Da khô: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc

Rate this post

Tình trạng da khô không chỉ khiến nhiều người tự ti vì vẻ ngoại hình thiếu sức sống và mà còn gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày như cảm giác ngứa ngáy và da bị bong tróc. Vấn đề này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên nếu bạn có thể nhận biết và tìm cách khắc phục sớm, làn da của bạn sẽ nhanh chóng được phục hồi sáng khỏe, mịn màng hơn. Cùng Thẩm mỹ viện Ngọc Dung tìm hiểu nguyên nhân da bị khô và cách phòng ngừa hiệu quả bên dưới nội dung sau. 

Bạn đang đọc: Da khô: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc

Da khô: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa. Tham khảo ngay!

Da khô là như thế nào?

Da khô là gì? Da khô là kết quả của tình trạng thiếu độ ẩm trong lớp biểu bì da, dẫn đến việc da khô bong tróc và xuất hiện các vảy nhỏ màu trắng hoặc cảm giác khô da và hơi sần khi chạm vào. Tình trạng da thiếu độ ẩm cũng có thể làm cho làn da trở nên mờ màu và thiếu sức sống hơn.

Da bị khô không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn có thể dẫn đến tình trạng ngứa ngáy (được gọi là viêm ngứa), tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nó. Trong những trường hợp da bị khô cực kỳ nghiêm trọng, làn da có thể xuất hiện những vết nứt sâu và thậm chí chảy máu, gây ra những khó khăn không nhỏ trong cuộc sống hàng ngày.

Da mặt khô là kết quả của tình trạng thiếu độ ẩm trong lớp biểu bì da, dẫn đến việc da dễ dàng bong tróc

Các triệu chứng biểu hiện của da khô

Dưới đây là một số đặc điểm da khô phổ biến mà bạn có thể tham khảo: 

  • Da khô ở mức độ nhẹ: Tại vùng da mặt khô sẽ cảm thấy căng và có cảm giác châm chích nhẹ, đặc biệt sau khi tắm hoặc sau khi tiếp xúc với các dung dịch như sữa rửa mặt. Da trở nên thiếu ẩm, không mịn màng do tế bào da mất nước và lượng tế bào chết tích tụ trên bề mặt.
  • Da khô ở mức độ trung bình: Bên cạnh các triệu chứng da bị khô nhám ở mức độ nhẹ, ở mức độ trung bình làn da sẽ xuất hiện các vết nứt và rạn nứt trên bề mặt. Lớp da trên bề mặt có dấu hiệu bong tróc, mặc dù tình trạng này không gây đau đớn, khó chịu nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến tình thẩm mỹ, đặc biệt là vùng da mặt.
  • Khô da ở mức độ nặng: Da sẽ xuất hiện các vùng bong tróc, vết nứt sâu hơn và có thể chảy máu, gây ra cảm giác ngứa rát và khó chịu. Mỗi mức độ khô da mặt sẽ có những dấu hiệu riêng biệt, ngoài ra còn có một số dấu hiệu khác dễ nhận biết như vùng da khô thường có màu sậm hơn và thiếu sức sống hơn các vùng khác. Da mặt khô cũng có dấu hiệu hình thành nếp nhăn do mất độ đàn hồi khi không đủ độ ẩm. Ngoài ra, da khô cũng trở nên nhạy cảm và dễ gặp các vấn đề dị ứng và viêm da.

ở mức độ trung bình lớp da trên bề mặt có dấu hiệu bong tróc gây ảnh hưởng đến tình thẩm mỹ

Các loại da khô thường gặp 

Da khô nứt nẻ: Da khô nứt nẻ thường gây ra cảm giác đau đớn, da trở nên sần sùi và thường xảy ra trên tay, mặt và đặc biệt là môi. Nguyên nhân của tình trạng này là do da thiếu hoặc giảm dầu tự nhiên có vai trò bảo vệ. Khô da mặt nứt nẻ thường xảy ra trong thời tiết lạnh hoặc sau khi tiếp xúc với nước nhiều lần. 

Da bị khô do thiếu nước: Tình trạng này có thể xảy ra với mọi loại da, da bị khô do thiếu nước thường sẫm màu và có dấu hiệu lão hóa sớm như nếp nhăn và mất tính đàn hồi. Có một số dấu hiệu có thể nhận biết tình trạng da mặt khô thiếu nước như: xuất hiện quầng thâm dưới mắt, da sạm màu, xuất hiện nếp nhăn và có cảm giác ngứa nhẹ. 

Da khô ngứa: Da khô ngứa là tình trạng khi da gây cảm giác khó chịu và muốn gãi. Da ngứa có thể xuất hiện trên một số vùng cụ thể như cánh tay, chân hoặc toàn bộ cơ thể. Ngoài ra, da ngứa có thể đi kèm với các dấu hiệu như da đỏ, sưng, mụn nước, nứt nẻ, sần sùi hoặc có vảy. Nguyên nhân của ngứa có thể là do da bị kích ứng, viêm nhiễm hoặc các vấn đề khác.

Da khô mụn: Mặc dù mụn thường xuất hiện trên da dầu, nhưng da khô cũng có thể gặp phải vấn đề mụn. Tình trạng da bị khô có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông và dẫn đến việc hình thành mụn. 

Da khô sần: Hay da sần sùi là tình trạng bề mặt da khi sờ vèo có cảm giác khô ráp không mịn màng. Các nốt sần có thể cứng hoặc mềm và có thể di chuyển. Đa số tình trạng da sần là không nguy hiểm và không liên quan đến ung thư. Các nguyên nhân gây ra da bị khô sần có thể bao gồm chấn thương, mụn, nốt ruồi, mụn cóc, túi nhiễm trùng, u nang, chai, phản ứng dị ứng như mề đay, sưng hạch bạch huyết và thủy đậu.

Da khô sần là tình trạng da bị nổi lên không đều

Những nguyên nhân da khô thường gặp

Tình trạng da bị khô có thể xuất phát từ nhiều yếu tố như: môi trường, cách chăm sóc da không đúng hoặc cũng có thể do các bệnh lý như vẩy nến và viêm da cơ địa. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác, dưới đây là một số nguyên nhân da khô thường gặp.

Do thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao

Làn da có thể xuất hiện những dấu hiệu khô ráp khi chúng ta tiếp xúc lâu với nhiệt độ cao, như khi làm việc trong bếp, tiếp cận các nguồn nhiệt như lò sưởi, hoặc tham gia vào các công việc tại các lò rèn và đúc kim loại…

Do môi trường, khí hậu

Khí hậu đóng vai trò quan trọng trong quá trình hydrat hóa da. Do đó, nhiệt độ môi trường cũng là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến độ ẩm, dẫn đến tình trạng bị khô da. Tại những khu vực có khí hậu thiếu độ ẩm như sa mạc hoặc vùng có khí hậu lạnh và gió mạnh thường gây khô da.

Đồng thời tình trạng khô da mặt thường nặng hơn trong mùa đông, do đó đòi hỏi bạn phải có chế độ chăm sóc da mùa đông chuyên biệt cho làn da để cải thiện tình trạng khô da.

Tìm hiểu thêm: Tẩy nốt ruồi có ảnh hưởng đến tướng số không? Có xui không?

Khí hậu cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến độ ẩm của làn da

Do chăm sóc da không đúng cách

Việc rửa mặt, tắm quá nhiều hoặc chà xát quá mạnh hay sử dụng những loại sữa tắm có chứa chất tẩy cũng có thể là nguyên nhân làm da mặt khô. Việc tắm nước nóng trong thời gian dài, cũng như chà xát da quá mạnh sẽ làm mất độ ẩm tự nhiên của da. Ngoài ra, việc rửa mặt quá thường xuyên cũng có thể làm loại bỏ lớp dầu tự nhiên trên da của bạ từ đó làm da mặt bị khô hơn.

Việc chà xát quá mạnh hay sử dụng những loại sữa tắm có chứa chất tẩy cũng có thể là nguyên nhân gây khô da

Do rối loạn nội tiết tố

Sự biến đổi của một số nội tiết tố trong cơ thể, đặc biệt là estrogen và testosterone, có thể ảnh hưởng đến độ ẩm và lipid trong da. Hiện tượng này thường trở nên rõ rệt hơn sau thời kỳ mãn kinh, khi lượng estrogen được tiết ra trong cơ thể giảm, làm cho da trở nên khô hơn. Bên cạnh đó, trong thời gian mang thai làn da cũng có thể trở nên khô sạm do các thay đổi nội tiết tố và nhu cầu nước tăng cao trong cơ thể.

Do tuổi tác, lão hóa

Tuổi tác càng cao, các chức năng của tuyến mồ hôi và tuyến nhờn bắt đầu tiết ra ít hơn, gây mất đi độ ẩm tự nhiên của da. Đồng thời, lượng nước trong da và khả năng giữ nước cũng dần giảm đi. Các yếu tố này dẫn đến tình trạng khô da mặt, gây ra quá trình lão hóa da và hình thành nếp nhăn. 

Tuổi tác càng cao tuyến mồ hôi và tuyến nhờn bắt đầu tiết ra ít hơn làm mất độ ẩm tự nhiên của da

Do tình trạng sức khỏe và di truyền

Yếu tố di truyền cũng ảnh hưởng đến sự cân bằng độ ẩm của da. Da dầu và da khô là những loại da mà có thể được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngoài ra một số bệnh về da như viêm da cơ địa, vẩy nến, tiểu đường và da vẩy cá cũng có thể làm da bị khô.

Da khô ráp do chế độ ăn uống

Tương tự như những bộ phận khác của cơ thể, làn da cũng cần được cung cấp những chất dinh dưỡng quan trọng để duy trì sự mịn màng. Những dưỡng chất này bao gồm các axit béo không bão hòa và các loại vitamin. Khi cơ thể thiếu hụt bất kỳ chất dinh dưỡng nào thì cũng có thể làm cho da trở nên khô hơn. Để hiểu rõ hơn về những chất dinh dưỡng cần bổ sung giúp hạn chế khô da bạn hãy tham khảo bài viết Da khô thiếu chất gì.

Chế độ ăn thiếu khoa học cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô da

Cách chăm sóc da, và chữa trị để phòng ngừa da bị khô

Da khô nên làm gì? Dưới đây là một số lưu ý và giúp bạn chăm sóc da khô và phòng ngừa tình trạng khô da hiệu quả hơn: 

Thường xuyên dưỡng ẩm cho da

Dưỡng ẩm luôn luôn là bước quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cho làn da của bạn. Kem dưỡng ẩm sẽ giúp làn da được cung cấp đủ nước đồng thời bảo vệ hàng rào bảo vệ tự nhiên của da. Hãy sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày, đặc biệt là trên tay. Nếu bạn có kế hoạch ra ngoài, đừng quên sử dụng kem dưỡng ẩm kết hợp với kem chống nắng phổ rộng với chỉ số SPF ít nhất là 30, ngay cả trong những ngày có nhiều mây. 

>>>>>Xem thêm: Cách làm cánh gà chiên nước mắm giòn ngon cực đơn giản

Dưỡng ẩm là bước quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cho làn da của bạn

Bên cạnh việc cấp ẩm bằng các phương pháp bôi thoa thông thường, bạn cũng có thể chăm sóc da chuyên sâu với những liệu pháp trẻ hóa da bằng công nghệ hiện đại tại TMV Ngọc Dung, sự kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ làm đẹp thế hệ mới cùng tinh chất cấp ẩm, tái tạo làn da độc quyền hứa hẹn sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại làn da mịn mướt, rút ngắn thời gian phục hồi da hiệu quả.

Đăng ký thông tin ngay dưới đây để được soi da và thăm khám miễn phí cùng bác sĩ da liễu hàng đầu tại TMV Ngọc Dung. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *