Rụng lông mày có sao không? Cách khắc phục lông mày bị rụng

Rate this post

Lông mày có chức năng chính là bảo vệ mặt khỏi mồ hôi, bụi bẩn và các mảnh vụn li ti. Ngoài ra, lông mày còn là điểm nhấn tạo nên sự hài hòa và cân đối cho những đường nét trên khuôn mặt. Tuy nhiên, nhiều người đang gặp phải tình trạng rụng lông mày, khiến họ mất tự tin và lo lắng về ngoại hình của mình. 

Bạn đang đọc: Rụng lông mày có sao không? Cách khắc phục lông mày bị rụng

Hiểu được nguyên nhân chính là bước đầu tiên để khắc phục tình trạng lông mày bị rụng. Vậy đó là những nguyên nhân nào? Hãy cùng Ngọc Dung tìm hiểu các nguyên nhân và giải pháp khắc phục cho vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Tại sao lại rụng lông mày? – 9 cách khắc phục lông mày rụng

Rụng lông mày là bệnh gì?

Rụng lông mày là tình trạng lông mày rụng nhiều hơn bình thường. Tình trạng này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên chân mày, khiến cho lông mày thưa thớt, đứt đoạn hoặc rụng trụi không còn sợi nào. Rụng lông mày không hẳn là một bệnh lý, nhưng nó sẽ là dấu hiệu cảnh báo cho nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. 

Chúng ta nên lưu ý kỹ để kịp thời đưa ra những cách khắc phục lông mày rụng và giải quyết triệt để nguồn cơ của vấn đề này. Bởi vì bị rụng lông mày có thể xuất phát từ việc cơ thể bị thiếu chất, nên ngoài việc khắc phục lông mày bị rụng thì còn phải bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Nhưng đây không phải là nguyên nhân duy nhất của tình trạng này, hãy theo dõi tiếp các phần bên dưới để có đầy đủ thông tin hơn.

Rụng lông mày là bệnh gì?

Nguyên nhân khiến lông mày dễ rụng

Rụng lông mày có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, chịu sự tác động của các yếu tố từ bên trong lẫn bên ngoài. Tìm đúng nguyên nhân dẫn đến tình trạng lông mày dễ rụng mới có thể tăng hiệu quả chữa trị. Dưới đây là một số nguyên nhân chính làm lông mày bị rụng mà chúng ta không thể lơ là bỏ qua:

Nguyên nhân từ các bệnh về da

Rụng lông mày ở nam giới và nữ giới thường xuất phát từ các bệnh lý về da, bao gồm:

  • Viêm da tiết bã nhờn: Bệnh này do tuyến dầu hoạt động quá nhiều dẫn đến tăng lượng bã nhờn hoặc có thể do nấm Malassezia gây. Đây là bệnh lý khó điều trị dứt điểm, dễ tái phát và có thể dẫn đến tình trạng ngứa chân mày, bong tróc và làm lông mày bị rụng.
  • Bệnh chàm: Còn gọi là bệnh viêm da dị ứng, da sẽ xuất hiện các triệu chứng như nổi mẩn đỏ, bị đỏ, chảy nước và ngứa. Nguyên nhân là do hệ thống miễn dịch mẫn cảm với các tác nhân bên ngoài. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của lông tơ, gây ra vấn đề rụng lông mày ở nhiều người. 
  • Bệnh vảy nến: Đây là bệnh rối loạn miễn dịch, xuất hiện nhiều mảng da đỏ, bong vảy và ảnh hưởng đến nang lông, ức chế sự mọc lại của tóc hoặc lông mày.
  • Nhiễm trùng da, nấm: Một số loại nhiễm trùng bên ngoài da như bệnh phong, viêm nang lông, giời leo cũng có thể tấn công nang lông và dẫn đến rụng chân mày.

Nguyên nhân do nội tiết tố

Ngoài các bệnh lý về da, nguyên nhân rụng lông mày còn đến từ bên trong, cụ thể là rối loạn nội tiết tố. Có 3 giai đoạn nội tiết tố mất cân bằng nhiều nhất, có thể dẫn đến tình trạng lông mày bị rụng nhiều chính là:

  • Suy giáp: Khi chức năng tuyến giáp bị ảnh hưởng, hoạt động kém hiệu quả thì cơ thể sẽ sản xuất ít hormone tuyến giáp (triiodothyronine và thyroxine) hơn nhu cầu. Kết quả là làm ảnh hưởng đến nhiều hoạt động khác trong cơ thể, trong đó có sự phát triển của tóc và lông mày. Triệu chứng thường gặp nhất chính là rụng lông mày ở viền ngoài; lông mày bị mỏng và thưa; lông mày, giòn dễ gãy rụng; lông mày mọc chậm.
  • Cường giáp: Trái với bệnh suy giáp, cường giáp sẽ làm cơ thể sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp (liothyronin và levothyroxin) tạo ra nhiều rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Căn bệnh này cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của lông và tóc, có thể gây ra tình trạng rụng chân mày thường gặp ở nhiều người.
  • Mang thai và mãn kinh: Mang thai và mãn kinh là hai giai đoạn trong cuộc sống của phụ nữ có thể dẫn đến thay đổi nội tiết tố đáng kể. Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến chu kỳ phát triển của tóc và lông mày, dẫn đến rụng lông mày.

Tìm hiểu thêm: Hé lộ điều ít ai biết về các cách trị sẹo rỗ tại nhà

Nguyên nhân khiến lông mày dễ rụng

Nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân làm lông mày rụng vừa nêu, còn rất nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng này, bao gồm:

  • Căng thẳng: Duy trì trạng thái căng thẳng quá mức thường xuyên có thể làm mất cân bằng hormone, từ đó dẫn đến rụng lông mày ở nam giới và nữ giới.
  • Thiết hụt chất dinh dưỡng: Cơ thể thiếu các chất như vitamin C, E, B12, D, biotin, sắt, omega-3,… cũng có thể gây ra tình trạng rụng chân mày.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng một số loại thuốc hoặc hóa trị cũng có thể là nguyên nhân khiến lông mày bị rụng trụi.
  • Nhổ lông mày quá nhiều: Thói quen dùng nhíp để tỉa lông mày có thể làm tổn thương nang lông và dẫn đến rụng lông mày vĩnh viễn.

Chân mày rụng có mọc lại không?

Tương tự như tóc, lông mày cũng trải qua chu kỳ sinh trưởng tự nhiên bao gồm các giai đoạn mọc, phát triển và rụng. Sau khi rụng, nang lông sẽ tự tái tạo và phát triển những sợi lông mày mới. Do đó, trong trường hợp lông mày rụng tự nhiên hoặc chỉ do tác động nhẹ nhàng từ bên ngoài, miễn sao nang lông không bị tổn thương nghiêm trọng thì khả năng mọc lại cao.

Tuy nhiên, khả năng mọc lại của lông mày có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều bệnh lý như vừa nêu. Thời gian mọc lại của lông mày có thể dao động từ vài tuần đến vài tháng, tùy vào cơ địa và mức độ rụng. Nếu nang lông tổn thương nhiều hoặc chịu tác động lớn từ các nguyên nhân trên thì khả năng mọc lại ít hoặc sẽ mọc thưa thớt hơn. Đặc biệt các vị trí có sẹo thì lông mày sẽ không thể mọc lại tại đó. 

>>>>>Xem thêm: 10 cách trị tàn nhang ở tay tại nhà an toàn, hiệu quả

Chân mày rụng có mọc lại không?

Để thúc đẩy quá trình mọc lại của lông mày, cần kiên trì áp dụng các biện pháp khắc phục phù hợp và chăm sóc lông mày đúng cách hơn. Hoặc bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến rụng lông mày và nhận tư vấn về phương pháp điều trị hiệu quả. Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này thì có thể liên hệ với chuyên gia/bác sĩ da liễu qua FORM dưới đây:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *