Bị nổi mụn do đâu? 9 Nguyên nhân gây mụn trên mặt phổ biến

Rate this post

Mụn không chỉ là một vấn đề sức khỏe da mà còn ảnh hưởng lớn đến tâm lý và sự tự tin của nhiều người đặc biệt là phái nữ. Từ các yếu tố môi trường đến lối sống hàng ngày, có không ít nguyên nhân gây ra tình trạng này. Bài viết này TMV Ngọc Dung sẽ cùng bạn đi sâu vào 9 nguyên nhân gây mụn phổ biến và đề xuất các phương pháp kiểm soát hiệu quả, giúp bạn không chỉ cải thiện tình trạng da mà còn nâng cao sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày.

Bạn đang đọc: Bị nổi mụn do đâu? 9 Nguyên nhân gây mụn trên mặt phổ biến

Nguyên nhân gây mụn phổ biến và cách kiểm soát

Mụn là gì?

Mụn hay còn được biết đến với tên khoa học là “acne vulgaris”, là một tình trạng da với các nốt xuất hiện phổ biến mà ở đó các lỗ chân lông trên da bị tắc nghẽn bởi dầu, bã nhờn và tế bào da chết. Mụn thường xuất hiện trên mặt, cổ, lưng, ngực và vai – những khu vực da có nhiều tuyến bã nhờn nhất.

 Sau đây là một số loại mụn phổ biến thường gặp:

  • Mụn đầu đen, hay còn gọi là comedones mở, hình thành khi lỗ chân lông mở rộng và bị tắc nghẽn bởi dầu và tế bào da chết. Bề mặt mụn có màu đen do tiếp xúc với không khí, gây ra phản ứng oxy hóa.
  • Mụn đầu trắng, hay comedones đóng, là loại mụn hình thành khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn hoàn toàn, tạo nên một bề mặt mụn màu trắng. Loại mụn này thường nhỏ và cứng, nằm sâu dưới bề mặt da.
  • Mụn bọc là loại mụn sâu, lớn và thường gây đau nhức. Chúng hình thành dưới da và có thể kéo dài trong nhiều tuần, thường để lại sẹo khi không được điều trị đúng cách.
  • Mụn mủ là những nốt mụn có chứa mủ, thường có đầu mụn màu trắng hoặc vàng. Chúng thường xuất hiện trên bề mặt da và có phần xung quanh đỏ, sưng tấy.
  • Mụn viêm đỏ là những nốt mụn không chứa mủ nhưng có kích thước lớn và màu đỏ do viêm. Loại mụn này thường gây đau và cảm giác không thoải mái.
  • Mụn đầu đinh, hay còn gọi là cystic acne là loại mụn nặng, hình thành dưới da với kích thước nhỏ rồi lớn dần và thường gây đau đớn. Mụn đầu đinh có thể kéo dài trong nhiều tuần hoặc thậm chí nhiều tháng, và là loại mụn khó điều trị nhất.

Giải đáp da mụn là gì và các loại mụn

Tại sao mụn cứ nổi hoài? 9 nguyên nhân gây mụn phổ biến

Nổi mụn là một trong những vấn đề da phổ biến và nó có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là chi tiết về các nguyên nhân gây mụn sẽ giúp hiểu rõ và có biện pháp điều trị an toàn:

Vi khuẩn Propionibacterium (P.Acnes) – Nguyên nhân chính gây mụn

Vi khuẩn gây mụn Propionibacterium Acnes (hay còn được biết đến với tên gọi P.Acnes) là một loại vi khuẩn gram dương. Chúng thường ẩn nấp và phát triển ở các lỗ chân lông và các nang lông dưới da.

Ở trạng thái bình thường, vi khuẩn P.Acnes sẽ không gây hại gì đến làn da của bạn. Tuy nhiên, nếu khi da mặt không được chăm sóc đúng cách, dầu thừa sản xuất quá nhiều, lỗ chân lông bít tắc thì loại vi khuẩn này sẽ  sẽ bắt đầu phát triển này sẽ bắt đầu sinh sôi mạnh mẽ, tạo thành các nhân mụn.

Nếu tình trạng này không được xử lý kịp thời, tình trạng mụn sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn và hình thành mụn mủ, sưng viêm. Nghiêm trọng hơn là rất dễ lây lan sang những vùng da khác.

P. acnes là nguyên nhân hàng đâu gây mụn

Da có lỗ chân lông to là nguyên nhân mọc mụn

Nếu bạn thường xuyên nổi mụn thì có thể da bạn đang có lỗ chân lông to. Tuy không thể khẳng định rằng những người có lỗ chân lông to sẽ bị mụn, nhưng giữa lỗ chân lông và mụn lại có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Lỗ chân lông to là dấu hiệu cho thấy tuyến bã nhờn có kích thước lớn và liên quan đến sự gia tăng sản xuất bã nhờn trên da. Đây được xem là môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây mụn phát triển (đặc biệt là vi khuẩn gây mụn đầu đen). Nguyên nhân chủ yếu là do lỗ chân lông to dễ tích tụ bụi bẩn, dầu thừa nhiều hơn nhưng cũng khó làm sạch hơn.

Đó là lý do vì sao bạn dễ dàng nhận thấy những người có làn da dầu thường có xu hướng bị mụn nhiều hơn so với da thường hoặc da khô.

Những người có lỗ chân lông to thường dễ bị mụn

Bị nổi mụn do tuyến dầu và bã nhờn hoạt động mạnh mẽ

Tuyến dầu và bã nhờn hoạt động mạnh mẽ cũng là nguyên nhân gây mụn trên da, tại sao lại thế?

Dưới mỗi lỗ chân lông sẽ có một tuyến bã nhờn với vai trò sản xuất ra các loại dầu tự nhiên (hay còn được gọi là bã nhờn) giúp tăng cường độ ẩm cho da và hạn chế tối đa sự xâm nhập của vi khuẩn vào sâu bên trong da.

Tuy nhiên, khi tuyến bã nhờn này hoạt động quá mức thì nó lại là một trong những nguyên nhân làm cho mụn nổi nhiều. Bởi nếu da có quá nhiều lượng dầu sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra mụn.

Dầu thừa quá nhiều cũng là nguyên nhân gây nổi mụn

Tế bào chết bị tích tụ trên da là nguyên nhân gây mụn phổ biến

Bạn có biết rằng làn da của mình sẽ liên tục được đổi mới không? Đúng vậy, cứ sau 27 ngày, da sẽ sản xuất các tế bào da mới để sửa chữa và thay thế những tế bào da cũ đã tổn thương. Và những tế bào mới này sẽ được đẩy ra ngoài và thay thế cho các tế bào da đã cũ.

Nếu bạn không loại bỏ những tế bào chết này thường xuyên, lâu dần chúng sẽ tích tụ trên da, gây mất cân bằng độ ẩm, phá vỡ hàng rào bảo vệ da. Từ đó gây ra tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành mụn trứng cá.

Và hơn thế nữa, nếu vi khuẩn gây mụn bị mắc kẹt trong lỗ chân lông cùng với bã nhờn và tế bào chết da, mụn có thể sẽ bị viêm, gây đau nhức và khó chịu.

Tóm lại, loại bỏ tế bào chết sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị nổi mụn đồng thời cải thiện kết cấu làn da hiệu quả. Chính vì thế, tẩy tế bào chết cho da là một bước cực kỳ quan trọng trong quy trình chăm sóc da mụn mà bạn cần lưu tâm, đặc biệt là đối với những người có làn da dầu.

Tế bào chết ở trên da quá dày sẽ gây tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành mụn

Sản phẩm chăm sóc da không phù hợp – Nguyên nhân gây mụn ít ai biết đến

Mỗi người sẽ có một loại da khác nhau và mỗi loại da sẽ tương ứng với các sản phẩm chăm sóc da khác nhau. Chính vì thế nếu lựa chọn những sản phẩm chăm sóc da sẽ rất dễ kích ứng, gây ra tác dụng phụ.

Đặc biệt nếu bạn sở hữu làn da dầu nhờn, việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp sẽ làm cho da bị khô và dễ hình thành mụn.

Lời khuyên: Bạn nên lựa chọn những sản phẩm chăm sóc da phù hợp với làn da của mình. Ưu tiên lựa chọn những sản phẩm trang điểm, kem chống nắng, chăm sóc da có dán nhãn KHÔNG GÂY MỤN hoặc KHÔNG LÀM TẮC NGHẼN CHÂN LÔNG.

Tìm hiểu thêm: Bỏ túi ngay 7 cách dưỡng da sau Tết nhanh mà hiệu quả

Mỹ phẩm kém chất lượng, không phù hợp cũng là nguyên nhân gây mụn

Nguyên nhân gây mụn do thay đổi nội tiết tố

Sự thay đổi nội tiết tố (hay mất cân bằng Hormone), đặc biệt là sự gia tăng nội tiết tố Androgen làm cho tuyến bã nhờn được sản xuất nhiều hơn dẫn đến bít tắc lỗ chân lông, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và sinh ra mụn.

Nguyên nhân gây mụn do thay đổi nội tiết tố

Yếu tố di truyền

Bị mụn có phải do di truyền không? Di truyền có phải là nguyên nhân gây mụn không? Có thể nhận thấy rằng không có gen gây mụn cụ thể nào, tuy nhiên di truyền cũng là một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc bạn có dễ bị mụn hay không. Nếu bố mẹ hoặc người thân trong gia đình dễ bị mụn thì có khả năng cao bạn cũng như vậy.

Di truyền cũng là một trong những nguyên nhân mọc mụn

Tác dụng phụ của một số loại thuốc uống gây mụn trên mặt

Uống thuốc kháng sinh và một số loại thuốc khác bị mụn là tình trạng mà khá nhiều người gặp phải. Lúc đầu mụn sẽ xuất hiện rải rác, nhưng nếu tiếp tục sử dụng thuốc trong thời gian dài mụn sẽ bắt đầu nổi nhiều hơn, thậm chí xuất hiện sưng viêm và mủ.

Nguyên nhân gây mụn ở thuốc chủ yếu là do tác dụng phụ từ các loại thuốc này có ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng giải độc của gan, làm cho gan không thể đào thải như bình thường. Lúc này, độc tố sẽ được đào thải qua da và hình thành mụn.

Ngoài ra việc sử dụng các loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc kháng viêm,..có thể làm tăng quá trình sản xuất bã nhờn, gây tắt nghẽn lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và hình thành mụn.

Một số tác dụng phụ của thuốc có thể gây mụn

Các thói quen xấu hằng ngày cũng có thể là nguyên nhân gây mụn

Các thói quen xấu hằng ngày cũng là một trong những nguyên nhân hình thành mụn mà bạn cần lưu tâm. Sau đây là một số thói quen xấu cần thay đổi để cải thiện làn da của mình:

  • Căng thẳng (Stress): Căng thẳng không phải là nguyên nhân gây ra mụn, nhưng nó có thể làm cho tình trạng mụn của bạn ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Khi bạn căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra một lượng lớn cortisol và sự hoạt động mạnh mẽ của hormon này sẽ khiến da tăng tiết bã nhờn nhiều hơn, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra mụn.
  • Hút thuốc: Nếu tình trạng hút thuốc lá kéo dài sẽ gây ra một số loại mụn trứng cá bởi các thành phần có trong khói thuốc lá có thể làm tăng quá trình sản xuất và tiết bã nhờn trên da, gây tắc nghẽn lỗ chân lông, lâu dần sẽ hình thành mụn.
  • Chế độ ăn uống không khoa học: Dinh dưỡng và chế độ ăn uống hằng ngày không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mà nó còn có thể ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của mụn trứng cá. Thật vậy, các thói quen ăn uống thiếu lành mạnh sẽ khiến da không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, dễ bị kích ứng và xuất hiện mụn.

Những thói quen xấu hằng ngày lại là nguyên nhân chính gây mụn không hồi kết trên da

Phương pháp điều trị mụn an toàn, hiệu quả

Mụn có nhiều tác động đáng kể đến cuộc sống, chính vì thế, khi da mặt bắt đầu xuất hiện mụn, ngoài việc truy tìm nguyên nhân gây mụn, bạn cũng nên chữa trị ngay để tránh tình trạng mụn lây lan và nghiêm trọng hơn. Tùy vào tình trạng mụn trên da nặng hay nhẹ mà sẽ có phương pháp chữa trị phù hợp. Sau đây là một số phương pháp điều trị mụn an toàn, hiệu quả mà bạn đọc có thể tham khảo qua:

Sử dụng kem bôi có thành phần trị mụn

 Dùng kem bôi có chứa thành phần trị mụn là phương pháp được rất nhiều chị em lựa chọn bởi nó vừa mang lại hiệu quả cao vừa có nhiều tính năng nổi bật khác như: dễ dùng, nhỏ gọn, giá cả phù hợp,…

Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều loại kem bôi có chứa thành phần điều trị mụn được bán trên thị trường, mà không phải loại nào cũng tốt. Chính vì thế bạn cần phải biết được những thành phần nào trong kem trị mụn nên sử dụng và những thành phần nào nên né xa để tránh tình trạng mụn ngày càng nghiêm trọng hơn.

Sau đây là một số thành phần trị mụn tốt mà bạn có thể tham khảo qua:

  • Benzoyl Peroxide.
  • Retinol.
  • Tretinoin.
  • Adapalene.
  • Axit salicylic hay BHA.
  • Axit Azelaic.
  • Axit alpha hydroxy (AHA).
  • Bakuchiol.
  • Sulfur (Lưu huỳnh).

>>>>>Xem thêm: Chị em đang có kinh nguyệt có xăm môi được không?

Sử dụng kem bôi để trị mụn hiệu quả an toàn

Dùng thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ

Trong trường hợp mụn viêm, sưng đỏ, bạn có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ da liễu để ức chế mụn phát triển. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc về phương pháp trị mụn này vì sử dụng kháng sinh lâu dài có thể dẫn đến kháng thuốc và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Ứng dụng liệu pháp công nghệ cao

Dùng kem trị mụn hay thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ thường mang lại kết quả chậm, đòi hỏi bạn phải kiên trì sử dụng trong một thời gian dài (ít nhất là 3-4 tháng). Quá trình này có thể xảy ra một số tương tác với thuốc. Nhiều trường hợp sau khi ngưng điều trị lại bị tái phát mụn nhiều hơn.

Nếu bạn cũng nằm trong nhóm đối tượng này thì có thể chuyển sang các phương pháp điều trị bằng laser và các thiết bị phát năng lượng giúp giảm thiểu một số nguy cơ khi điều trị mụn bằng thuốc kháng sinh hay các loại thuốc kê toa khác. Một số công nghệ laser có thể giúp ích cho bạn chính là:

  • Công nghệ ánh sáng xung IPL trị mụn (Intense Pulsed Light).
  • Công nghệ trị mụn hiệu quả Fractional CO2/PICO.

Tuy nhiên, điều trị bằng laser vẫn tiềm ẩn các rủi ro riêng. Để an toàn, bạn nên gặp trực tiếp chuyên gia để trao đổi về tình trạng của mình. Chuyên gia sẽ giúp bạn có được quyết định an toàn hơn. Hãy điền vào FORM dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn sắp xếp lịch hẹn sớm nhất:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *