Bị nổi mụn ẩn trên trán – Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Rate this post

Trán nhiều mụn ẩn là một tình trạng thường gặp của những bạn trẻ trong tuổi dậy thì và có thể kéo dài sang tuổi thành niên. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mụn ẩn trên trán, từ yếu tố bên trong cơ thể lẫn tác động ngoài môi trường sống. Cùng Ngọc Dung tìm hiểu chi tiết hơn về nguyên nhân nổi mụn ẩn ở trán để tìm ra cách chữa trị và phòng ngừa tốt nhất nhé!

Bạn đang đọc: Bị nổi mụn ẩn trên trán – Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Mụn ẩn trên trán: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị hiệu quả

Bị nổi mụn ẩn trên trán là gì?

Mụn ẩn trên trán là một dạng mụn bọc/mụn nang nằm dưới bề mặt da, thường có màu đỏ hoặc màu hồng và không có đầu mụn nổi lên như mụn trứng cá hay mụn viêm. Cách mụn ẩn hình thành cũng có phần tương tự như các loại mụn khác, tuy nhiên nó lại nằm sâu hơn ở các lớp dưới da và không có sự liên kết với lớp sừng trên bề mặt. Đó là lý do mà mụn ẩn thường rất lâu hết và có thể không tự biến mất đi nếu như không được loại bỏ đúng cách.

Các loại mụn như mụn ẩn dưới da ở mũi, mụn ẩn ở trán đều là kết quả của việc bã nhờn bị mắc kẹt lại trong lỗ chân lông, bên dưới lớp biểu bì. Chúng là sản phẩm của hỗn hợp vi khuẩn và bã nhờn dư thừa gây ra tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông và gây viêm nhiễm. Tình trạng này sẽ phổ biến hơn trong tuổi dậy thì hoặc phụ nữ mang thai. 

Nhưng vì sao lại là hai nhóm đối tượng này thì hãy cùng Ngọc Dung lý giải trong phần nguyên nhân trán nhiều mụn ẩn ở các phần tiếp theo.

Bị nổi mụn ẩn trên trán là gì?

Cách nhận biết mụn ẩn dưới da ở trán

Mụn ẩn là loại mụn nằm bên dưới da nên chúng thường ít có biểu hiện bên ngoài để nhìn vào. Có một số nốt mụn/vùng bị mụn nếu không soi kỹ cũng sẽ khó phát giác. Nhưng bạn có thể dựa vào một số đặc điểm dưới đây để nhận biết mụn ẩn trên trán:

  • Mụn ẩn thường mọc thành cụm, diện rộng (có 1 số thì mọc độc lập).
  • Có thể là những cục u sần, cộm lên da; nhưng cũng có thể nằm sâu bên trong khi sờ vào mới cảm nhận được.
  • Vùng da bị mụn ẩn thường có cảm giác nặng nề, khô sần và ngứa ngáy.
  • Da có thể đỏ hoặc xuất hiện một số biểu hiện viêm nhẹ.
  • Các nốt mụn to, nhỏ không đều nhau.
  • Mụn ẩn mọc trên trán thường mềm và không có đầu.
  • Khi trang điểm, bạn sẽ thấy rằng vùng da ở trán không được mịn màng và lộ rất nhiều khuyết điểm.

Cách nhận biết mụn ẩn dưới da ở trán

Nguyên nhân trán mọc nhiều mụn ẩn

Có rất nhiều cách hết mụn ẩn trên trán, nhưng để hết triệt để và ngăn ngừa mụn tái phát thì nên tìm ra nguyên nhân gây nổi mụn trước khi điều trị. Bởi nếu không giải quyết được tận gốc thì nguy cơ tái phát rất cao.

Sau đây là một số nguyên nhân khiến trán mọc nhiều mụn ẩn mà bạn đọc có thể tham khảo:

Chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học

Bị mụn ẩn trên trán nguyên nhân có thể là do chế độ ăn uống không cân đối và thiếu dinh dưỡng. Thức ăn nhiều dầu mỡ, đường và các loại thực phẩm có chỉ số GI cao, làm tăng đường trong máu cũng sẽ kích thích sự phát triển của mụn.

Thói quen sinh hoạt không khoa học, không điều độ, thường xuyên thức khuya, uống rượu hay lười vận động sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Điều này cũng có thể dẫn đến sự mất cân bằng hormone, tăng tiết dầu trên da và gây ra mụn ẩn trán.

Nguyên nhân trán mọc nhiều mụn ẩn

Chăm sóc da không đúng cách

Một trong những nguyên nhân khiến bạn thường xuyên nổi mụn ẩn ở trán là do chăm sóc da sai cách. Chẳng hạn như không vệ sinh da mặt mỗi ngày, rửa ít hoặc quá nhiều lần cũng có thể tác động đến sức khỏe của da và nguồn cơ gây ra mụn. 

Có một số người thường lạm dụng những hoạt chất như Salicylic Acid, Glycolic Acid hay các thành phần khác để tẩy tế bào chết, nhưng thói quen này lại vô tình khiến da bị break out và bị mụn nghiêm trọng hơn.

Dùng mỹ phẩm dưỡng da không đúng cũng có thể bị mụn ẩn ở trán. Một số sản phẩm gốc dầu, chứa nhiều hương liệu hoặc chất bảo quản có thể làm tăng lượng dầu trên bề mặt da, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông và tạo điều kiện cho vi khuẩn mụn phát triển.

Thay đổi hormone cơ thể

Một nguyên nhân dẫn đến mụn ẩn trên trán phổ biến nhất chính là sự mất cân bằng hormone trong cơ thể, điển hình là hormone androgen. Giai đoạn dễ mất cân bằng hormone nhất chính là trong tuổi dậy thì và khi mang thai. Khi nồng độ androgen tăng cao đột ngột sẽ kích thích hoạt động của tuyến bã nhờn, có xu hướng tích tự bã nhờn và tế bào chết dưới da, trở thành môi trường hoàn hảo cho mụn hình thành.

Tìm hiểu thêm: Vitamin B2 có tác dụng gì với da? Cách bổ sung B2 làm đẹp da

Thay đổi hormone cơ thể

Các sản phẩm chăm sóc tóc

Bạn có thể bất ngờ khi biết nguyên nhân bị mụn ẩn trên trán đến từ các sản phẩm chăm sóc tóc hàng ngày như dầu gội, dầu xả, thuốc xịt dưỡng tóc hay gel chải tóc. Các sản phẩm này có thể làm tăng độ nhờn trên vùng da trán, nhất là những vị trí sát chân tóc ở đỉnh trán. Các chất nhờn này khi chảy xuống trán có thể trộn lẫn với bã nhờn và gây tắc nghẽn lỗ chân lông, tăng nguy cơ nổi mụn ẩn ở trán.

Tiếp xúc các đồ vật nhiều bụi bẩn

Tương tự với các sản phẩm chăm sóc tóc, ga trải giường, áo gối, khăn mặt, khăn tắm hay bất kỳ vật dụng cá nhân nào thường xuyên tiếp xúc với vùng da đầu cũng sẽ là nhân tố có thể gây mụn ẩn. Khi bạn không chú ý đến việc làm sạch chúng thường xuyên, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc bám vào và phát triển. Trong quá trình sử dụng, tiếp xúc vào da, chúng sẽ truyền vào da, gây viêm và làm mụn ẩn xuất hiện trên trán.

Tiếp xúc các đồ vật nhiều bụi bẩn

Thói quen sờ, cậy gãi da vùng trán

Khi nổi mụn ẩn ở trán, nhiều người có thói quen đưa tay sờ và cạy mạnh vào da. Thói quen này sẽ không là mụn biến mất, ngược lại còn làm tổn thương da và khiến trán nhiều mụn ẩn hơn nữa. 

Nếu trán chưa bị nổi mụn, nhưng vẫn có thói quen chạm tay vào da, cậy gãi liên tục cũng sẽ làm lây nhiễm khuẩn, tạo điều kiện cho sự phát triển của nhiều loại mụn khác nhau, bao gồm cả mụn ẩn.

Trang điểm thường xuyên

Nếu bạn có thói quen trang điểm, tạo lớp dày cộm trên da và không đảm bảo được việc làm sạch da sau đó thì đó là lý do bị nổi mụn ẩn trên trán nhiều hơn người khác. 

Bởi lớp trang điểm có thể làm da bị bí, không có lỗ thở, làm cho bã nhờn và tế bào chết không có lối thoát, bị ứ đọng lại bên trong da và gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Lâu ngày chúng sẽ là miếng mồi ngon cho vi khuẩn gây mụn. Đó là lý do mà những người thường xuyên trang điểm sẽ có làn da nhiều khuyết điểm hơn người bình thường.

Trang điểm thường xuyên là nguyên nhân gây nổi mụn ẩn

Mỹ phẩm kém chất lượng

Bị mụn ẩn ở trán nguyên nhân có thể xuất phát từ việc dùng mỹ phẩm kém chất lượng. Ví dụ như việc dùng kem trộn không rõ thành phần, trộn lẫn nhiều thành phần không theo công thức nhất định có thể làm hỏng chức năng hàng rào bảo vệ da, làm da bị bào mòn và yếu dần. Khi da yếu, các tác nhân từ môi trường sẽ tấn công vào dễ dàng và sẽ gây nổi mụn.

Căng thẳng, mệt mỏi

Căng thẳng, mệt mỏi và nhiều áp lực cuộc sống cũng sẽ làm bạn bị mụn ẩn ở trán, cằm hay bất kỳ vùng da nào trên mặt. Khi cơ thể rơi vào trạng thái stress, hormone cortisol sẽ tăng đột ngột. Nồng độ hormone cortisol cao cũng sẽ kích thích tuyến bã nhờn hoạt động liên tục, tăng tiết bã nhờn nhiều bên dưới da và hình thành mụn ẩn.

Căng thẳng, mệt mỏi làm tăng hormone cortisol, kích thích hoạt động tuyến dầu

Môi trường sống ô nhiễm

Nếu bạn có thói quen sinh hoạt lành mạnh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và chăm sóc da đúng cách nhưng vẫn bị nổi mụn ẩn thì vấn đề có thể đến từ môi trường sống. Môi trường không khí ô nhiễm, nhiều hóa chất công nghiệp được thái ra không khí/nước, bụi mịn và khói xe đều là nguồn gây kích ứng da, gây viêm và nguyên nhân của mụn ẩn trên trán.

>>>>>Xem thêm: Tinh dầu thông đỏ giảm mỡ, trẻ hóa khuôn mặt sau 1 lần

Mụn ẩn trên trán nguyên nhân xuất phát từ việc tiếp xúc nhiều với môi trường khói bụi

Một số bệnh lý

Mụn ẩn ở trán nguyên nhân có thể đến từ bệnh lý, là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn đang có nhiều vấn đề cần cải thiện. Chẳng hạn như hội chứng SAPHO (một hội chứng kết hợp của viêm bao hoạt dịch, mụn trứng cá và vẩy nến) và hội chứng PCOS (buồng trứng đa nang) là hai trường hợp có thể gây nổi mụn ẩn ở vùng trán. Đó là một trong những tín hiệu đầu tiên mà bạn nên nhận biết ngay để kịp thời điều trị, tránh mọi thứ diễn biến theo chiều hướng xấu hơn.

Trên đó là những nguyên nhân gây nổi mụn ẩn trên trán cần nắm rõ để có cách phòng ngừa và điều trị phù hợp. Trường hợp bạn không thể tìm ra nguyên nhân nổi mụn là gì, hãy tìm đến bác sĩ da liễu để được chẩn đoán chính xác. Thông qua các phân tích lâm sàng, bác sĩ sẽ kê toa thuốc hoặc đề xuất điều trị bằng một số phương pháp phù hợp với trường hợp của bạn. 

Bấm vào FORM dưới đây và chọn mục “Điều trị da” để gửi nhu cầu của bạn đến chuyên gia, chúng tôi sẽ giúp bạn đặt lịch hẹn thăm khám sức khỏe da cùng với chuyên gia trong lĩnh vực này:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *