Mụn trứng cá – “kẻ thù” dai dẳng của tuổi dậy thì và cả những người trưởng thành, luôn khiến chúng ta mất đi sự tự tin vốn có. Nắm bắt được tâm lý này, vô số loại “thuốc rượu trị mụn“ được rao bán tràn lan trên mạng xã hội với lời cam kết “hết mụn”, “da láng mịn” như một “cơn sốt” thu hút sự chú ý của nhiều người. Nhưng đằng sau những lời cam kết ấy lại là một cơn khủng hoảng đáng sợ hơn cho làn da.
Bạn đang đọc: Review thuốc rượu trị mụn và những tác hại khôn lường ẩn sau
Hãy cùng Ngọc Dung tìm hiểu và review rượu thuốc trị mụn thông qua những góc khuất, cũng như những tác hại không lường của thứ thuốc tiên này trong bài viết dưới đây để bảo vệ làn da khỏi những hậu quả tồi tệ mà chúng gây ra.
Contents
Rượu thuốc trị mụn là gì?
Mặc dù skincare trị mụn bằng dược mỹ phẩm hay công nghệ cao đã được biết đến nhiều hơn, nhưng vẫn đang gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các loại thuốc rượu trị mụn. Bởi vẫn còn rất nhiều người tin sái cổ vào những loại thuốc gia truyền này khi nhìn thấy những hình ảnh làn da láng mịn, hồng hào do người bán cung cấp. Vậy trị mụn bằng thuốc rượu là như thế nào? Thành phần rượu thuốc trị mụn làm đẹp da bao gồm những gì? Rượu thuốc trị mụn có tốt không?
Để có câu trả lời cho câu hỏi rượu thuốc trị mụn có tốt không thì chúng ta cần phân tích kỹ xem trong đó bao gồm những gì, cơ chế hoạt động khi thoa lên da ra sao, từ đó mới có kết luận chính xác và khách quan nhất về những sản phẩm này.
Nếu chiếu theo lời người bán, thuốc rượu trị mụn là sản phẩm được pha chế từ rượu gạo nguyên chất kết hợp với các loại thảo dược tự nhiên như vỏ cây, rễ cây, nấm linh chi, nhân sâm, bột ngọc trai và nhiều vị thuốc Nam, thuốc Bắc gia truyền khác. Tổ hợp này tạo nên một dung dịch có “mùi” và thường được quảng cáo với nhiều loại khả năng như trị mụn, trị nám và tái tạo da.
Cách nhận biết thuốc rượu trị mụn cũng không quá khó. Đó là một dạng dung dịch có màu nâu sẫm hoặc vàng đậm, đựng trong những chai lọ với nhiều kích cỡ khác nhau. Trong đó sẽ có một số rễ cây được quảng cáo là rễ cây thuốc Nam mang nhiều công dụng chăm sóc da. Rượu thuốc trị mụn sẽ có mùi thơm nồng của gạo nếp và một số loại thảo mộc khác. Chính điều này đã dấy lên niềm tin cho một thứ thuốc thần kỳ có thể xóa sạch mụn ở nhiều người.
Đằng sau lời cam kết hết mụn, da láng mịn chính là một cơn khủng hoảng đáng sợ hơn bao giờ hết của các loại thuốc rượu trị mụn hiện nay. Một giải pháp thần thánh, được cho là phương thuốc gia truyền đang được rao bán khắp các trang mạng xã hội, lợi bất cập hại nhưng không ít người vẫn tin vào sự kỳ diệu mà những loại “thuốc thần” này mang lại.
Theo ý kiến của các bác sĩ da liễu, trị mụn bằng rượu thuốc vẫn luôn là vấn đề gây tranh cãi giữa y học chính thống và những danh y tự xưng. Bởi vì, theo bác sĩ, thành phần rượu thuốc trị mụn thường bao gồm cồn và các chất lột da nồng độ cao.
Đó là lý do chính dẫn đến sau khi sử dụng thuốc rượu trị mụn, da sẽ bị đỏ và có dấu hiệu bong tróc nhiều. Nhưng bong tróc nhiều không đồng nghĩa da sẽ hết mụn, khỏe mạnh hơn; trái lại sẽ để lại nhiều hậu quả khôn lường và làm mất cơ hội điều trị mụn tốt nhất.
Để hiểu thêm về tác dụng của rượu thuốc trị mụn và những ảnh hưởng của nó mang đến cho da, hãy cùng theo dõi tiếp các nội dung bên dưới.
Có nên sử dụng rượu thuốc trị mụn hay không?
Nếu xem qua các video hay bài viết review rượu thuốc trị mụn, chúng ta sẽ nhìn thấy những lời chia sẻ đại loại như sau:
“Thoa lên da một vài hôm là thấy bong, người bán bảo đó là dấu hiệu của việc đẩy mụn. Sau khi bong tróc hết thì mụn cũng sẽ hết theo. Đúng là vậy, ban đầu da mặt không còn mụn, lại hồng hào và trắng hơn, sờ vào mịn tưng nên thích lắm…”
“Đừng lo, da bong hết là hết mụn. Đó là do da đang thay mới đấy, cũng giống như peel da thôi. Cứ thoa thêm mấy hôm nữa là đẹp thôi…”
Đó là một kiểu seeding quen thuộc trong các bài review rượu thuốc trị mụn làm đẹp da mà chúng ta có thể thấy khi tìm hiểu về các dòng sản phẩm này. Nhưng hiệu quả thực tế ra sao và có đẹp thật hay không?
Chị Hương, 25 tuổi, có chia sẻ:
“Em đã từng sử dụng rượu thuốc trị mụn theo lời mách của một người bạn. Lúc thoa lên thì châm chích trên da, nhưng tin lời bạn với người bán đó là dấu hiệu bình thường nên em vẫn kiên trì sử dụng thêm 1 tháng nữa. Thì đúng là da có đẹp với sạch mụn hơn trong thời gian đầu, em cũng mừng lắm. Nhưng vui chưa bao lâu thì da em bắt đầu nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy bong tróc dữ dội và có chỗ bị chảy nước vàng. Người bán bảo do em dùng chưa đúng cách với chưa đủ thời gian, phải mua thêm 2-3 lọ bên họ thì dùng mới hết được. Trong khi trước đó họ cam kết sẽ hết ngay sau lọ đầu tiên…
Nên em đã rất lo lắng và quyết định đến gặp bác sĩ da liễu. Bác sĩ chẩn đoán em bị kích ứng da do sử dụng rượu thuốc và khuyên em nên ngừng sử dụng ngay lập tức. Em theo phác đồ điều trị của bác sĩ tới nay cũng hơn 6 tháng, da mới bắt đầu phục hồi lại, tuy còn nhiều vết đỏ nhưng cũng đã ổn hơn trước…”
Theo các bác sĩ da liễu, dùng thuốc rượu trị mụn sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho da, đặc biệt là khi dùng lâu dài. Không như các lời quảng cáo về tác dụng của rượu thuốc trị mụn là da sẽ đẹp và sạch bóng mụn, các sản phẩm này không những không hiệu quả mà còn có thể khiến tình trạng da mụn tồi tệ hơn.
Do vậy, các bác sĩ khuyến cáo không nên thực hiện theo các cách sử dụng rượu thuốc trị mụn nào. Bởi tiền phục hồi da sau tổn thương do dùng rượu thuốc có khi lên đến vài chục triệu nhưng vẫn không chắc chắn sẽ giúp da khỏe mạnh lại như ban đầu.
Dùng rượu thuốc trị mụn có tốt không? Những tác hại và biến chứng khôn lường
Dùng rượu thuốc trị mụn có hại không thì câu trả lời đã có ở bên trên. Mặc dù hiệu ứng tạo ra cũng khá giống với điều trị mụn bằng dược mỹ phẩm hay peel da, như thực tế cơ chế hoạt động của hai cách này lại hoàn toàn khác nhau.
Bong tróc do peel da không thể giống với việc dùng rượu thuốc trị mụn và bị bong da được. Đó là biểu hiện dị ứng thuốc rượu trị mụn, dạng tổn thương bề mặt da mà người bán đang cố tình đánh tráo khái niệm và so sánh với các peel da được ứng dụng trong phác đồ điều trị mụn hiện nay.
Da khô hơn
Dù bạn có chọn và thực hiện đúng cách sử dụng rượu thuốc trị mụn theo người bán hướng dẫn như thế nào thì cũng không thể tránh khỏi tình trạng da bị khô, mất nước nghiêm trọng. Đây là tác hại của rượu thuốc trị mụn thường gặp nhất.
Sở dĩ da khô hơn là vì thành phần rượu thuốc trị mụn phần lớn là cồn trong đó. Cồn sẽ làm bay hơi lớp dầu tự nhiên trên da, khiến da mất đi lớp màng bảo vệ và ảnh hưởng đến khả năng giữ ẩm trên lớp thượng bì. Điều này sẽ là da bị mất nước, thiếu ẩm, trở nên khô căng, ngứa rát và dễ bị kích ứng hơn.
Da bong tróc
Rượu thuốc trị mụn có hại không, thì câu trả lời là CÓ. Đừng vội tin ngay vào những lời quảng cáo rượu thuốc trị mụn tái tạo da qua những hình ảnh da bong từng mảng như người bán đã cung cấp. Đó không phải là quá trình tái tạo da mà là quá trình làm bào mòn hàng rào bảo vệ mà thôi. Bởi vì trong thuốc rượu có chứa nồng độ cồn rất cao. Khi thoa lên da sẽ làm bong tróc lớp sừng – lớp da ngoài cùng có chức năng giữ ẩm và bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường.
Nhiều người bán sẽ chống chế cho sản phẩm của mình bằng câu nói: “Peel da cũng làm bong da, rượu thuốc cũng như thế thì không thể nói rượu thuốc là sản phẩm kém chất lượng được.”
Để lý giải điều này, các bác sĩ da liễu đã không ít lần chia sẻ:
Mặc dù cả peel hóa học và thuốc rượu trị mụn đều làm bong tróc lớp sừng. Nhưng peel da trị mụn làm bong bằng cách phá vỡ liên kết tế bào sừng, kích thích tái tạo tế bào mới để thay thế vị trí vừa đào thải khỏi da. Còn rượu thuốc làm bong da theo cách bào mòn hàng rào bảo vệ, có nghĩa là da sẽ không thể khôi phục lại như ban đầu.
Dùng rượu thuốc sẽ không thể kiểm soát được mức độ bong tróc, dẫn đến bong từng mảng lớn và gây tổn thương sâu bên trong da. Kết quả là da càng ngày, càng mỏng, yếu và lão hóa sớm hơn. Trong khi đó, da khi dùng peel hóa học vẫn phục hồi như nguyên trạng, không bị mỏng hay yếu đi.
Da sau khi peel có thể giải quyết được các vấn đề về mụn trứng cá hay tăng sắc tố trong thời gian dài. Còn nếu dùng rượu thuốc trị mụn tái tạo da thì khi ngưng tình trạng da sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Tìm hiểu thêm: 25 + món ăn Miền Tây ngon nức tiếng, bạn nhất định phải thử
Kích ứng, mẩn đỏ
Triệu chứng dị ứng thuốc rượu trị mụn điển hình là da bị đỏ và nổi mẩn. Do rượu có tính nóng, lại chứa nhiều cồn thì khi thoa lên sẽ lập tức làm da bị đỏ, ngứa ngáy. Tình trạng đỏ da có thể kéo dài và trở nên nghiêm trọng hơn nếu là da nhạy cảm.
Thêm vào đó, một số loại thuốc rượu trị mụn còn chứa các thành phần không rõ nguồn gốc, không được xử lý đúng cách và không phù hợp với da. Các thành phần này sẽ làm tăng độ nhạy cảm cho da, thậm chí là gây bỏng và tổn thương các lớp bì trong cùng.
Nền da đỏ trầm trọng, giãn mạch
Không chỉ làm da bị khô, bong tróc và nổi mẩn đỏ; rượu thuốc còn làm nền da bị đỏ và lộ rõ mạch máu dưới da. Bởi vì lượng cồn cao sẽ gây bào mòn da, khiến da mỏng đi và dễ xuất hiện các mao mạch li ti. Một số loại thuốc rượu còn chứa corticoid, giúp da trắng sáng nhanh chóng nhưng gây teo da, giãn mao mạch, nổi mụn đỏ, nám da,…
Tại sao thuốc rượu trị mụn lại gây hại cho da?
Thuốc rượu trị mụn được quảng cáo là “thần dược” giúp trị dứt mụn trứng cá, mang lại làn da mịn màng. Tuy nhiên, sự thật về tác hại của rượu thuốc trị mụn lại hoàn toàn trái ngược. Đằng sau những lời cam kết ngọt ngào chính là:
Nồng độ cồn cao:
- Rượu thuốc thường chứa nồng độ cồn cao hơn nhiều so với mỹ phẩm, thậm chí là cồn nguyên chất chưa tinh chế. Nồng độ cồn này có thể làm khô da, bào mòn da, khiến da trở nên mỏng yếu và nhạy cảm hơn.
- Lớp da mỏng yếu dễ bị tổn thương bởi các tác nhân bên ngoài như tia UV, bụi bẩn,… dẫn đến tình trạng lão hóa da sớm bao gồm da xuất hiện nếp nhăn, chảy xệ.
Thành phần không rõ nguồn gốc:
- Rượu thuốc thường được bào chế thủ công, không tuân thủ các quy trình sản xuất an toàn. Do đó, các thành phần trong rượu thuốc có thể chứa tạp chất độc hại hoặc không được kiểm chứng y tế, gây dị ứng, nhiễm trùng da, thậm chí là ung thư da.
Cách sử dụng rượu thuốc trị mụn không đúng:
- Việc sử dụng rượu thuốc theo hướng dẫn truyền miệng, không có sự hướng dẫn của chuyên gia có thể làm da bị tổn thương nặng nề hơn, dẫn đến viêm da, sẹo thâm, nám da. Nguy hiểm hơn, nếu sử dụng rượu thuốc có chứa chất độc hại, người dùng có thể bị ngộ độc.
Do vậy. những lời hứa hẹn như “hết mụn”, “da láng mịn” chỉ là chiêu trò marketing. Trên thực tế, khi dùng tác dụng của rượu thuốc trị mụn không thấy đâu, chỉ thấy da càng nổi nhiều mụn, dễ bị vi khuẩn tấn công và viêm nhiễm hơn. Thay vì trị mụn bằng rượu thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để lựa chọn phương pháp trị mụn phù hợp và an toàn hơn.
>>>>>Xem thêm: AHA là gì trong mỹ phẩm? Công dụng và cách sử dụng hiệu quả
Cần làm gì khi làn da bị gây hại bởi rượu thuốc trị mụn?
Dựa vào các cách nhận biết thuốc rượu trị mụn và những chia sẻ về tác hại của các sản phẩm này, hy vọng đã giúp bạn có thể góc nhìn đúng về phương pháp trị mụn này. Nhưng nếu đã lỡ sử dụng và đang có những biểu hiện như vừa nêu thì bạn nên:
- Giảm tần suất sử dụng lại và ngưng dùng ngay khi có thể. Đừng vội cắt bỏ đối với các sản phẩm nghi ngờ có chứa Corticoid, vì các sản phẩm này sẽ làm da bạn nổi mụn nhiều hơn khi dừng đột ngột.
- Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa cồn hoặc hương liệu để loại bỏ bụi bẩn và bã nhờn trên da. Bạn nên rửa mặt bằng nước ấm hoặc mát, tránh dùng nước nóng vì có thể khiến da khô và kích ứng hơn.
- Da bị tổn thương do những tác hại của rượu thuốc trị mụn thường trở nên khô và dễ bong tróc. Do đó, bạn nên chú ý đến việc dưỡng ẩm cho da, dùng kem phục hồi hàng rào lipid phù hợp với loại da của bạn. Các sản phẩm này thường chứa các thành phần như Panthenol, Niacinamide, Allantoin, Hyaluronic Acid,… giúp làm dịu da, giữ ẩm, kích thích tái tạo da và giảm mẩn đỏ.
- Ánh nắng mặt trời có thể làm tổn thương da thêm, do đó bạn cần bảo vệ da bằng cách sử dụng kem chống nắng có SPF từ 30 trở lên, ngay cả khi trời râm mát.
Điều quan trọng nhất cần làm ngay sau khi đã lỡ dùng phải thuốc rượu trị mụn chính là đến gặp bác sĩ da liễu. Bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm tra tình trạng da, khả năng hồi phục như thế nào để đưa ra phác đồ điều trị hợp lý. Bạn có thể liên hệ ngay với bác sĩ qua FORM dưới đây, đừng chậm trễ kẻo lỡ mất cơ hội vàng hồi sinh da đấy.