Rộp da lòng bàn chân xảy do sự tích tụ chất lỏng trong mô mềm của nhân, dẫn đến tình trạng sưng tấy. Mặc dù đây là một hiện tượng khá phổ biến và hầu như không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tuy nhiên tình trạng này lại gây ra nhiều cảm giác khó chịu và ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sinh hoạt của nhiều người.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân và cách trị rộp da lòng bàn chân tại nhà
Trong một số trường hợp nghiêm trọng, tình trạng rộp, phồng chân có thể là biểu hiện của các vấn đề sức khỏe cụ thể cần được chú ý và xử lý. Cùng Thẩm mỹ viện Ngọc Dung tham khảo thêm những thông tin chi tiết về nguyên nhân và cách xử lý tình trạng này kịp thời bên dưới nội dung sau.
Contents
Bị phồng chân, rộp chân là gì?
Rộp da lòng bàn chân là tình trạng hình thành các túi phồng chứa chất lỏng dưới da, có kích thước đa dạng từ nhỏ cho đến lớn. Những vết phồng này thường xuất hiện ở khu vực gót chân và lòng bàn chân. Ngoài ra, chúng cũng có thể xuất hiện trên ngón tay hoặc tay. Phồng chân có thể khiến việc di chuyển trở nên đau đớn và khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng vận động hàng ngày.
Các triệu chứng thường gặp khi da chân bị phồng rộp
Rộp da lòng bàn chân có thể được nhận biết qua các triệu chứng như: da bị ửng đỏ, có cảm giác nóng rát, đau nhức và thậm chí là ngứa. Mặc dù phần lớn các vết phồng sẽ tự hết trong khoảng từ 3 đến 7 ngày mà không cần can thiệp y tế, tuy nhiên cũng có những trường hợp nặng, cần phải được điều trị kịp thời. Dưới đây là các triệu chứng thường gặp của tình trạng này.
- Vết phồng da chân gây ra đau đớn nghiêm trọng, khiến bạn khó chịu.
- Các triệu chứng khác như da khô, bong tróc, nổi mẩn đỏ, mụn nước.
- Có cảm giác ngứa nhiều vào ban đêm
- Khi vết phồng chuyển nặng có thể chảy mủ màu vàng hoặc xanh lá, kèm theo đau, sưng đỏ và cảm giác nóng tại vùng tổn thương.
Do đó nếu trong trường hợp các triệu chứng rộp chân chuyển biến nặng, bạn cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và hỗ trợ điều trị.
Nguyên nhân gây rộp da lòng bàn chân
Tình trạng phồng rộp da lòng bàn chân có thể hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, tiêu biểu như:
- Bị phồng chân do nhiễm nấm: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến việc chân bị bóc vảy. Khi gặp tình trạng này bạn rất khó có thể nhận biết vì hoàn toàn không có cảm giác ngứa rát hay khó chịu.
- Cháy nắng: Các chuyên gia chỉ ra rằng, chân bị cháy nắng cũng có thể gây ra tình trạng rộp da lòng bàn chân và các vấn đề da liễu khác. Do đó, việc bảo vệ chân khỏi tác động của tia UV là vô cùng cần thiết.
- Chân bị phồng rộp nước do chàm bội nhiễm: Đây là một bệnh lý da liễu xuất hiện do làn da bị giãn nở, gây nên hiện tượng lột da, ngứa và khô da, bao gồm cả ở bàn chân.
- Da bị phồng rộp đau rát do mất nước: Mất nước không chỉ gây mệt mỏi cho cơ thể và giảm trao đổi chất mà còn dẫn đến tình trạng da khô, bong tróc, bao gồm cả ở chân.
- Quá trình tự nhiên của cơ thể: Đôi khi, rộp da lòng bàn chân cũng có thể là một phần của quá trình thay da tự của cơ thể. Đối với tình trạng này bạn có thể sử dụng đá bọt hoặc chà nhẹ có thể giúp loại bỏ tế bào da chết và thúc đẩy quá trình tái tạo da mới.
- Phồng rộp chân do ma sát: Tình trạng này thường xảy ra do ma sát từ quần áo hoặc dụng cụ thể thao, khiến lớp da bên ngoài tách rời và làm dịch lỏng tích tụ. V
- Các yếu tố khác: Bao gồm da ẩm, chân bẹt, viêm tấy ở kẽ ngón chân, và các bệnh lý khác như viêm thần kinh ngoại biên, xơ vữa động mạch chi dưới, suy tĩnh mạch, viêm khớp bàn chân, nhiễm nấm da, và nhiễm virus da.
Hiểu rõ về các nguyên nhân này giúp bạn có biện pháp phòng tránh và điều trị phù hợp, duy trì sức khỏe tốt cho đôi chân.
Phồng rộp da chân có nguy hiểm không?
Nhìn ching tình trạng này không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, việc lơ là không chăm sóc hoặc điều trị kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn.
- Trong giai đoạn đầu, tình trạng bong tróc da chân có thể không gây ra bất kỳ sự khó chịu nào ngoài vấn đề thẩm mỹ. Tuy nhiên theo thời gian, nếu tình trạng này không được giải quyết kịp thời, làn da có thể trở nên khô và thô ráp, thậm chí là mất đi các dấu vân tự nhiên của da, dẫn đến viêm da cơ địa và các vấn đề khác.
- Ở giai đoạn nặng hơn, có thể xuất hiện mụn nước tiết dịch mà không có vảy da, xuất hiện khu vực da đỏ lan rộng, gây ra cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. Việc gãi liên tục có thể làm tổn thương da, tạo điều kiện cho nhiễm trùng phát triển.
Mặc dù bong tróc da chân có vẻ như là một vấn đề nhỏ, nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời, nó có thể trở thành một vấn đề lâu dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày và gây ra những khó khăn trong việc đi lại và sinh hoạt. Do đó, việc chăm sóc và điều trị đúng cách là rất quan trọng để duy trì sức khỏe và vẻ đẹp của da chân.
Tìm hiểu thêm: Thực đơn giảm cân hiệu quả nhanh, an toàn, đủ chất, dễ làm
Bị phồng chân làm sao hết?
Dưới đây là một số phương pháp điều trị tình trạng rộp da lòng bàn chân mà bạn không nên bỏ qua:
Cách trị phồng chân tại nhà hiệu quả
Việc áp dụng đúng phương pháp điều trị sẽ giúp bạn giảm nhanh các cơn đau rát, đồng thời hạn chế sự lan rộng của các nốt rộp, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Dưới đây là những phương pháp khắc phục tình trạng này hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua:
- Đối với nốt phồng nhỏ chưa vỡ: Các nốt phồng nhỏ thường không gây đau. Bạn hãy để chúng tự lành, bạn có thể bảo vệ các nốt phồng bằng cách sử dụng băng dán y tế che lại, lưu ý không nên dán quá chật nhé.
- Đối với những nốt phồng có lỗ vỡ nhẹ: Bạn có thể đặt miếng dán lên khu vực tổn thương và nhẹ nhàng vuốt để làm phẳng vùng da xung quanh, hãy tránh làm vỡ nốt phồng nhiều hơn.
- Trường hợp nốt phồng vỡ nặng: Đầu tiên bạn cần làm sạch vùng da tổn thương với xà phòng và nước ấm, sau đó áp dụng sản phẩm kháng sinh như polymyxin B hoặc bacitracin để phòng tránh nhiễm trùng, tiếp theo là băng bằng gạc sạch hoặc băng dính y tế.
- Nếu nốt phồng lớn và gây đau đớn: Trong trường hợp này, bạn có thể cần làm vỡ nốt phồng để loại bỏ chất lỏng bên trong nhưng lưu ý chỉ thực hiện khi thật sự cần thiết do rủi ro nhiễm trùng cao. Rửa sạch vùng da và tay, khử trùng kim bằng cồn, sau đó dùng kim đâm một lỗ nhỏ gần mép của nốt phồng để dịch thoát ra. Sau khi làm sạch và khô vùng tổn thương, áp dụng thuốc mỡ kháng sinh và băng lại cẩn thận bằng gạc sạch hoặc băng dính cá nhân.
Đồng thời, để ngăn chặn tình trạng rộp da lòng bàn chân không trở nên nặng hơn, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Sử dụng kem dưỡng ẩm đều đặn: Hãy thoa kem dưỡng ẩm hai lần mỗi ngày để nuôi dưỡng da, giảm viêm nhiễm và làm dịu cảm giác đau rát, giúp da trở nên mềm mại và mịn màng hơn.
- Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất gây hại cho da: Cố gắng tránh xa các chất tẩy rửa, xà phòng và kim loại nặng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng da bong tróc. Sự tiếp xúc với những chất này có thể kích thích da, gây ra phản ứng tiêu cực và làm cho tình trạng da tồi tệ hơn.
>>Xem thêm: Nứt gót chân: Nguyên nhân và cách trị nứt gót hiệu quả
Cách trị chân bị rộp nước với nguyên liệu nhiên nhiên
Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả trong quá trình điều trị rộp da lòng bàn chân, bạn cũng có thể áp dụng thử một số cách trị phồng chân tại nhà an toàn với nguyên liệu tự nhiên dưới đây:
- Sử dụng nha đam: Với khả năng kháng viêm và làm dịu tuyệt vời, gel nha đam có thể được áp dụng trực tiếp lên vùng da bị rộp da để giảm sưng và thúc đẩy quá trình hồi phục. Đơn giản chỉ cần áp dụng gel lên vùng tổn thương, để khô tự nhiên, rồi rửa sạch với nước.
- Muối Epsom: Hoạt động bằng cách hút ẩm và làm khô nốt phồng chân, giúp giảm viêm và thúc đẩy lành thương. Thêm 1-2 muỗng muối Epsom vào bồn tắm hoặc chậu ngâm chân, ngâm chân trong khoảng 15 phút, sau đó lau khô và áp dụng một lớp kem dưỡng ẩm. Duy trì việc này hàng ngày để cải thiện.
- Tinh dầu trà xanh: Được biết đến với khả năng kháng khuẩn và săn se da, giúp vết rộp chân nhanh chóng hồi phục. Pha loãng tinh dầu trà xanh với nước theo tỷ lệ 1:3, sau đó dùng bông gòn thấm hỗn hợp này và áp dụng lên vùng da bị tổn thương. Giữ khoảng 10 phút trước khi rửa sạch. Áp dụng 2-3 lần mỗi ngày để thấy sự cải thiện.
Lưu ý: Trong trường hợp các nốt phồng chân xuất phát từ các vấn đề bệnh lý hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng di chuyển, bạn nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ để nhận được phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời.
Những cách phòng ngừa rộp da lòng bàn chân
Áp dụng những thói quen sau mỗi ngày có thể giúp bạn ngăn chặn hiệu quả việc hình thành phồng rộp trên chân:
- Sử dụng phấn rôm: Giữ cho đôi chân luôn khô thoáng bằng cách sử dụng phấn rôm giúp giảm thiểu độ ẩm và ma sát, từ đó ngăn ngừa việc phát triển của phồng rộp.
- Luôn mang vớ khi đi giày: Luôn mặc vớ khi sử dụng giày để tạo lớp đệm, hạn chế sự ma sát trực tiếp giữa da và giày, giảm nguy cơ hình thành phồng rộp.
- Lựa chọn những loại giày vừa vặn, phù hợp: Lựa chọn giày thoải mái và vừa khít với chân sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi di chuyển và vận động, từ đó hạn chế tình trạng phồng rộp.
- Tránh mang giày khi chân phồng rộp chưa lành: Khi các nốt phồng rộp vẫn đang trong quá trình lành, bạn nên tránh mang giày hoặc thực hiện các hoạt động nặng nhọc để không làm tổn thương thêm.
- Massage chân với lanolin: Thoa lanolin, một loại chất béo chiết xuất từ lông cừu, lên chân mỗi tối trong vòng một tháng trước khi tham gia vào các hoạt động đi bộ hoặc chạy bộ lớn giúp bảo vệ da chân.
Việc thực hiện những thói quen này hàng ngày sẽ giúp giảm thiểu đáng kể nguy cơ phát triển phồng rộp, giữ cho đôi chân của bạn khỏe mạnh và thoải mái.
>>>>>Xem thêm: Triệt lông bằng mỡ trăn hiệu có hiệu quả không? Cần lưu ý gì
Lời kết
Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn nhanh chóng tìm được nguyên nhân cũng như cách điều trị tình trạng rộp da lòng bàn chân an toàn hiệu quả tại nhà, từ đó nhanh chóng lấy lại làn da sáng khỏe, thoải mái. Ngoài ra, nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên, đừng ngần ngại liên hệ ngay đến Hotline *3232 để được tư vấn miễn phí bởi chuyên gia da liễu tại TMV Ngọc Dung.