Có lẽ bạn đã nghe nói đến việc sử dụng corticosteroid trong các sản phẩm chăm sóc da hoặc trong điều trị mụn. Nhưng liệu bạn đã biết rõ Steroid là gì, cơ chế hoạt động như thế nào? Nếu chưa biết rõ các đặc tính của steroid thì việc sử dụng nó để điều trị mụn là một việc rất mạo hiểm. Vì sao Ngọc Dung lại nói như thế? Cùng đọc qua những chia sẻ trong bài viết dưới đây để có thêm kiến thức về steroid/corticosteroid và biết đáp án của các câu hỏi này nhé.
Bạn đang đọc: Steroid là gì? Chức năng và tác dụng phụ cần lưu ý của Steroid
Contents
Steroid là gì?
Steroid là gì? Đây một loại hợp chất hóa học tự nhiên, có cấu trúc gồm bốn vòng carbon được nối với nhau. Chúng có vai trò quan trọng trong cơ thể và có thể được sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau trong y học.
Steroid có 2 loại là steroid đồng hóa và corticosteroid. Trong đó, steroid đồng hóa là thành phần được biết đến với tác dụng tăng cơ, ứng dụng nhiều trong thi đấu thể thao. Còn corticosteroid mới chính là thành phần có sự liên hệ với điều trị mụn mà Ngọc Dung sẽ đề cập với chúng ta trong bài viết này.
Corticosteroid là gì?
Corticosteroid hay corticoid là một hormone steroid tự nhiên được sản xuất trong tuyến thượng thận của cơ thể. Chúng có thể điều chỉnh và tác động đến các chức năng/hệ thống trong cơ thể, bao gồm cả quá trình chuyển hóa, cân bằng điện giải, ức chế viêm và kiểm soát các phản ứng miễn dịch.
Có 2 loại corticosteroid cơ bản là: glucocorticoid (cortisol) và mineralocorticoid (aldosterone).
- Glucocorticoid có tác dụng ức chế viêm, miễn dịch và tham gia điều chỉnh quá trình chuyển hóa.
- Mineralocorticoid có vai trò quan trọng trong việc cân bằng nước và muối trong cơ thể.
Corticosteroid có thể được tổng hợp nhân tạo và ứng dụng trong y học để điều trị nhiều bệnh lý. Đây là các thành phần thay thế các corticosteroid tự nhiên khi cơ thể không thể sản xuất đủ lượng cần thiết.
Chức năng của steroid/corticosteroid là gì?
Corticosteroid có thể tác động đến cơ thể theo nhiều hướng khác nhau. Thông thường chúng sẽ được điều chế dưới dạng các loại thuốc kháng viêm mạnh để điều trị các vấn đề liên quan đến miễn dịch và một số bệnh lý như:
- Điều trị các bệnh viêm khớp dạng thấp
- Điều trị viêm đại tràng, bệnh Crohn
- Điều trị bệnh hen suyễn, viêm phế quản, phát ban
- Điều trị bệnh lupus, vẩy nến, bệnh bạch cầu, u lympho
- Điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn (một dạng của rối loạn miễn dịch, liên quan đến đông máu)
- Điều trị bệnh tan máu tự miễn
- Điều trị bệnh Addison
Mối liên hệ giữa mụn trứng cá và corticosteroid là gì?
Để làm rõ mối liên hệ giữa mụn trứng cá và corticosteroid là gì, Ngọc Dung sẽ giúp bạn tiếp cận ở hai góc độ sau:
Mặt tích cực
Theo phần định nghĩa corticosteroid là gì ở trên thì chúng ta đã biết đây là một chất kháng viêm cực mạnh. Nó được sử dụng trong điều trị nhiều loại bệnh lý khác nhau, trong đó có cả da liễu. Chính nhờ tác dụng kháng viêm mà corticosteroid cũng được kỳ vọng sẽ là một trong những thành phần trị mụn hiệu quả.
Cơ chế hoạt động của corticosteroid trong trường hợp này sẽ là:
- Giảm lưu thông máu và oxy qua các vị trí bị viêm do mụn. Nhờ đó mà các nốt mụn sẽ không thể phát triển, nhanh chóng giảm kích thước.
- Các corticosteroid sẽ cắt đứt đường truyền tín hiệu đến các tế bào bạch cầu, khi các tế bào bạch cầu không di chuyển tới các nốt mụn sẽ giảm viêm và ít hình thành mủ hơn.
Nhờ vào cơ chế trên mà khi sử dụng corticosteroid trực tiếp lên các nốt mụn có thể ức chế viêm nhanh chỉ trong vài giờ. Sau khi dùng corticosteroid thì các nốt mụn cũng được kiểm soát, không còn sưng to và gây đau nhức nữa.
Mặt tiêu cực
Mặc dù có khả năng kháng viêm và ức chế sự phát triển của mụn nhưng bản thân corticosteroid cũng là nguyên nhân gây ra mụn. Điển hình là khi sử dụng corticosteroid liều cao sẽ xuất hiện các nổi mẩn đỏ, sần cứng, mụn trứng cá thông thường và các nang trứng malassezia.
Thông thường, mụn trứng cá do dùng corticosteroid sẽ xuất hiện ở vùng lưng, cổ, cằm và ngực. Mức độ nghiêm trọng sẽ phụ thuộc vào liều lượng sử dụng, nhất là khi dùng prednisone (một dạng phổ biến của corticosteroid).
Tìm hiểu thêm: Những sai lầm trong dưỡng ẩm cho da. Khắc phục ngay trước khi quá muộn
Phân loại corticosteroid theo cấp độ
Không chỉ nên biết rõ đặc tính của corticosteroid là gì và mối liên hệ của nó với mụn, chúng ta cần phải phân biệt được các loại corticosteroid để tránh nhầm lẫn trong quá trình sử dụng. Thông thường, corticosteroid sẽ được phân loại theo cấp độ hoạt động từ nhẹ đến mạnh. Mỗi loại sẽ có tác dụng kháng viêm và tác dụng phụ khác nhau.
Dưới đây là bảng phân loại các corticosteroid phổ biến:
Cách sử dụng corticosteroid trong điều trị mụn viêm
Từ các thông tin trên đã chỉ rõ mối liên hệ giữa mụn và corticosteroid là gì. Nhưng làm sao để sử dụng corticosteroid trị mụn hiệu quả thì Ngọc Dung sẽ cung cấp thông tin cho bạn ngay bên dưới đây.
Nhưng trước hết, Ngọc Dung xin nhấn mạnh rằng việc sử dụng corticosteroid trong điều trị mụn viêm không phải là phương pháp điều trị chính thức và chỉ nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn từ bác sĩ. Các chuyên gia da liễu cũng đã khuyến cáo không nên lạm dụng thành phần này trong bất kỳ hình thức nào.
Có 2 cách dùng corticosteroid để giảm viêm do mụn gây ra mà bạn có thể tham khảo qua, nhưng tuyệt đối đừng tự ý sử dụng khi chưa có bất kỳ chẩn đoán nào từ bác sĩ da liễu.
Corticosteroid tại chỗ
Corticosteroid tại chỗ thường được sử dụng dưới dạng thuốc mỡ, kem, gel hoặc dung dịch. Các sản phẩm này thường được chỉ định cho các trường hợp viêm da tiếp xúc, bệnh lupus ban đỏ, vảy nến và cả mụn viêm. Tùy vào từng trường hợp và loại thuốc sử dụng, bác sĩ da liễu sẽ hướng dẫn cách dùng và liều lượng cụ thể.
Thường thì chỉ nên bôi corticosteroid mỗi ngày 1-2 lần. Sau khi da đã hấp thụ thì việc bạn bôi thêm vài lần trong ngày cũng sẽ không có tác dụng gì.
Liều lượng sử dụng corticosteroid thường được tính bằng đơn vị đầu ngón tay. Cụ thể là:
Liều lượng sử dụng corticosteroid dạng bôi
Đối tượng | Liều lượng |
Nam giới trưởng thành | 1 đầu ngón tay ≈ 0,5g |
Nữ giới trưởng thành | 1 đầu ngón tay ≈ 0,4g |
Trẻ em từ 4 tuổi trở lên | 1/3 so với người lớn |
Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi | 1/4 so với người lớn |
Đối với các trường hợp mụn viêm, chỉ nên chấm một lượng nhỏ lên các nốt mụn, không thoa đều khắp mặt. Bôi mỗi ngày trong thời gian khoảng 5-7 ngày hoặc nhiều hơn vài tuần. Sau khi tình trạng viêm đã được kiểm soát, nốt mụn đã co lại thì giảm cường độ và tần suất sử dụng rồi ngừng hẳn.
Lưu ý, corticosteroid tại chỗ chỉ được dùng trong thời gian ngắn để ức chế viêm, giảm sưng tấy và ngứa. Việc sử dụng lâu dài hoặc trên diện rộng có thể gây ra các tác dụng phụ không muốn cho da và sức khỏe.
Corticosteroid dạng tiêm
Ngoài dùng corticosteroid để bôi ngoài da, ở các trường hợp mụn viêm nặng, đau nhức dữ dội thì thường các bác sĩ sẽ chỉ định tiêm corticosteroid để điều trị nội tổng thương do các nang trứng cá gây ra. Các corticosteroid thường được chỉ định trong trường hợp này là:
- Triamcinolone acetonide
- Methylprednisolone acetate
- Dexamethasone
- Betamethasone
Các nghiên cứu và dữ liệu lâm sàng về việc tiêm corticosteroid vẫn còn rất hạn chế. Vì thế, các khuyến cáo về nồng độ và lượng corticosteroid an toàn cho từng ca nội tổn thương trứng cá vẫn chưa được rõ ràng. Hầu hết các chuyên gia đều khuyến nghị mức dưới 5mg/ml. Nhưng để đạt kết quả cho từng ca mụn thì vẫn chưa có con số cụ thể nhất.
>>>>>Xem thêm: Phun môi có được ăn bánh mì không? Kiêng ăn trong bao lâu?
Chính vì còn thiếu nhiều dữ liệu lâm sàng chứng minh tính hiệu quả và an toàn của corticosteroid, nên phương pháp này không phải là lựa chọn đầu tiên cho các trường hợp mụn trứng cá hay mụn viêm.
Hiện tại, để điều trị mụn và giải quyết dứt điểm các nguyên nhân gây mụn, bác sĩ da liễu thường ưu tiên sử dụng kem đặc trị, thuốc kháng sinh, dược mỹ phẩm hoặc các công nghệ tiên tiến như laser và ánh sáng xung cường độ cao. Tùy vào tình trạng mụn và cơ địa mỗi người, bác sĩ da liễu sẽ đề xuất phương án phù hợp để mang lại kết quả tốt nhất.
Nếu bạn cũng đang đau đầu với mụn thì hãy liên hệ với bác sĩ da liễu ngay để được tư vấn phương pháp điều trị hữu hiệu, thay vì tự ý sử dụng corticosteroid trong khi chưa hiểu rõ các đặc tính của corticosteroid là gì.
Nhấn vào FORM và điền thông tin để đặt hẹn tư vấn cùng bác sĩ da liễu: