Sau khi tẩy nốt ruồi nên làm gì? Cách chăm sóc da thế nào?

Rate this post

Thực tế cho thấy, mặc dù nốt ruồi không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng sự xuất hiện của nó tại những vị trí “mặt tiền” như mặt, bàn tay, đôi khi lại khiến cho các vùng này trở nên rất “kém duyên”. Do đó, hiện nay, nhiều chị em đã lựa chọn thực hiện các phương pháp tẩy xóa nốt ruồi để sở hữu làn da trắng sáng, không tì vết. 

Bạn đang đọc: Sau khi tẩy nốt ruồi nên làm gì? Cách chăm sóc da thế nào?

Song song với độ HOT này là vô vàn những câu hỏi được đặt ra như “sau khi tẩy nốt ruồi nên làm gì?” “Cần làm gì sau khi tẩy nốt ruồi?” Đừng quá lo lắng, TMV Ngọc Dung sẽ chia sẻ đến cho bạn kinh nghiệm chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi thông qua bài viết dưới đây!

Sau khi tẩy nốt ruồi nên làm gì? Cùng chuyên gia giải đáp ngay

Các phương pháp tẩy nốt ruồi hiện nay

Trước khi tìm lời giải cho câu hỏi “Sau khi tẩy nốt ruồi nên làm gì?” Mời bạn đọc cùng Ngọc Dung điểm qua các phương pháp tẩy nốt ruồi phổ biến hiện nay:

  • Phương pháp laser: Sử dụng tia laser để làm bay hơi mô của nốt ruồi, loại bỏ các tế bào sắc tố trên lớp thượng bì và tiêu diệt các sắc tố ở lớp dưới da. Loại bỏ nốt ruồi bằng laser có lẽ là phương pháp được đánh giá là an toàn và hiệu quả nhất hiện nay.
  • Đốt điện: Thông qua các lần điều trị, dòng điện cao tần sẽ tiêu diệt mô nốt ruồi nhưng cũng có thể gây hại cho vùng da không bị nốt ruồi xung quanh.
  • Dùng hóa chất tẩy nốt ruồi: Phương pháp này thích hợp cho nốt ruồi lành tính, kích thước nhỏ và nông. Tuy nhiên, việc sử dụng hóa chất có thể dẫn đến các biến chứng như sẹo lõm hoặc sẹo phình do tính chất ăn mòn của hóa chất, đồng thời có nguy cơ gây bỏng da.
  • Tiểu phẫu: Phương pháp này thích hợp cho các nốt ruồi to, nổi trên bề mặt da, màu đậm và ăn sâu dưới da. Trước và sau khi thực hiện tiểu phẫu, bác sĩ sẽ kiểm tra và làm các xét nghiệm để đánh giá xem nốt ruồi có phải là khối u ác tính hay không. Chiều sâu của đường rạch và quy mô của cuộc phẫu thuật phụ thuộc vào vị trí và kích thước của nốt ruồi, cũng như việc nốt ruồi đó là lành tính hay ác tính.
  • Mẹo dân gian: Nhiều phương pháp loại bỏ nốt ruồi tại nhà theo bí quyết dân gian được ông bà truyền lại bao gồm sử dụng tỏi, mật ong, dầu thầu dầu, nước ép hành tây, và các biện pháp khác, nhưng chưa có nghiên cứu khoa học nào xác nhận tính an toàn của chúng.

Dùng laser để xóa nốt ruồi là một trong các phương pháp được tin chọn hiện nay

Tầm quan trọng của việc chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi

Ngày nay, việc loại bỏ nốt ruồi tại các cơ sở thẩm mỹ thực hiện qua liệu pháp laser tiên tiến. Mặc dù đây là phương pháp không gây tổn thương xâm lấn, nhưng việc chăm sóc da sau khi điều trị vẫn cực kỳ quan trọng để đảm bảo sự phục hồi ổn định của tế bào biểu bì, giúp làn da trở nên mịn màng và đều màu hơn.

Sau quá trình loại bỏ nốt ruồi bằng laser, làn da có thể xuất hiện tình trạng đỏ ửng trong vòng 1 đến 2 ngày đầu tiên, đồng thời kèm theo cảm giác châm chích nhẹ. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Điều quan trọng là bạn cần duy trì vệ sinh và chăm sóc da đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Nếu không thực hiện việc vệ sinh và chăm sóc da một cách cẩn thận, vùng da nơi nốt ruồi đã được tẩy có thể trở nên kích ứng, đỏ rát, hoặc thậm chí bị viêm nhiễm. Trong trường hợp vùng da bị tổn thương nặng, khu vực được điều trị có nguy cơ hình thành sẹo xấu.

Tóm lại, dù áp dụng phương pháp loại bỏ nốt ruồi bằng laser, điều trị bằng điện cao tần, hay tiểu phẫu, việc chăm sóc da sau điều trị đóng vai trò vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thẩm mỹ cuối cùng.

Vậy Sau khi tẩy nốt ruồi nên làm gì? Tất cả sẽ được Ngọc Dung giải đáp chi tiết ngay sau đây. Hãy cùng theo dõi để tìm ra câu trả lời nhé!

Nếu không được chăm sóc đúng cách vị trí xóa nốt ruồi có thể bị nhiễm trùng hoặc để lại sẹo xấu

Sau khi tẩy nốt ruồi nên làm gì, chăm sóc da như thế nào?

Sau khi tẩy nốt ruồi nên làm gì? Cách chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi như thế nào? là thắc mắc chung của rất nhiều người. Để ngăn ngừa tình trạng sẹo lồi hoặc da bị thâm sau khi loại bỏ nốt ruồi, bạn cần chú ý đến một số vấn đề dưới đây:

Không chà xát hoặc gãi

Khi mô liên kết bắt đầu phục hồi và tế bào da mới được hình thành, bạn có thể cảm nhận một cảm giác châm chích và ngứa nhẹ. Chính vì thế, bạn cần hết sức thận trọng để tránh việc chà xát hoặc gây trầy xước lên vùng da đang lành lại, bởi những hành động này có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng cho làn da.

Ngoài ra, vi khuẩn từ dưới móng tay có thể thâm nhập qua các vết xước, dẫn đến việc viêm nhiễm và rủi ro hình thành sẹo.

Đối với những người có hệ miễn dịch yếu, tình trạng lưu thông máu kém có thể kéo dài thời gian lành của vết thương và đòi hỏi thêm thời gian để phục hồi.

Vệ sinh da bằng nước muối loãng trong 3 – 5 ngày đầu

Sau khi tẩy nốt ruồi nên làm gì? Một cách chăm sóc da hiệu quả để hạn chế nguy cơ bị nhiễm trùng là thường xuyên vệ sinh và tiệt trùng vùng da xung quanh vết thương. Điều này sẽ giúp loại các bỏ sự tích tụ của vi khuẩn, tế bào chết và chất nhờn – những tác nhân khiến cho vết thương lâu lành.

Bạn nên chọn lựa các loại dung dịch vệ sinh nhẹ (như nước muối sinh lý, cồn y tế 60 độ…) và hạn chế sử dụng oxy già hoặc iốt.

Sau khi rửa sạch vùng da tẩy nốt ruồi, bạn cần dùng một chiếc khăn bông mềm để lau lại, giúp da luôn trong tình trạng sạch sẽ và khô ráo.

Thường xuyên vệ sinh da bằng nước muối loãng trong 3-5 ngày đầu tiên

Giữ khô vùng da mới tẩy nốt ruồi trong ngày đầu tiên

Rủi ro nhiễm trùng có thể tăng lên nếu vùng da tẩy nốt ruồi tiếp xúc và bị ngấm nước vì lúc đó mạch máu rất dễ vỡ do huyết thanh đã bị hóa lỏng.

Bạn cần tránh tiếp xúc với nước (nhất là nước nóng) trong vòng ít nhất 24 giờ đầu sau khi loại bỏ nốt ruồi, để giúp da nhanh chóng phục hồi và tránh khỏi tình trạng viêm nhiễm. Sau khoảng thời gian 24 giờ, bạn có thể bắt đầu sử dụng nước ấm để tắm rửa hoặc làm sạch vùng da xung quanh nơi đã tẩy nốt ruồi.

Thay hoặc tháo băng theo chỉ dẫn của bác sĩ

Sau khi tẩy nốt ruồi nên làm gì? Trong 24 giờ đầu tiên sau khi loại bỏ nốt ruồi, bạn cần thay băng gạc từ 1 đến 2 lần. Trước khi thay, hãy đảm bảo rửa tay thật sạch để giảm thiểu nguy cơ lây lan vi khuẩn. 

Thường thì, việc gỡ băng quấn phải được thực hiện theo hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ để tránh gây tổn thương cho da. Do đó, trước khi quyết định thay băng, bạn nên xác nhận hướng dẫn từ bác sĩ và tham khảo ý kiến trước. Điều này rất quan trọng trong quá trình chăm sóc da tại nhà để đạt được kết quả tốt nhất.

Tìm hiểu thêm: Vén màn bí mật ý nghĩa nốt ruồi ở bụng nam, nữ tốt hay xấu?

Nên thay hoặc tháo gạc theo chỉ định của bác sĩ da liễu

Tẩy nốt ruồi xong nên bôi thuốc gì?

Cần làm gì sau khi tẩy nốt ruồi? Theo chuyên gia, làn da sau khi tẩy nốt ruồi chắc chắn sẽ bị tổn thương, không bị tổn thương nhiều cũng bị tổn thương ít, dẫn đến sự giảm sút nhanh chóng về số lượng tế bào. Do đó, việc quan tâm đến vấn đề Tẩy nốt ruồi xong nên bôi thuốc gì để da mau hồi phục là điều vô cùng cần thiết.

Sát trùng da bằng kháng sinh

Lớp da mới sau khi loại bỏ nốt ruồi thường khá mỏng manh và dễ bị tổn thương. Đây chính là thời điểm mà vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập, tiềm ẩn nguy cơ gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho da. Vì lý do này, việc bảo vệ da một cách tối đa bằng cách sử dụng kem dưỡng, thuốc uống và kháng sinh trở nên cực kỳ quan trọng.

Sát trùng da bằng kháng sinh để tránh tình trạng nhiễm trùng da

Nghệ giúp kháng khuẩn, giảm thâm nám, mờ sẹo

Tẩy nốt ruồi bao lâu thì bôi nghệ là câu hỏi được nhiều chị em đặt ra, bởi ai cũng biết nghệ có khả năng cấp ẩm và giảm thâm rất tốt. Theo đó, củ nghệ và các sản phẩm chứa curcumin được biết đến với khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ. Thêm vào đó, việc đắp nghệ tươi lên vùng da vừa được tẩy nốt ruồi còn giúp tăng cường quá trình phục hồi vết thương, làm mờ sẹo và giảm thiểu vết thâm, từ đó cải thiện đáng kể tính thẩm mỹ của làn da.

Nhìn chung, việc áp dụng các phương pháp này sẽ giúp nốt ruồi nhanh lành sau khi xóa. Tuy nhiên để tốt nhất, trước khi thực hiện tẩy xóa nốt ruồi, bạn nên tìm đến cơ sở uy tín để các chuyên gia thăm khám, tiếp đó là tư vấn phương pháp phù hợp. 

Để không phải lo lắng về các vấn đề như “ sau khi tẩy nốt ruồi nên làm gì”, nhiều chị em đã tin chọn dịch vụ tẩy nốt ruồi tại Ngọc Dung Beauty, không chỉ được thăm khám kỹ lưỡng, mà sau khi thực hiện xong các chuyên viên sẽ đề xuất đến bạn cách chăm sóc phù hợp, nhờ vậy nốt ruồi sẽ nhanh lành và đều màu với làn da. Nếu có nhu cầu xóa nốt ruồi, vui lòng để lại thông tin qua form dưới đây:

Thoa kem/thuốc thúc đẩy tái tạo da

Kem tái tạo da thường có chứa các thành phần như vitamin C, E, và axit hyaluronic, giúp kích thích quá trình sản sinh elastin và collagen dưới da nhanh chóng. Những hoạt chất này góp phần vào việc phục hồi cấu trúc tế bào, làm cho làn da không chỉ khỏe mạnh mà còn trở nên mịn màng từ bên trong ra bên ngoài.

Thông thường, sau khi xóa nốt ruồi bác sĩ sẽ kê đơn thuốc có thành phần kháng khuẩn và hỗ trợ tái tạo bề mặt da. Vì vậy, chỉ cần tuân theo hướng dẫn sử dụng từ bác sĩ, làn da sau khi điều trị sẽ mau chóng phục hồi, trở nên mịn màng, đều màu và sáng hồng một cách tự nhiên.

Kem tái tạo da thường có chứa các thành phần như vitamin C, E giúp kích thích sản sinh collagen

Thoa kem chống nắng

Thực tế cho thấy, các vùng mô mới phát triển đặc biệt nhạy cảm với các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là ánh nắng mặt trời. Tia UV có khả năng khiến lớp da này trở nên sẫm màu, gây ra sự xuất hiện của các đốm hắc tố.

Do đó, trong trường hợp cần ra ngoài hoặc phải tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng xanh từ laptop, điện thoại, tivi, bạn cần dùng kem chống nắng thường xuyên để bảo vệ làn da của mình.

Sau khi tẩy nốt ruồi cần kiêng ăn gì?

Sau khi tẩy nốt ruồi nên làm gì? Ngoài việc tuân thủ các bước chăm sóc da tại nhà mà Ngọc Dung vừa liệt kê ở phía trên thì việc kiêng khem các loại thực phẩm có tính phong, hàn trong chế độ ăn uống là điều vô cùng quan trọng, cần được lưu tâm để ngăn chặn tình trạng da bị kích ứng, làm chậm quá trình hồi phục vết thương, và hạn chế rủi ro phát triển sẹo lồi.

Vậy tẩy nốt ruồi kiêng gì để da mau hồi phục và không gây sẹo xấu? Sau đây là danh sách các loại thực phẩm mà bạn nên tránh sau khi loại bỏ nốt ruồi:

  • Rau muống: Rau muống có thể thúc đẩy sản sinh collagen một cách nhanh chóng và vượt quá mức cần thiết, dẫn đến việc collagen tổ chức không đồng đều, là một trong những nguyên nhân chính gây ra sẹo lồi.
  • Trứng: Trong thời gian đầu sau khi loại bỏ nốt ruồi, việc ăn trứng nên được hạn chế bởi chúng có thể khiến vị trí vừa xóa nốt ruồi trở nên sáng hơn so với các khu vực da khác, gây ra hiện tượng da không đồng nhất và mất đi vẻ đẹp tự nhiên.
  • Thịt gà: Chuyên gia da liễu khuyến nghị bạn nên tránh ăn thịt gà trong vài tuần sau khi loại bỏ nốt ruồi, do thịt gà có thể gây ra cảm giác ngứa ở vùng da đang phục hồi, làm chậm quá trình lành da và tăng nguy cơ phát triển sẹo lồi.
  • Thịt bò: Vì thịt bò chứa nhiều đạm và protein, ăn thịt bò trong thời gian da đang hồi phục có thể kích thích sự tăng trưởng nhanh chóng của tế bào da, dẫn đến nguy cơ hình thành sẹo lồi.
  • Hải sản: Đối với làn da đang trong giai đoạn phục hồi sau khi tẩy nốt ruồi, việc tiêu thụ hải sản có thể gây ngứa ngáy và khó chịu, cũng như làm cho vết thương bị thâm nghiêm trọng. Do đó, kể cả ăn tôm, cua, hay cá nước ngọt cũng nên được tránh trong ít nhất một tháng sau quá trình loại bỏ nốt ruồi.
  • Đồ nếp (xôi, bánh chưng, bánh nếp): Các món ăn có chứa nếp thường có tính nóng, rất dễ gây mưng mủ, nhiễm trùng vị trí vừa xóa nốt ruồi
  • Chất kích thích: Bên cạnh việc tránh những thực phẩm đã nêu, sau khi loại bỏ nốt ruồi, bạn cũng cần hạn chế tiêu thụ đồ uống có gas và có cồn như nước ngọt và rượu bia, cùng với các chất kích thích như cà phê và thuốc lá. Những loại đồ uống và chất kích thích này có thể gây ra kích ứng và cảm giác ngứa trên da, làm chậm quá trình hồi phục của vết thương.

Các loại thực phẩm bạn nên kiêng sau khi tẩy nốt ruồi

Các thực phẩm nên ăn sau khi tẩy nốt ruồi

Sau khi tẩy nốt ruồi bạn nên ưu tiên bổ sung những loại thực phẩm sau đây vào chế độ ăn uống để vết thương nhanh lành:

  • Thực phẩm giàu vitamin A như bí đỏ, cà chua, cà rốt, và gấc, giúp tăng cường tái tạo da.
  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin C bao gồm cam, bưởi, và bông cải xanh, hỗ trợ làm lành vết thương và tăng sản xuất collagen.
  • Thực phẩm giàu vitamin E như hạnh nhân, rau bina, và cá hồi, cung cấp khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ cho da.
  • Thực phẩm nhiều kẽm, bao gồm nấm và hạt khô, quan trọng cho việc sửa chữa và tái tạo da.
  • Thực phẩm giàu omega-3 như hạt chia, quả óc chó, và cá trích, giúp giảm viêm và tăng cường sức khỏe da.
  • Uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày để thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hỗ trợ nhanh chóng lành vết thương.

>>>>>Xem thêm: Mách bạn cách giảm mỡ hông nhanh chóng an toàn và hiệu quả

Các loại thực phẩm nên bổ sung sau khi tẩy nốt ruồi

KẾT

Trên đây là những giải đáp chi tiết cho thắc mắc “sau khi tẩy nốt ruồi nên làm gì”, hy vọng rằng chia sẻ này sẽ trở nên hữu ích với bạn. Bên cạnh các vấn đề cần lưu ý đã được đề cập, việc lựa chọn địa chỉ tẩy nốt ruồi uy tín cũng sẽ giúp bạn đỡ phần nào những lo lắng này. Nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ đến Ngọc Dung Beauty qua HOTLINE *3232 để được chuyên gia tư vấn chi tiết hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *