sản phẩm tương tự để làm dịu làn da. Để khắc phục hậu quả, cần kiên nhẫn và tuân theo liệu trình của bác sĩ, thường mất từ 5-6 tháng hoặc thậm chí lâu hơn để khôi phục lại tình trạng da ban đầu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *