Tia UV là gì? Có ở đâu? Tác dụng và tác hại của tia UV với da

Rate this post

Tia UV đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể tự tổng hợp vitamin D, hỗ trợ phòng chống các bệnh như còi xương, ung thư đại tràng, psoriasis (vảy nến),… Ngoài ra, tia UV còn có tác dụng làm tăng cảm giác hưng phấn, vui vẻ, giúp phòng tránh trầm cảm. 

Bạn đang đọc: Tia UV là gì? Có ở đâu? Tác dụng và tác hại của tia UV với da

Tuy nhiên, việc tiếp xúc quá mức với tia UV, đặc biệt là khi cường độ cao, có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy tia UV là gì? Tia uv có ở đâu? Tia UV có xuyên qua tường không? Hãy cùng Thẩm mỹ viện Ngọc Dung giải đáp chi tiết tất tần tật những vấn đề này dưới đây!

Tia uv là tia gì? Cùng Thẩm mỹ viện Ngọc Dung tìm hiểu ngay

Tia UV là gì?

Tia UV là gì? Theo đó, tia UV, còn được biết đến với tên gọi tia tử ngoại hoặc tia cực tím, là loại sóng điện từ với bước sóng ngắn hơn so với ánh sáng nhìn thấy và dài hơn so với bước sóng của tia X. Phổ của tia UV được phân thành hai phần chính: vùng tử ngoại gần (từ 380 đến 200nm) và vùng tử ngoại xa, còn được gọi là vùng tử ngoại chân không (từ 200 đến 10nm).

Trong quá trình nghiên cứu ảnh hưởng của tia UV đối với sức khỏe con người và môi trường, tia tử ngoại được phân loại thành 3 loại: tia UVA với bước sóng từ 380 đến 315nm, còn được biết đến là sóng dài hoặc ánh sáng đen; tia UVB có bước sóng từ 315 đến 280nm, được gọi là sóng trung; và tia UVC với bước sóng dưới 280nm, thường được gọi là sóng ngắn hoặc sóng có khả năng tiệt trùng. 

Ngoài ra, tia UV còn được biết đến là loại bức xạ không ion hóa phát ra từ mặt trời cũng như từ các nguồn nhân tạo, như máy tắm nắng. Dù mang lại một số ích lợi cho con người, ví dụ như sản xuất Vitamin D, bức xạ UV cũng tiềm ẩn các nguy cơ đối với sức khỏe.

Nguồn bức xạ UV tự nhiên chính là mặt trời. Còn các nguồn bức xạ UV nhân tạo bao gồm:

  • Giường tắm nắng
  • Đèn hơi thủy ngân, thường được sử dụng tại sân vận động và phòng tập thể dục trong trường học
  • Đèn halogen, đèn huỳnh quang và đèn sợi đốt
  • Các loại tia laser nhất định

Tia uv là gì? Tia UV là loại sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn so với ánh sáng có thể nhìn thấy nhìn thấy

Tia UV có ở đâu?

Thuật ngữ “cực tím” trong tia cực tím đề cập đến vị trí bên trên màu tím. Màu tím là màu cuối cùng với bước sóng ngắn nhất mà con người có thể nhận biết bằng mắt thường. Tia UV, do có bước sóng ngắn hơn màu tím, nên không thể nhìn thấy được bởi mắt người. 

Tuy nhiên, một số loài động vật như chim, bò sát và một số côn trùng (ví dụ như ong) có khả năng thấy được tia cực tím. Trong môi trường cực tím, một số loại trái cây, hoa quả và hạt sẽ có những màu sắc rực rỡ hơn so với những gì chúng ta thấy dưới ánh sáng thông thường, điều này giúp thu hút côn trùng và chim. 

Đặc biệt, một số loài chim sở hữu những đặc điểm trên lông vũ chỉ có thể nhận biết được dưới tia UV, mà không thể thấy dưới ánh sáng mà mắt người có thể nhìn thấy. Thậm chí, nước tiểu của một số loài động vật cũng chỉ có thể được phát hiện khi chiếu tia UV.

Mức độ tác động và nồng độ của tia UV biến đổi dựa trên nhiều yếu tố:

  • Vị trí địa lý: Chỉ số UV thường cao hơn ở các vùng nhiệt đới, nhất là gần xích đạo. Càng xa xích đạo, nguy cơ từ tia UV càng giảm.
  • Độ cao so với mực nước biển: Tia UV có cường độ mạnh hơn ở những nơi có độ cao lớn so với mực nước biển.
  • Thời gian trong ngày: Bức xạ UV đạt mức cao nhất vào khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều, khi mặt trời ở vị trí cao nhất trên bầu trời và ánh nắng chiếu xuống trực tiếp, gần như vuông góc với bề mặt đất.
  • Cảnh quan và môi trường xung quanh: Mức độ bức xạ UV thường cao hơn ở những khu vực có diện tích rộng lớn, đặc biệt là trên các bề mặt phản chiếu mạnh như tuyết và cát biển. Tia UV có thể tăng gần gấp đôi khi phản xạ từ bề mặt tuyết. Trong các đô thị, lượng tia UV thấp hơn do sự che chắn của các tòa nhà cao tầng, bóng mát và cây cối.

Phần lớn tia UV có trong ánh sáng mặt trời. Khi ánh sáng mặt trời chiếu tới bề mặt trái đất, chứa hơn 10% tia UV

Tia UV có mấy loại và chúng đến từ đâu?

Tiếp tục cho chủ đề tia UV là gì? Ở mục này hãy cùng tìm hiểu tia UV đến từ đâu và có mấy loại nhé! Theo đó, mặt Trời phát ra ba loại tia UV: UVA, UVB, và UVC. Sự hiện diện của ánh sáng mặt trời bao hàm cả sự tồn tại của tia UV. 

Dựa trên lý thuyết, do tầng ozone hấp thụ, khoảng 99% tia UV đạt đến bề mặt Trái Đất là tia UVA, trong khi tia UVC gần như hoàn toàn bị tầng ozone hấp thụ do nó tham gia vào quá trình tạo ra ozone thông qua các phản ứng hóa học. Tuy nhiên, việc suy giảm tầng ozone đang làm tăng mức độ nguy hiểm của tia UVB và UVC trên bề mặt Trái Đất.

Tia UAV (tia cực tím bước sóng A)

Loại tia này không bị tầng ozon chặn lại, có khả năng xuyên qua mây và kính, và thâm nhập sâu vào da. UVA gây ra sự biến đổi tế bào da, là yếu tố chính dẫn đến lão hóa da, các vấn đề về sắc tố da và thậm chí ung thư da. UVA có mặt quanh năm, kể cả trong những ngày trời râm mát hoặc không nắng gắt. Mỗi khi ánh sáng ban ngày xuất hiện, tia UVA cũng đang hoạt động.

Tia UVA có bước sóng nằm trong khoảng từ 320 nm đến 400 nm, được phân thành hai dải: UVA1 (340-400 nm) và UVA2 (320-340 nm). Sự phân biệt này rất quan trọng vì mỗi loại tia UV yêu cầu một loại bảo vệ da khác nhau, dựa trên hiệu suất của các hoạt chất bảo vệ. Do đó, các loại kem chống nắng thường chứa các thành phần như zinc oxide và titanium dioxide, nhằm cung cấp sự bảo vệ đa dạng trên toàn bộ phổ tia UVA.

Một đặc điểm nổi bật khác là tia UVA có thể xuyên qua kính, điều mà tia UVB không thể làm được. Tuy nhiên, loại tia này không có khả năng xuyên qua kính cửa sổ hoặc kính xe hơi bởi loại kính này đã được thiết kế đặc biệt để chặn tia UVA.  

UVA gây ra sự biến đổi tế bào da, là yếu tố chính dẫn đến lão hóa da

Tia UVB (tia cực tím bước sóng B)

Tia UVB (nguyên nhân gây cháy nắng): Loại tia này chủ yếu bị tầng ozon hấp thụ và có phạm vi ảnh hưởng ít hơn so với tia UVA. Tia UVB có vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể con người tổng hợp ra vitamin D. Tuy nhiên, do khả năng gây cháy nắng, tia UVB cũng là thủ phạm chính gây ra các tổn thương rõ rệt trên da như khiến cho làn da bị cháy nắng và kích ứng.

Tia UVB có bước sóng nằm trong khoảng từ 290 nm đến 320 nm, có phạm vi tác động hẹp hơn so với tia UVA. Chúng thường gây ra các hiện tượng như bỏng rát và cháy nắng trên da. Các tác động của UVB thường có thể được cảm nhận ngay sau khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Ngoài ra, UVB cũng đóng vai trò là một yếu tố chính gây tăng nguy cơ phát triển ung thư da.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách trị thâm mắt bằng kem đánh răng ngay tại nhà

UVB cũng là thủ phạm chính gây ra các tổn thương như khiến cho da bị cháy nắng và kích ứng

Tia UVC (tia cực tím bước sóng C)

Tia UVC là loại tia có bước sóng ngắn nhất trong ba tia UV phát ra từ mặt trời. Đây được coi là loại có hại nhất do khả năng gây ung thư mạnh mẽ. May mắn thay, đa số tia UVC bị tầng ozon hấp thụ hoặc phản xạ, không có khả năng tiếp xúc đến bề mặt Trái Đất.

Tia UVC là loại tia có bước sóng ngắn nhất trong ba tia UV phát ra từ mặt trời

Tia UV có tác dụng gì? Những tác động tích cực của tia cực tím

Tia UV không chỉ có hại mà còn đem lại nhiều lợi ích quan trọng, bao gồm việc hỗ trợ cơ thể tổng hợp vitamin D. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi và phosphorus, giúp xương và răng thêm chắc khỏe. 

Dù có thể bổ sung vitamin D qua thực phẩm như dầu cá, trứng, sữa, nước trái cây và ngũ cốc, phơi da dưới ánh nắng mặt trời vẫn là phương pháp hiệu quả nhất để sản sinh vitamin D. Có hai loại vitamin D là D2, tìm thấy trong thực vật, và D3, được tạo ra khi da tiếp xúc với tia UV.

Tia UV cũng được tìm thấy trong lĩnh vực y học, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh lý da như psoriasis (bệnh vảy nến), một tình trạng da liễu gây ra bởi sự phát triển quá mức của các tế bào da, dẫn đến ngứa và sự hình thành của các mảng vảy. Tiếp xúc với tia UV giúp làm chậm quá trình này, từ đó giảm bớt các triệu chứng của bệnh.

Tia UV được ứng dụng rộng rãi trong việc khử trùng và tiệt trùng, nhờ vào khả năng tiêu diệt vi sinh vật như vi khuẩn và virus. Điều này trở nên đặc biệt hữu ích khi phơi các vật dụng như tã vải, đồ lót và khăn mặt dưới ánh nắng mặt trời. 

Tia UV làm hỏng DNA của vi sinh vật bằng cách xuyên qua màng tế bào, làm giảm khả năng sinh sôi và nhân lên của chúng. Đèn UV diệt khuẩn thường được sử dụng trong nhiều cơ sở để thực hiện việc khử trùng.

Mỗi người trong chúng ta đều sở hữu bốn loại hormone hạnh phúc, luôn chờ đợi được kích hoạt, bao gồm: Dopamine, Serotonin, Oxytocin và Endorphin. Trong số đó, hai loại hormone có thể dễ dàng được tăng cường thông qua việc tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên là Serotonin và Endorphin. 

 

Tia UV được tìm thấy trong lĩnh vực y học, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh lý da

Tác hại tia UV với da của bạn

“Tia uv có hại không?” là thắc mắc chung của rất nhiều người. Theo đó, tia UV là một dạng bức xạ với bước sóng ngắn hơn ánh sáng màu tím trong phổ điện từ, có thể thâm nhập vào lớp biên của da, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Dưới đây là các tác động tiêu cực của tia UV lên cơ thể:

Tia UV gây ung thư da

Tia UV đóng vai trò là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên ung thư da do khả năng của nó thâm nhập sâu vào lớp biên da và ảnh hưởng đến các tế bào da. Sự xâm nhập này gây ra các biến đổi trong cấu trúc da, dẫn đến sự hình thành của các khối u.

>>>>>Xem thêm: Triệt lông tay vĩnh viễn có hiệu quả không? Ưu và nhược điểm của các cách tẩy lông tay hiện nay

Tia UV là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên ung thư da

Tác hại của tia UV – Tăng sắc tố da gây nám, tàn nhang

Tiếp xúc với tia UV có thể kích thích quá trình tăng sinh melanin dưới da, gây ra các vấn đề như tàn nhang và nám da. Khi phơi da dưới tia UV với cường độ cao, rủi ro ung thư da cũng tăng lên đáng kể. 

Dưới tác động của tia UV, các tế bào Melanocytes trong lớp hạ bì được kích thích sản xuất melanin, nhằm mục đích bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV. Melanin sau đó được phân tán lên bề mặt da, dẫn đến sự hình thành và tích tụ của nám da.

Khi da bị nám, nếu không xử lý tốt thì có thể sẽ lây lan sang các vùng da lân cận, gốc nám sẽ đâm sâu và trở nên khó điều trị hơn. Ngoài việc phải giữ thói quen chống nắng và dưỡng ẩm cho da, để giải quyết các gốc nám này, bạn cần đến những hoạt chất mạnh như Hydroquinone hoặc Tretinoin. Hiệu quả sử dụng thường sẽ đến trong vòng 6 tháng, nhưng có thể chậm hơn nếu như gặp phải nám chân đinh. 

Nếu bạn đang rơi vào trường hợp này và cảm thấy khủng hoảng với các đốm nám trên da mặt thì có thể liên hệ với Ngọc Dung để được hỗ trợ các thông tin liên quan đến các phác đồ điều trị nám bằng công nghệ cao. Bằng việc ứng dụng laser Fractional CO2 hoặc laser Picosure, Ngọc Dung đã giúp rất nhiều khách hàng có lại làn da tươi sáng và mịn màng. 

Tuy nhiên, chuyên gia Ngọc Dung cần phải dựa vào tình trạng nám cụ thể mới có quyết định nên sử dụng phác đồ và công nghệ nào. Vì vậy, bạn có thể để lại thông tin và vấn đề quan tâm trong FORM dưới đây, chúng tôi sẽ liên hệ và giúp bạn book lịch hẹn với chuyên gia trong thời gian sớm nhất:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *