PHA là gì trong mỹ phẩm? Có tác dụng gì và cách dùng thế nào?

Rate this post

Bạn yêu thích các sản phẩm tẩy tế bào chết BHA hay AHA, nhưng dùng thì lại bị kích ứng, khô da? Nếu đang rơi vào trường hợp này thì Ngọc Dung gợi ý bạn một thành phần tẩy da chết cũng hấp dẫn không kém BHA/AHA, đó chính là PHA. Vậy PHA là gì? Khả năng tẩy da chết như thế nào? So với BHA/AHA thì PHA có tốt và an toàn hơn không?

Bạn đang đọc: PHA là gì trong mỹ phẩm? Có tác dụng gì và cách dùng thế nào?

Mọi đáp án sẽ được Ngọc Dung bật mí ngay trong bài viết này, cùng theo dõi để có thêm bí quyết skincare an toàn cho làn da nhạy cảm của mình nhé!

PHA là gì? PHA có phù hợp dùng cho da nhạy cảm hay không?

PHA là gì trong mỹ phẩm?

PHA (Axit Polyhydroxy) là một AHA thế hệ mới, cũng mang đến tác dụng tẩy tế bào chết và chống lão hóa da. Dù sinh sau đẻ muộn, nhưng sự thật là PHA cũng đang dần có chỗ đứng riêng của mình trong thị trường mỹ phẩm, đặc biệt khi đưa vào bàn cân so sánh với BHA và AHA.

Những từ khóa tìm kiếm liên quan đến PHA mà bạn có thể thấy trong các bài chia sẻ về hoạt chất này chính là: axit tẩy tế bào chết, thành phần tăng cường tái tạo tế bào, chất chống lão hóa da, chất chống oxy hóa, hoạt chất giúp hydrat hóa da,…

PHA là gì? PHA là một Axit Polyhydroxy trong mỹ phẩm có tác dụng tẩy da chết

PHA khác với AHA và BHA như thế nào?

Nếu có làn da khô thì tẩy tế bào chết AHA là lựa chọn hàng đầu. Trường hợp da dày sừng, mụn trứng cá và cần cải thiện từ bên trong thì BHA là chân ái. Vậy PHA là gì trong sân chơi này?

Như đã biết, AHA bao gồm Glycolic Acid, Lactic Acid, Malic Acid,… đều là các phân tử tan trong nước, thông qua quá trình Apoptosis để đào thải tế bào chết trên bề mặt da. Còn BHA là phân tử tan trong dầu, hoạt động tốt khi thẩm thấu sâu vào bên trong da. Chúng sẽ làm giảm bã nhờn, bong tróc tế bào chết trong từng lỗ chân lông và ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn ở đây.

Nếu xét về cấu trúc hóa học, PHA có cấu trúc phân tử lớn hơn so với AHA và BHA, nên nó sẽ không thể xâm nhập vào tận bên trong, thay vào đó là hoạt động độc quyền trên bề mặt da. Trong khi đó, AHA và BHA có cấu trúc nhỏ hơn, nhanh chóng thẩm thấu vào da và có thể gây kích ứng, đặc biệt đối với những người có da nhạy cảm.

Xét về cơ chế tẩy tế bào chết, AHA sẽ tẩy tế bào chết bằng cách làm tan chất kết dính giữa các tế bào sừng. Còn BHA sẽ hoạt động bằng cách thâm nhập vào lỗ chân lông và làm tan chất dầu, loại bỏ bụi bẩn và cặn bã. PHA cũng tẩy tế bào chết nhưng theo cơ chế tương tự AHA và tác động tương đối nhẹ nhàng hơn.

Do cấu trúc phân tử lớn và tác động nhẹ nhàng, PHA ít gây kích ứng và thích hợp cho da nhạy cảm hơn so với AHA và BHA. Vì thế, nếu hỏi vai trò của PHA là gì trong mỹ phẩm thì có thể nói đó là biện pháp thay thế an toàn cho da khi gặp kích ứng với AHA và BHA.

PHA khác với AHA và BHA như thế nào?

Các loại PHA phổ biến hiện nay

PHA trong mỹ phẩm xuất hiện với nhiều dạng khác nhau. Nếu thường xuyên đọc nhãn sản phẩm, bạn sẽ phát hiện hầu hết các sản phẩm tẩy da chết PHA đều có mặt của 1 trong 3 thành phần sau đây:

Gluconolactone – loại PHA phổ biến nhất

Gluconolactone là một loại PHA có tính ổn định cao nên được sử dụng phổ biến trong mỹ phẩm. Nó có nguồn gốc từ tự nhiên, được phát hiện trong mật ong, rượu vang hay nước trái cây. Gluconolactone có khả năng tẩy tế bào chết, làm sạch da và cải thiện cấu trúc da. Cạnh đó, nó cũng có thể hoạt động để loại bỏ các gốc tự do thông qua đặc tính chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào da khỏi bức xạ tia UV.

Lactobionic acid – Vừa tẩy tế bào chết vừa giữ ẩm

Lactobionic acid cũng là một loại PHA có khả năng tẩy tế bào chết và giữ ẩm cho da. Nó là dạng oxy hóa của đường trong sữa. Về mặt hóa học, nó khá giống với Glycolic Acid, nhưng hoạt động nhẹ nhàng hơn. Với tính chất làm mềm và làm dịu da, Lactobionic acid thích hợp cho da nhạy cảm và da khô.

Tìm hiểu thêm: 1 Suất bún đậu mắm tôm bao nhiêu calo? Ăn có béo không?

Phân loại PHA trong mỹ phẩm như thế nào?

Galactose có tác dụng tẩy tế bào chết nhẹ nhàng trên da

Galactose có nguồn gốc từ một loại đường trong sữa, cũng là một PHA có thể sử dụng để tẩy tế bào chết nhẹ nhàng trên da. Nó giúp làm sạch da, cải thiện bề mặt da và làm da trở nên mềm mịn. Trong mỹ phẩm, Galactose cũng được sử dụng như một chất chống viêm và dưỡng ẩm cho da.

PHA có tác dụng gì trong chăm sóc da?

PHA là gì và PHA có tác dụng gì trong chăm sóc da là vấn đề mà nhiều người quan tâm đến. Như đề cập, đây là một Axit Polyhydroxy thế hệ mới của AHA, nên về tác dụng nó cũng sẽ tương tự với nhóm chất này. Tuy nhiên, PHA vẫn có nhiều điểm khác biệt so với những người anh em của mình, cụ thể là:

Thay thế BHA/AHA tẩy tế bào chết nhẹ nhàng

Từ chia sẻ PHA là gì, chúng ta đã biết đây là thành phần có cấu trúc phân tử to hơn AHA và BHA. Chính vì thế mà PHA trong mỹ phẩm được sử dụng như một lựa chọn an toàn và hiệu quả để thay thế AHA và BHA trong quá trình tẩy tế bào chết. Với tính chất nhẹ nhàng và ít gây kích ứng, PHA giúp loại bỏ tế bào chết trên bề mặt da mà không gây tác động mạnh đến làn da nhạy cảm.

Thay thế BHA/AHA tẩy tế bào chết nhẹ nhàng

Chống oxy hóa, giảm tác động của tia UV lên da

Không chỉ có thể làm bong tróc tế bào da chết bên ngoài, PHA còn có khả năng chống oxy hóa, giúp bảo vệ da khỏi sự tổn hại của các gốc tự do và tác động của tia UV. Khả năng này sẽ giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa da do tác động của môi trường và ánh sáng mặt trời.

Giúp da ngậm nước, giữ ẩm trong thời gian dài

Khác với BHA/AHA khi tẩy da chết có thể gây khô da, PHA lại có khả năng giữ ẩm cho da bằng cách tạo ra một lớp màng bảo vệ trên bề mặt da. Lớp màng này giúp hạn chế sự mất nước từ da và duy trì độ ẩm tự nhiên, giúp da mềm mịn trong thời gian dài. Đó là lý do sau khi dùng PHA để tẩy tế bào chết, ít khi nào da bị khô sần như lúc dùng BHA.

PHA có tác dụng gì trong skincare khoa học?

PHA có công dụng hỗ trợ điều trị mụn trứng cá

Nhờ khả năng làm sạch da trên bề mặt, PHA vẫn có thể làm giảm tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông, ngăn tích tụ bã nhờn và vi khuẩn gây mụn. Từ đó giảm nguy cơ hình thành mụn trứng cá hay mụn viêm. Ngoài ra, với tính chất kháng vi khuẩn của PHA cũng giúp giảm vi khuẩn gây viêm và mụn trên da.

PHA giúp ức chế glycation, chống lão hóa da

Glycation là quá trình đường hóa, phân hủy collagen và sợi elastin, từ đó dẫn đến da mất độ đàn hồi, xuất hiện nhiều nếp nhăn và các vấn đề lão hóa khác. Nó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến lão hóa nhanh tương tự như phản ứng viêm hãy stress oxy hóa trong da. Vậy vai trò của PHA là gì trong giai đoạn này? 

PHA chính là một trong các hoạt chất có thể ức chế glycation, làm chậm quá trình lão hóa da, giúp da săn chắc và mềm mịn hơn.

>>>>>Xem thêm: 1 Quả cà chua bao nhiêu calo? Ăn cà chua nhiều có tốt không?

PHA giúp ức chế glycation, chống lão hóa da

PHA ít khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời

Bởi tác động nhẹ nhàng, không động đến lớp da non bên dưới da và thẩm thấu vào da khá chậm nên so với AHA và BHA, PHA ít gây kích ứng và làm da nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, việc sử dụng sản phẩm chứa PHA vẫn cần kết hợp với việc sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV tốt hơn.

Có thể thấy được, PHA là axit tẩy tế bào chết nhẹ nhàng, mang đến nhiều lợi ích cho da, bao gồm cả da nhạy cảm. Tuy hiệu quả, nhưng không phải tình trạng da nào cũng có thể hưởng lợi và cải thiện bằng cách sử dụng PHA. 

Trong trường hợp gặp kích ứng da hoặc sau một thời gian dài sử dụng PHA mà tình trạng da sẫm màu và tăng sắc tố không được cải thiện, hãy lựa chọn một phương pháp khác. 

Một trong những phương pháp hiện đại được sử dụng trong việc điều trị và chăm sóc da là công nghệ Laser. Các loại Laser tiên tiến như Laser CO2 hay Laser PicoSure đều là những phương án thay thế lý tưởng. Chúng đều có thể giúp tăng khả năng tái tạo tế bào da, làm mờ các vết thâm, nám, tàn nhang, giúp làm mịn bề mặt, cải thiện nếp nhăn, da khô ráp hay sẹo.

Nhưng để lựa chọn phương pháp chăm sóc da phù hợp bạn nên tìm gặp chuyên gia làm đẹp hoặc bác sĩ chuyên khoa da liễu. Họ sẽ đánh giá tình trạng da, gợi ý phương pháp điều trị và tư vấn chi tiết cho bạn. Hãy điền vào FORM dưới đây để có lịch hẹn cùng chuyên gia trong lĩnh vực này:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *