Viêm da cơ địa được phân loại là một loại bệnh dị ứng, miễn dịch, mang tính di truyền. Tình trạng này có nguy cơ khởi phát từ rất sớm và có khả năng kéo dài đến suốt đời. Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định để điều trị, bạn cũng có thể kết hợp với mẹo chữa viêm da cơ địa an toàn tại nhà để cải thiện tình trạng da tốt hơn. Hãy cùng Thẩm mỹ viện Ngọc Dung tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: 18 cách và mẹo chữa viêm da cơ địa an toàn tại nhà
Contents
- 1 Viêm da cơ địa là gì? Dấu hiệu nhận biết
- 2 Viêm da cơ địa có tự khỏi không?
- 3 Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
- 4 Những mẹo chữa viêm da cơ địa tại nhà
- 4.1 Cách chữa viêm da cơ địa với lá trà xanh
- 4.2 Cách chữa viêm da với mật ong
- 4.3 Cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa với lá lốt
- 4.4 Cách trị viêm da cơ địa với dầu dừa
- 4.5 Mẹo chữa viêm da cơ địa với lá khế
- 4.6 Dùng giấm táo chữa viêm da cơ địa
- 4.7 Mẹo chữa viêm da cơ địa bằng lá ổi
- 4.8 Điều trị viêm da cơ địa tại nhà với lá bàng
- 4.9 Giảm viêm da cơ địa với cây sài đất
- 4.10 Lá muồng trâu trị viêm da
- 4.11 Mẹo chữa viêm da cơ địa với dầu tràm trà
- 4.12 Mẹo chữa viêm da cơ địa với nha đam
- 4.13 Mẹo dùng tỏi trị viêm da cơ địa
- 4.14 Sử dụng lá đơn đỏ
- 4.15 Mẹo chữa viêm da cơ địa với lá đinh lăng
- 4.16 Chườm lạnh ngoài da
- 4.17 Tắm nước ấm
- 4.18 Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học
- 5 Lưu ý khi áp dụng mẹo dân gian điều trị viêm da cơ địa tại nhà
- 6 Lời kết
Viêm da cơ địa là gì? Dấu hiệu nhận biết
Viêm da cơ địa, còn được biết đến dưới tên gọi chàm cơ địa, là một tình trạng bệnh viêm da thường xuất hiện các triệu chứng đặc trưng như da bị khô, nứt nẻ và gây ra cảm giác ngứa ngáy. Mức độ của các triệu chứng này phụ thuộc vào độ mẫn cảm của cơ địa từng người.
Do cơ chế phát triển bệnh của viêm da cơ địa rất phức tạp và không có một nguyên nhân cụ thể. Việc điều trị tình trạn này chủ yếu tập trung vào việc giảm nhẹ triệu chứng, phòng ngừa sự bùng phát và giảm thiểu các biến chứng, chứ không thể chữa trị dứt điểm hoàn toàn.
Các triệu chứng của viêm da cơ địa phụ thuộc vào tuổi tác và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các dấu hiệu phổ biến của tình trạng viêm da cơ địa có thể kể đến như:
- Trường hợp nhẹ: Làn da bị khô ráp và ngứa ngáy, có thể kèm theo mẩn đỏ nhưng không làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày hay tâm trạng và giấc ngủ của người bệnh.
- Trường hợp ở mức trung bình: Da thường xuyên gặp tình trạng khô và ngứa, đôi khi xuất hiện mẩn đỏ (có thể xuất hiện mụn nước, tiết dịch). Ở giai đoạn này đã bắt đầu gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và các hoạt động thường nhật của người mắc phải.
- Tình trạng nặng hơn: Làn da trở nên khô và ngứa ngáy liên tục, mẩn đỏ phát triển lan rộng (khu vực tổn thương có thể đổi màu, rỉ nước hoặc chảy máu). Tình trạng này khiến bệnh nhân thường xuyên mất ngủ, cảm thấy vô cùng bất tiện, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Viêm da cơ địa có tự khỏi không?
Viêm da cơ địa không thể tự khỏi, vì tình trạng bệnh lý ngoài da này có thể kéo dài và rất khó để điều trị dứt điểm. Bệnh nhân thường cần trải qua quá trình điều trị lâu dài, có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm, để tình trạng bệnh có thể được kiểm soát một cách tốt nhất. Tuy nhiên, có khả năng các biểu hiện và triệu chứng của bệnh sẽ tái phát sau thời gian được điều trị.
Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị cụ thể nào cho bệnh viêm da cơ địa. Việc phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm là rất quan trọng để cải thiện các triệu chứng gặp phải.
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Biện pháp hữu hiệu hiện tại là sử dụng các loại thuốc khác nhau như thuốc uống, thuốc mỡ, hoặc thậm chí là tiêm thuốc, để làm giảm tình trạng viêm và giảm cảm giác ngứa.
- Kem bôi làm dịu da: Kem hoặc thuốc mỡ chứa corticosteroid giúp chống khuẩn và làm giảm tình trạng ngứa ngáy. Bạn nên bôi kem theo hướng dẫn của bác sĩ, sau khi đã thực hiện bước dưỡng ẩm. Tuy nhiên, việc lạm dụng các loại kem này có thể khiến da bị mỏng, vì vậy bạn cần tuân thủ đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc chống nhiễm trùng: Khi da bị nhiễm trùng, xuất hiện vết thương hở, hoặc nứt nẻ, việc sử dụng kem kháng sinh luôn được bác sĩ khuyến nghị. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần phải dùng thuốc kháng sinh dạng uống trong một khoảng thời gian nhất định để điều trị nhiễm trùng.
- Thuốc uống: Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, việc sử dụng thuốc corticosteroid dạng uống, ví dụ như Prednisone có thể tối ưu hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, việc dùng chúng trong thời gian dài có khả năng dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Lưu ý: Bạn cần thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc bôi thuốc uống này, để đảm bảo an toàn cho da.
Những mẹo chữa viêm da cơ địa tại nhà
Viêm da cơ địa là một bệnh lý về da mãn tính, người bệnh có thể kiểm soát tình trạng này tại nhà bằng cách áp dụng một số biện pháp chăm sóc da đơn giản và hiệu quả. Dưới đây là một số mẹo chữa viêm da cơ địa khá lành tính và tiết kiệm chi phí đã được nhiều người áp dụng:
Cách chữa viêm da cơ địa với lá trà xanh
Trà xanh là một thực phẩm giàu flavonoid, đây là chất chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp chống lại gốc tự do và làm giảm các tổn thương đến tế bào. Hơn nữa, lá trà xanh còn bổ sung vitamin E, góp phần làm da trở nên mềm mại và mịn màng, đồng thời ngăn ngừa tình trạng khô da và hỗ trợ quá trình tái tạo cấu trúc da.
Để điều trị viêm da cơ địa bằng trà xanh, bạn có thể dùng nó để pha nước uống. Hoặc có thể dùng một ít lá trà xanh để nấu nước tắm từ 2-3 lần/ tuần.
Cách chữa viêm da với mật ong
Mật ong giàu các thành phần có khả năng chống vi khuẩn, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn tụ cầu, giúp ngăn chặn nhiễm trùng da thêm nặng và cản trở quá trình sinh trưởng cũng như hoạt động của các loại nấm men như Staphylococcus và Malassezia. Mật ong còn bao gồm vitamin E, các chất chống oxy hóa và khoáng chất với đặc tính kháng viêm và giảm ngứa, có thể thấy đây là một trong các mẹo chữa viêm da cơ địa rất hiệu quả mà người bệnh không nên bỏ qua.
Để thực hiện bạn cần pha mật ong với nước (từ 4 đến 6 thìa cho 200 ml nước) hoặc trộn mật ong với sữa chua hoặc chanh theo tỷ lệ 1:2 để thoa lên khu vực da bị viêm.
Cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa với lá lốt
Lá lốt giàu các chất chống oxy hóa bao gồm flavonoid, alkaloid (các hợp chất hữu cơ chứa nitơ), beta-carotene và vitamin C, những thành phần này hỗ trợ củng cố hệ miễn dịch, giảm viêm, làm giảm các triệu chứng và ngăn chặn nhiễm trùng thêm vào viêm da cơ địa.
Để thực hiện, bạn cần giã nát lá lốt, sau đó đắp lên vùng da tổn thương. Ngoài ra, bạn có thể phơi khô lá lốt và sử dụng như thức uống thay cho trà, hoặc dùng một lượng lá lốt vừa phải để nấu nước tắm.
Cách trị viêm da cơ địa với dầu dừa
Dầu dừa giàu axit lauric, giúp cải thiện độ đàn hồi của da, cùng với vitamin A và E có khả năng chống viêm, đồng thời cấp nước cho làn da, ngăn chặn tình trạng khô da và thúc đẩy khả năng phục hồi tự nhiên của da. Do đó, dùng dầu dừa sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng do hành động gãi ngứa gây ra. Để sử dụng, bạn chỉ cần thoa dầu dừa trực tiếp lên vùng da bị viêm từ 2-3 lần/ ngày để có thấy nhận thấy hiệu quả.
Mẹo chữa viêm da cơ địa với lá khế
Lá khế được ông bà xưa xem là một loại thuốc dân gian, đã được dùng để điều trị ngứa, viêm da, và tình trạng da khô từ lâu đời. Loại lá này giàu các khoáng chất như sắt, kẽm, magnesium, cùng với vitamin C và các chất chống oxy hóa bao gồm flavonoid, tanin và saponin, giúp cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể, và làm giảm cảm giác ngứa và tình trạng da bị khô.
Để giảm triệu chứng viêm da cơ địa, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:
- Tắm bằng nước lá khế: Nấu sôi một ít lá khế trong khoảng 3 – 5 phút, sau đó chắt lấy nước và pha thêm nước lạnh để tắm.
- Bôi bột lá khế: Cho lá khế trên chảo, sao đến khi lá chuyển màu nâu vàng, tiếp theo nghiền nát chúng thành bột và áp dụng lên khu vực da bị ảnh hưởng.
- Xông hơi với lá khế: Đun sôi lá khế trong khoảng 3 – 5 phút và sử dụng hơi nước để xông.
- Uống nước lá khế: Đun sôi lá khế trong 3 – 5 phút, chắt lấy phần nước và uống hai lần mỗi ngày trong khoảng 5 – 10 ngày để cải thiện triệu chứng.
Dùng giấm táo chữa viêm da cơ địa
Giấm táo là thực phẩm chứa hàm lượng axit citric dồi dào, hỗ trợ trong việc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, từ đó giảm viêm và ngứa trên da. Hơn nữa, giấm táo còn giúp điều chỉnh độ pH da, tạo điều kiện thuận lợi cho da phục hồi tự nhiên.
Cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa bằng giấm táo khá đơn giản, bạn chỉ cần dùng một ít giấm táo trộn với nước theo tỷ lệ 1:10, sau đó dùng bông thấm hỗn hợp rồi bôi lên vùng da bị viêm.
Mẹo chữa viêm da cơ địa bằng lá ổi
Lá ổi giàu chất chống oxy hóa bao gồm polyphenol, tanin và vitamin C, những thành phần này hỗ trợ quá trình tái tạo tự nhiên của da và có hiệu quả trong việc chống viêm.
Mẹo chữa viêm da cơ địa bằng lá ổi rất đơn giản, bạn chỉ cần giã nát lá ổi, tiếp đó thoa trực tiếp lên vùng da tổn thương hoặc sử dụng nước lá ổi đã đun để ngâm khu vực bị viêm từ 10 đến 15 phút hàng ngày, nhằm điều trị viêm da cơ địa một cách hiệu quả.
Điều trị viêm da cơ địa tại nhà với lá bàng
Lá bàng giàu flavonoid, tanin, phytosterol, và các chất khác có lợi trong việc giảm viêm và thúc đẩy quá trình lành vết thương nhanh chóng. Đặc biệt, tanin trong lá bàng được coi là một chất kháng khuẩn và chống viêm nhiễm hiệu quả tự nhiên. Dùng lá bàng trong điều trị viêm da cơ địa hỗ trợ kháng khuẩn cho da, nâng cao khả năng phục hồi của da, giảm cảm giác ngứa ngáy và các vấn đề về mụn sẩn,…
Bạn hãy rửa sạch khoảng 4-5 lá bàng, sau đó ngâm trong nước muối loảng 10 phút, tiếp đến giã nát lá bàng cũng với một ít muối và cắt lấy nước cốt. Dùng bông thấm phần nước cốt này để thoa lên vùng da bị viêm.
Tìm hiểu thêm: Review làm chân mày ở đâu đẹp tự nhiên và uy tín tại TPHCM?
Giảm viêm da cơ địa với cây sài đất
Cây sài đất là loại cây có lượng lớn các hoạt chất có tính dược học cao, bao gồm Flavonoid, Carotenoid, Saponin, và Chlorophyll (Chất diệp lục cô đặc)… Khi được sử dụng một cách phù hợp, sài đất có khả năng làm dịu làn da, cải thiện các vấn đề như mẩn đỏ, ngứa, sưng viêm, và hỗ trợ quá trình phục hồi da một cách hiệu quả.
Để thực hiện mẹo chữa viêm da cơ địa bằng cách này bạn hãy dùng sài đất để tắm mỗi ngày 1 lần hoặc giã nhuyễn để đắp lên vùng da bị viêm.
Lá muồng trâu trị viêm da
Lá muồng trâu chứa các hoạt chất có khả năng sát khuẩn và chống viêm hiệu quả, bao gồm acid chrysophanic, flavonoid, anthraquinone,… Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C và ethanol dồi dào trong lá cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn và virus. Do đó, lá muồng trâu có hiệu quả trong việc giảm viêm, chống khuẩn, và giúp làm giảm các triệu chứng như ngứa, mẩn đỏ, sưng và đau,… các dấu hiệu thường thấy của tình trạng viêm da cơ địa.
Bạn có thể xay nhuyễn lá muồng trâu với một ít nước và đun cho sắc lại, sau đó dùng nước này bôi lên da từ 2 đến 4 lần mỗi ngày. Ngoài ra bạn cũng có thể đun nước lá muồng trâu để tắm, đây là một trong các mẹo chữa viêm da cơ địa hiệu quả.
Mẹo chữa viêm da cơ địa với dầu tràm trà
Dầu tràm trà, giàu terpinen-4-ol, có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn mạnh mẽ, đồng thời là thành phần quan trọng trong nhiều loại thuốc diệt khuẩn. Để có hiệu quả tốt nhất, các chuyên gia da liễu khuyên dùng dầu tràm trà loãng 10%, bôi lên khu vực da bị viêm hai lần mỗi ngày.
Mẹo chữa viêm da cơ địa với nha đam
Nha đam, hay còn gọi là lô hội, có chứa một lượng lớn vitamin (bao gồm vitamin A, C, D, E, và B12), chất chống oxy hóa, và đặc biệt là saponin, giúp tăng cường hệ miễn dịch, có khả năng làm sạch, khử trùng và loại bỏ độc tố, đồng thời hỗ trợ quá trình lành thương của da.
Bạn có thể sử dụng gel từ lá nha đam đã gọt vỏ, thoa lên vùng da bị viêm da hai lần mỗi ngày để giảm thiểu các biểu hiện của tình trạng này.
Mẹo dùng tỏi trị viêm da cơ địa
Trong tỏi rất giàu chất chống oxy hóa như allicin, giúp chống lại quá trình oxy hóa của tế bào và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Acid amin và các hợp chất chứa lưu huỳnh trong tỏi còn thúc đẩy quá trình sản xuất collagen, hỗ trợ da phục hồi từ các tổn thương nhanh chóng.
Cách điều trị viêm da cơ địa rất đơn giản, bạn có thể ngâm tỏi với mật ong trong khoảng 2 tuần, sau đó uống 1 thìa mỗi lần, 2 lần mỗi ngày, hoặc giã nát tỏi và thoa nước tỏi trực tiếp lên vết thương.
Sử dụng lá đơn đỏ
Lá đơn đỏ giàu chất chống oxy hóa như saponin, coumarin, và flavonoid, giúp giảm viêm và chống khuẩn, từ đó giảm bớt các triệu chứng của viêm da cơ địa. Các cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa bằng lá đơn đỏ bao gồm: Nấu một nắm lá đơn đỏ trong 3 – 5 phút, sau đó lọc lấy nước và uống. Thực hiện liên tục trong 7 – 10 ngày có thể giúp giảm triệu chứng. Hoặc đun nước lá đơn đỏ và tắm 1 lần/ ngày
Mẹo chữa viêm da cơ địa với lá đinh lăng
Lá đinh lăng rất giàu saponin, tanin, acid amin, vitamin B1, B2, B6, C, lysin và methionin, có đặc tính kháng viêm mạnh, giúp làm giảm các biểu hiện của viêm da cơ địa. Dưới đây là một số cách chữa viêm da lá đinh lăng:
- Phơi khô lá đinh lăng và đun cùng 3 bát nước đợi đến khi còn lại khoảng 1 bát nước thì tắt bếp. Uống nước này trong vòng 10 ngày.
- Giã nát lá đinh lăng với muối và đắp trực tiếp lên khu vực da bị viêm.
Chườm lạnh ngoài da
Cách trị viêm da cơ địa bằng phương pháp chườm lạnh mang lại hiệu quả tức thì trong việc giảm triệu chứng ngứa ngáy và khó chịu. Phương pháp này giúp giảm thiểu các tác động khác lên da như gãi ngứa, nhằm tránh gây tổn thương nặng hơn cho da. Tuy nhiên, bạn không nên đặt đá trực tiếp lên da, mà nên dùng một chiếc khăn mềm và sạch để bọc bên ngoài để tránh da bị bỏng lạnh.
Tắm nước ấm
Tắm nước nóng có thể khiến da bạn trở nên khô hơn, từ đó làm cho tình trạng viêm da cơ địa trở nên tồi tệ hơn. Do đó, bạn nên chọn tắm với nước ấm. Thêm vào đó, người mắc viêm da cơ địa có thể cho thêm một ít muối biển vào nước tắm. Muối biển với khả năng sát khuẩn sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng trên da một cách hiệu quả.
Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học
Chế độ ăn uống có thể có tác động đáng kể đến việc kiểm soát và cải thiện tình trạng viêm da. Do đó, để hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa, người mắc bệnh cần tìm hiểu kỹ lưỡng về các loại thực phẩm nên được ưu tiên và những loại nên tránh, nhằm nâng cao hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng bệnh.
Một số thực phẩm cần tránh
- Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, và thịt trâu có thể làm tăng tình trạng viêm da do chứa các hoạt chất gây viêm.
- Sản phẩm từ sữa, chứa hơn 20 loại chất có thể gây dị ứng cho cơ thể và chất béo trong sữa cũng có thể làm tăng cảm giác ngứa và khó chịu.
- Hải sản có chứa hàm lượng protein lạ, có thể khiến cơ thể dễ dàng phản ứng dị ứng, dẫn đến tình trạng nổi mẩn và ngứa.
- Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành thường có hàm lượng protein cao, có thể làm tăng áp lực lên hệ tiêu hóa và gây kích ứng.
- Thực phẩm chứa chất phụ gia như màu nhân tạo, chất bảo quản, hương liệu và hóa chất độc hại cũng có khả năng gây dị ứng.
- Đồ ăn chế biến sẵn, với lượng dầu mỡ và gia vị cao, có thể làm suy giảm hệ vi sinh vật trong đường ruột, đồng thời gây áp lực lên gan và thận, làm tình trạng ngứa ngáy trở nên trầm trọng hơn.
- Trong một số trường hợp trứng có thể khiến da bị dị ứng, dẫn đến tình trạng ngứa ngáy, mưng mủ.
- Thực phẩm giàu tinh bột và đường có thể làm các triệu chứng của bệnh viêm da trở nên nghiêm trọng, đặc biệt là những loại thực phẩm như hoa quả sấy.
- Các loại thực phẩm lên men như cà muối, măng muối, dưa muối, và kim chi, chứa lượng muối cao, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng gan và gây khó khăn trong việc đào thải độc tố. Hơn nữa, lượng axit lớn trong những thực phẩm này cũng làm giảm khả năng phục hồi của da.
Một số thực phẩm nên bổ sung
- Rau củ quả là nguồn cung cấp lượng vitamin, chất xơ, các chất chống viêm, cùng kali, kẽm và nhiều khoáng chất khác, giúp làm mềm da và phục hồi tình trạng viêm da nhanh chóng.
- Thực phẩm giàu Omega 3, với đặc tính kháng viêm, cải thiện miễn dịch trong việc đối phó với các yếu tố gây bệnh, được tìm thấy nhiều trong cá hồi, cá thu, quả óc chó,…
- Thực phẩm giàu probiotics: Sữa chua và đồ uống lên men chứa lượng lớn probiotics giúp kích thích quá trình tái tạo tế bào da và cải thiện hệ miễn dịch.
- Mật ong: Việc tiêu thụ mật ong không chỉ giúp giảm viêm và giảm đau, mà còn hỗ trợ quá trình phục hồi da từ tổn thương do viêm da cơ địa.
- Thực phẩm chống viêm: Các loại thực phẩm như hạt lanh, dầu ô liu, thịt lợn, cá, cà chua và ô liu có đặc tính chống viêm tự nhiên, nên được bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của người mắc bệnh viêm da cơ địa.
- Ngũ cốc: Cung cấp protein, chất xơ, và chất béo lành mạnh, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và bảo vệ trước các nguy cơ gây bệnh.
- Nấm và thịt lợn chứa loại protein có lợi cho sức khỏe da, giúp bảo vệ da khỏi các nguy cơ gây bệnh, giảm viêm và ngăn chặn nhiễm trùng.
Lưu ý khi áp dụng mẹo dân gian điều trị viêm da cơ địa tại nhà
Để bảo vệ làn da an toàn và đạt hiệu quả cao nhất khi sử dụng các mẹo chữa viêm da cơ địa, người bệnh cần chú ý:
- Các phương pháp dân gian không thể thay thế hoàn toàn các liệu pháp chữa trị chuyên môn.
- Trước khi áp dụng, người bệnh cần nghiên cứu kỹ lưỡng bởi một số thành phần tự nhiên có thể chữa được viêm da cơ địa nhưng cũng có nguy cơ gây kích ứng da.
- Tránh gãi hay chà xát vào những vùng da bị tổn thương để ngăn ngừa nhiễm trùng da.
- Duy trì một chế độ dinh dưỡng và chăm sóc da khoa học, tránh những thực phẩm có khả năng gây dị ứng.
- Thực hiện tập luyện thể dục thể thao đều đặn để nâng cao sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch.
- Nhanh chóng thông báo cho bác sĩ về bất kỳ triệu chứng nào như phát ban, sưng đỏ, ngứa gia tăng hoặc các phản ứng phụ khác xuất hiện khi sử dụng phương pháp dân gian để điều trị viêm da cơ địa.
>>>>>Xem thêm: Cách làm tôm rim thịt ba chỉ mặn ngọt siêu ngon, vô cùng bắt cơm
Lời kết
Hy vọng rằng những mẹo chữa viêm da cơ địa được Thẩm mỹ viện Ngọc Dung gợi ý trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích để có thể thử nghiệm lúc cần thiết. phương pháp dân gian an toàn và hiệu quả trong việc điều trị viêm da cơ địa ngay tại nhà mà bạn có thể thử nghiệm khi cần.