Vì sao vết chai chân bị đau? 9 cách trị chai chân hiệu quả

Rate this post

Chai chân là một hiện tượng phổ biến ở rất nhiều người. Mặc dù không phải là bệnh lý và không ảnh hưởng đến sức khỏe, tuy nhiên tình trạng này thường khiến cho đôi chân trở thô ráp. gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến quá trình duy chuyển hàng ngày. Nếu bạn cũng đang gặp phải tình trạng này, cùng TMV Ngọc Dung khám phá ngay những cách trị chai chân tại nhà đặc biệt hiệu quả dưới đây.

Bạn đang đọc: Vì sao vết chai chân bị đau? 9 cách trị chai chân hiệu quả

Các cách trị chai chân tại nhà hiệu quả. Theo dõi ngay!

Chai chân là gì? Nguyên nhân do đâu

Chai chân là tình trạng vùng da ở chân như tại gót, mắt cá, ngón chân cái,… trở nên dày cứng và hóa sừng. Vết chai này thường có màu vàng hoặc màu be, có hình dạng tròn hoặc bầu dục. Đặc biệt, khi chạm vào, bạn sẽ cảm nhận được sự thô ráp. Đôi khi tình trạng này còn kèm theo vết nứt ở ranh giới giữa hai vùng, có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng.

Vết chai có thể dày từ vài milimet đến vài centimét, gây cảm giác khó chịu. Đặc biệt, trong trường hợp chai chân quá dày với một phần cứng ở giữa giống như đinh tán sẽ có thể làm chèn ép lên dây thần kinh, gây đau đớn, nhất là trong quá trình vận động. Tình trạng viêm nhiễm tại vùng chai cũng có thể khiến bạn cảm thấy đau nhức.

Các nguyên nhân chính gây ra tình trạng mắt cá chân bị chai, chai bàn chân, chai ngón chân thường là do chân phải chịu áp lực và ma sát liên tục trong quá trình di chuyển. Cơ thể sẽ phản ứng bằng cách giải phóng các chất viêm, thúc đẩy sản xuất tế bào mới và cuối cùng hình thành lên mảng chai. Nếu bạn có thói quen đi chân trần hoặc sử dụng giày mà không đeo tất cũng sẽ rất dễ gặp phải vấn đề này. Ngoài ra, việc đi giày chật còn khiến có thể làm các xương ngón chân bị ép chặt vào nhau, dẫn đến chai ngón chân.

Chai chân là tình trạng vùng da ở chân trở nên dày cứng và hóa sừng.

Vì sao vết chai chân bị đau?

Các vết chai chân thường có kích thước biến đổi khác nhau từ milimet đến vài centimet, thường hình thành như một cấu trúc hình nón với “nhân” cứng ở trung tâm và phần rộng hướng ra bên ngoài. Điều này tạo nên áp lực nặng lên bàn chân, đặc biệt là lên các mô xung quanh và dây thần kinh, gây ra cảm giác đau nhức nghiêm trọng. Ngoài ra, chai chân còn có thể chuyển biến nặng sang bị viêm do ma sát và nhiễm trùng, gây nên cảm giác đau rát.

Các vết chai có thể làm chèn ép dây thần kinh ở chân gây cảm đau nhức

9 cách trị chai chân tại nhà hiệu quả

Để nhanh chóng khắc phục tình trạng này, bạn có thể áp dụng ngay những cách trị vết chai chân dưới đây!

1. Trị chai bàn chân với nghệ

Nghệ là một trong những nguyên liệu tự nhiên nổi tiếng trong các phương pháp làm đẹp của nhiều chị em. Từ xa xưa củ nghệ đã được biết đến với khả năng kháng khuẩn chữa lành vết thương hiệu quả. Đặc biệt, đối với những vết chai sần, chảy máu đau nhức, nghệ sẽ giúp làm giảm nhanh cảm giác khó chịu.

Bạn hãy trộn đều 1 thìa bột nghệ, 1.5 thìa mật ong và một ít nước ấm để tạo thành một hỗn hợp dẻo Tiếp theo,  thoa đều hỗn hợp này lên khu vực da chân bị chai. Đợi cho đến khi hỗn hợp khô lại, sau đó rửa sạch với nước ấm.

Cách trị chai bàn chân đơn giản, hiệu quả tại nhà với nghệ

2. Chữa chai chân với nước muối ấm

Nước muối ấm cũng là một phương pháp đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả trong việc xử lý các vết chai lòng bàn chân hoặc vết chai tay. Bạn chỉ cần thêm nắm muối vào chậu nước ấm và ngâm chân trong đó khoảng 10 phút, để giúp làm mềm lớp da chết và chuẩn bị tốt cho bước loại bỏ chai. Sau khi lớp da chết đã mềm, bạn hãy sử dụng một chiếc giũa chân hoặc đá bọt nhẹ nhàng chà xát những lớp vết chai chân bên trên cùng.

Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn hãy nhẹ nhàng xử lý vết chai hàng ngày một chút sau khi tắm, để giúp quá trình loại bỏ được diễn ra một cách tự nhiên và không gây hại cho da.

Chữa chai chân với nước muối ấm tại nhà

3. Trị chai chân với hành tây

Hành tay cũng là một trong những nguyên liệu tự nhiên đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị tình trạng chai chân.  Nhờ vào hàm lượng chất chống oxy hóa cao, hành tây giúp loại bỏ vết chai, chữa lành các tổn thương và làm mềm làn da, giảm bớt cảm giác khó chịu từ những vết chai lòng bàn chân lâu năm. 

Cách thực hiện: Bạn chỉ cần cắt đôi củ hành tây và chà nhẹ lên vùng da bị chai trong vòng 3 phút, sau đó thái hành thành lát mỏng và đặt lên vùng da cần điều trị, giữ chúng qua đêm.

Sử dụng hành tây để chữa chai gót chân đơn giản hiệu quả

4. Chữa chai chân với tỏi

Tương tự như hành, tỏi cũng là một nguyên liệu chữa chai chân đơn giản hiệu quả tại nhà. Bạn chỉ cần cắt đôi củ tỏi và chà nhẹ nhàng lên khu vực da bị chai gót chân trong khoảng 2 – 3 phút. Sau đó, tiếp tục thái tỏi thành các lát mỏng và đặt chúng lên vùng da bị chai, dùng băng gạc để cố định lại. Để qua đêm và rửa sạch lại với nước vào sáng hôm sau

Áp dụng mẹo này mỗi tối sẽ giúp cải thiện rõ rệt tình trạng chai lòng bàn chân, mang lại làn da mềm mại và khỏe mạnh hơn.

Cách trị chai chân tại nhà với tỏi

5. Cách chữa chai chân với bột yến mạch

Bột yến mạch có hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, cùng với khả năng làm dịu da mạnh mẽ, là lựa chọn lý tưởng để chăm sóc da tại nhà, đặc biệt là trong việc trị gót chân bị chai. Ngoài ra, yến mạch còn nổi tiếng với công dụng tẩy tế bào chết hiệu quả.

Cách thực hiện: Bạn hãy đun sôi bột yến mạch với một ít nước trong 5 phút để tạo thành một hỗn lợp đặc sệt. Tiếp theo, chờ hỗn hợp nguội bớt thì lọc tách phần bột yến mạch ra và đắp lên vùng da chân bị chai sần. Giữ nguyên hỗn hợp trên da khoảng 10 – 15 phút, sau đó rửa sạch với nước.

Để đạt kết quả tốt nhất, bạn hãy thực hiện phương pháp này khoảng hai lần mỗi ngày. 

Tìm hiểu thêm: Nám Hori là gì? Nguyên nhân và cách điều trị nám Hori hiệu quả

Cách chữa chai lòng bàn chân hiệu quả tại nhà với bột yến mạch

6. Chữa chai chân với giấm

Giấm trắng có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn vượt trội, được nhiều chị em sử dụng để tẩy tế bào chết cho da tay chân tại nhà. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng giấm trắng để chữa cách vết chai chân. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, mỗi tối trước khi đi ngủ, hãy pha loãng giấm với nước theo tỷ lệ 1:3, sau đó thoa hỗn hợp này lên khu vực bị ảnh hưởng.

Để đạt được kết quả tốt nhất, sử dụng một miếng bông gòn thấm dung dịch giấm rồi đặt chúng lên vết chai. Cố định miếng bông với băng gạc để giữ chúng cố định trên da qua đêm.

Làm mềm cục chai dưới bàn chân bằng giấm trắng

7. Trị vết chai chân với dứa

Quả dứa có hàm lượng enzyme bromelain dồi dào, có khả năng làm mềm và loại bỏ những vết chai sạn một cách nhanh chóng. Hơn nữa, axit tự nhiên trong dứa giúp tẩy đi lớp tế bào chết hiệu quả. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C cùng với các khoáng chất khác trong dứa, còn giúp thúc đẩy quá trình tái tạo da, giảm thiểu cảm giác khó chịu và đẩy nhanh sự phục hồi của vùng da bị tổn thương do chai sạn. Để thực hiện phương pháp này, bạn chỉ cần cắt dứa thành các lát mỏng và đặt chúng lên vùng da bị chai và giữ chúng qua đêm.

Cách chữa chai ngón chân đơn giản tại nhà với dứa tươi

8. Chữa vết chai chân với chanh tươi

Chanh tươi cũng là một trong những thành phần không thể thiếu trong nhiều phương pháp làm đẹp da tự nhiên của nhiều chị em. Hàm lượng acid tự nhiên trong nước cốt chanh không chỉ giúp tẩy tế bào chết, mà còn có khả năng làm mềm và dần làm mềm vết chai gót chân. Hơn nữa, chanh còn được biết đến với công dụng loại bỏ mùi hôi chân và vi khuẩn, làm sạch đôi chân của bạn.

Cách sử dụng chanh để trị gót chân bị chai hoặc các vùng chai khác vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần cắt chanh tươi thành từng lát mỏng và đặt các lát chanh trực tiếp lên vùng da bị chai chân. Sử dụng gạc hoặc đeo tất để cố định lát chanh, giữ chúng qua đêm.

Áp dụng phương pháp này đều đặn mỗi ngày để nhanh chóng loại bỏ những vết chai chân “xấu xí”, duy trì sự khỏe mạnh và sạch sẽ cho đôi chân của mình.

Cách chữa gót chân bị chai bằng nước chanh tươi

9. Cách chữa chai chân bằng acid salicylic

Axit salicylic là một thành phần mạnh mẽ, có khả năng loại bỏ tế bào chết và vết chai sần ở chân hiệu quả, đặc biệt quanh vùng gót chân bị chai. Nó làm mềm và phân tách các tế bào da chết, giúp các lớp da chai sần bong tróc và làm mất đi vết chai một cách tự nhiên.

Bạn hãy chuẩn bị: Đá bọt, axit salicylic dạng gel hoặc lỏng, nước ấm. Sau đó ngâm chân trong nước ấm khoảng 5 phút để làm mềm da. Lau khô và dùng đá bọt nhẹ nhàng chà xát lên vùng da bị chai, để loại bỏ lớp da chai cứng. Thoa một lượng vừa đủ axit salicylic lên vết chai và giữ nguyên trong khoảng 5 phút. Cuối cùng rửa sạch lại với nước.

Để đạt kết quả tốt nhất, hãy áp dụng phương pháp này từ một đến hai lần mỗi ngày trong ít nhất hai tuần. Sự kiên trì và thực hiện đều đặn sẽ mang lại cho bạn kết quả ấn tượng, giúp làn da trở nên mềm mịn và khỏe mạnh, loại bỏ hoàn toàn chai gót chân.

Cách chữa chai chân bằng acid salicylic

Khi trị chai chân cần lưu ý gì?

Để quá trình điều trị gót chân bị chai đạt được hiệu quả như mong muốn, đồng thời ngăn ngừa tình trạng này tái phát, bạn cần lưu ý những yếu tố sau đây: 

  • Hãy chọn giày phù hợp, tránh những đôi giày quá chật, quá cao hoặc có mũi nhọn, như vậy có thể giảm thiểu áp lực lên chân, tránh làm bị chai ngón chân cái, chai lòng bàn chân.
  • Trong trường hợp vết chai chảy máu hoặc nứt nẻ sâu, bạn cần giữ vùng tổn thương sạch sẽ để phòng tránh nhiễm trùng.
  • Trong quá trình điều trị, tuyệt đối không tự ý cắt, cạo vào vết chai vì có thể gây nhiễm trùng, chảy máu và tổn thương da.

Nếu những biện pháp tại nhà không mang lại sự cải thiện, hoặc gặp phái các dấu hiệu như: vết hai chân xuất hiện ở người mắc bệnh tiểu đường, vùng da bị chai có dấu hiệu biến dạng bất thường, vết chai gây đau nhức, loét hoặc có dấu hiệu của nhiễm trùng như chảy mủ. Thì bạn hãy thăm khám với các bác sĩ để được tư vấn các phương pháp điều trị chuyên sâu hơn.

Lựa chọn giày phù hợp với chân, không quá chật để ngăn ngừa tình trạng chai chân

Cách phòng ngừa chai chân

Để tránh sự hình thành của chai gót chân, quy tắc vàng là tránh xa những đôi giày quá chật và gây áp lực lên chân. Lựa chọn tối ưu là những đôi giày có gót thấp, thoáng đãng, đảm bảo không gian rộng rãi xung quanh các ngón chân, giúp chân của bạn thoải mái mà không bị chèn ép.

Thêm vào đó, việc sử dụng vớ không chỉ mang lại cảm giác dễ chịu mà còn đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu ma sát giữa chân và giày, từ đó ngăn chặn sự phát triển của chai gót chân hiệu quả. Ngài ra bạn cũng nên giữ cho da chân sạch sẽ khô ráo, cũng như thường xuyên tẩy tế bào chết ở chân định kỳ và sử dụng kem dưỡng ẩm giúp da bàn chân luôn mềm mại tránh bị chai sần.

>>>>>Xem thêm: Thoa serum bao lâu thì thoa kem dưỡng? Giải đáp các thắc mắc liên quan

Đeo tất để giảm thiểu ma sát với giày ngăn ngừa chai chân

Lời kết

Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn tìm được phương pháp trị chai chân phù hợp với tình trạng da của mình, từ đó nhanh chóng lấy lại đôi bạn chân hồng hào, mịn màng. Ngoài ra, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên, đừng ngần ngại liên hệ ngay đến Hotline *3232 để được tư vấn miễn phí bởi chuyên gia da liễu tại TMV Ngọc Dung.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *