Nhiều người có thói quen dùng tóc mái để che mụn ở trán. Nhưng cách này sẽ không thể giúp mụn biến mất mà còn làm trầm trọng hơn. Vì vậy, đừng lựa chọn cách che dấu tạm thời này, hãy cùng chuyên gia Ngọc Dung trực tiếp đánh bay các nốt mụn “đáng ghét” này bằng những phương pháp khoa học được chia sẻ trong bài viết này. Đảm bảo những thông tin được chia sẻ trong bài sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mụn và các nguyên nhân gây ra mụn để đưa ra được cách điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Bạn đang đọc: Bị nổi mụn ở trán: Nguyên nhân và 5 cách điều trị dứt điểm
Contents
- 1 Nổi mụn trên trán là bị gì?
- 2 8 nguyên nhân nổi mụn ở trán
- 2.1 Tăng hoặc giảm các hormone trong cơ thể
- 2.2 Cơ địa dễ bị nổi mụn ở trán
- 2.3 Không vệ sinh da mặt, loại bỏ da chết thường xuyên
- 2.4 Thói quen sử dụng đồ trang điểm và không tẩy trang
- 2.5 Ăn uống không đủ chất hoặc dung nạp nhiều chất độc hại
- 2.6 Bị stress
- 2.7 Dùng mỹ phẩm không phù hợp
- 2.8 Sản phẩm, hóa chất cho tóc
- 3 5 cách chăm sóc và trị mụn nổi trên trán hiệu quả nhất hiện nay
Nổi mụn trên trán là bị gì?
Mụn là vấn đề phổ biến của da và có thể xuất hiện ở bất cứ đâu như mặt, ngực, vai, lưng,… Tuy nhiên, có nhiều người lại chỉ bị mụn ở một vài vị trí cố định, như trán.
Trán nổi mụn không gây nguy hại gì cho sức khỏe, nhưng nó cũng có thể là tín hiệu thông báo cho một vài vấn đề trong cơ thể như việc mất cân bằng hormone và rối loạn nội tiết.
Các loại mụn trên trán phổ biến nhất là:
- Mụn đầu trắng và mụn đầu đen: Còn gọi là mụn trứng cá, loại mụn này thường nằm ở bề mặt da và có dấu hiệu sưng nhẹ.
- Mụn viêm: Mụn viêm đỏ, mụn bọc thường xuất hiện sau mụn trứng cá khi nang lông bên dưới da đã bị vỡ ra và gây viêm nghiêm trọng. Các nốt mụn này thường sưng to, có dịch mủ và kèm theo đau nhức.
- Mụn hạt kê milia (đốm sữa): Loại mụn này thường nhầm lẫn với mụn thịt, nó nằm bên dưới da và có nhân màu trắng.
Mọc mụn trên trán là một vấn đề phổ biến và nguyên nhân chính là tắc nghẽn của các nang lông do sự tích tụ của bã nhờn. Khi bã nhờn được sản xuất quá nhiều, nó tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, đồng thời cũng gây tích tụ tế bào da chết. Từ đó, gây ra viêm và hình thành mụn.
8 nguyên nhân nổi mụn ở trán
Tại sao mụn mọc ở trán? Như vừa giải thích, mụn trán xuất hiện là do tuyến dầu hoạt động mạnh dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông. Tuy nhiên, việc tuyến dầu hoạt động mạnh dẫn đến dư thừa bã nhờn còn bị tác động bởi các nguyên nhân sau:
Tăng hoặc giảm các hormone trong cơ thể
Mất cân bằng hormone và thay đổi nội tiết tố là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mụn mọc ở trán. Nhất là sự biến động của hormone estrogen, testosterone sẽ dẫn đến biến động androgen và kích thích tuyến dầu sản xuất nhiều hơn, dẫn đến bít tắc chân lông và gây ra mụn.
Cơ địa dễ bị nổi mụn ở trán
Cơ địa cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến việc nổi mụn ở trán. Một số người sẽ có cơ địa nhạy cảm, dễ bị nổi mụn ở vùng trán, nhất là người có da thiên dầu. Nếu bạn thuộc tuýp da dầu thì nguy cơ mọc mụn ở trán cũng sẽ cao hơn những người khác.
Da dầu có khả năng sản xuất quá nhiều dầu tự nhiên, gọi là bã nhờn. Khi bã nhờn dư thừa, nó sẽ gây bít tắc chân lông, đặc biệt là trên trán, nơi có nhiều tuyến dầu. Bã nhờn tích tụ trong chân lông cùng với tế bào da chết và vi khuẩn, tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn gây viêm và dẫn đến mụn.
Tuy nhiên, da khô hay hỗn hợp vẫn có nguy cơ bị mụn trên trán như da dầu do còn bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nữa. Đọc tiếp phần bên dưới để xem thêm các nguyên nhân gây nổi mụn trên trán nhé.
Không vệ sinh da mặt, loại bỏ da chết thường xuyên
Bị mụn ở trán nguyên nhân có thể là do vệ sinh da mặt không đúng cách. Đặc biệt, nếu không làm sạch da bằng sản phẩm phù hợp, thì không chỉ khiến bụi bẩn, bã nhờn tích tụ ở lỗ chân lông mà còn gây ra bong tróc và kích ứng cho da.
Thói quen sử dụng đồ trang điểm và không tẩy trang
Việc lạm dụng đồ trang điểm có thể làm da không “thở” được, gây ra các kích ứng và bít tắc lỗ chân lông nếu như bạn không làm sạch da thật kỹ sau đó.
Nhiều chị em cũng chỉ có thói quen dùng sữa rửa mặt nhưng lại bỏ qua bước tẩy trang. Điều này dẫn đến việc bụi bẩn và cặn trang điểm vẫn còn tồn tại trên da, làm cho lỗ chân lông bị tắc nghẽn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra tình trạng mụn mọc ở trán gần chân tóc.
Ăn uống không đủ chất hoặc dung nạp nhiều chất độc hại
Thiếu chất hoặc tích tụ độc tố cũng là nguyên nhân nổi mụn ở trán. Chế độ ăn uống không cân đối, chứa ít chất dinh dưỡng và nhiều đường, chất béo có thể làm cho mụn xuất hiện càng nhiều ở trán. Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều chất độc hại từ thức ăn chế biến sẵn hoặc thường xuyên hút thuốc lá, uống đồ uống có cồn cũng có thể gây mụn.
Bị stress
Stress có thể gây ra sự mất cân bằng hormone trong cơ thể, làm tăng lượng bã nhờn và gây viêm nhiễm, dẫn đến mụn trên trán. Ngoài ra, khi bị stress, người ta có thể có xu hướng chạm tay vào trán làm cho vi khuẩn dễ dàng bám lên và đi sâu vào trong lỗ chân lông để sinh sôi.
Dùng mỹ phẩm không phù hợp
Mụn nổi ở trán có thể là do mỹ phẩm bạn đang dùng không phù hợp với da. Một số thành phần trong đó có thể làm da phản ứng thái quá và xuất hiện tình trạng breakout, mụn nổi li ti khắp mặt và nhất là vùng trán.
Tìm hiểu thêm: Thải chì da mặt có tác dụng gì? 5 Sự thật cần biết về thải độc chì
Sản phẩm, hóa chất cho tóc
Có thể bạn không ngờ đến việc trán nổi nhiều mụn nhỏ có thể xuất phát từ các sản phẩm chăm sóc tóc. Nhưng đây là một lý do hoàn toàn thuyết phục, vì các chất kết dính có trong một số sản phẩm như gel, sáp, dầu dưỡng tóc sẽ khi vô tình chạm vào da sẽ gây bít tắc lỗ chân lông hoặc kích da và gây ra mụn.
5 cách chăm sóc và trị mụn nổi trên trán hiệu quả nhất hiện nay
Nếu mụn mọc nhiều ở trán và không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn hãy xem xét thực hiện các giải pháp sau đây để cải thiện tình trạng da của mình:
Làm sạch da mỗi ngày và tẩy tế bào chết 2 lần/tuần
Cách hết mụn trên trán vô cùng đơn giản chính là làm sạch da mỗi ngày. Đây là bước quan trọng để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn và tạp chất trên da. Chỉ cần bạn thực hiện tốt thì không còn buồn rầu vì mụn nữa.
Hãy sử dụng sản phẩm làm sạch da có tính chất nhẹ nhàng, chứa thành phần tẩy hóa học như axit salicylic, axit glycolic, axit lactic hoặc một số chất tẩy rửa tự nhiên khác. Chú ý chọn lựa các sản phẩm phù hợp với nền da và độ pH để không làm da bị khô kin kít sau khi rửa.
Ngoài ra, hãy duy trì thói quen tẩy da chết mỗi tuần 2-3 lần tùy vào tính chất da của mỗi người. Thói quen này sẽ giúp da được sạch sâu, hạn chế quá trình sừng hóa gây sạm da và tắc nghẽn lỗ chân lông.
Dưỡng ẩm đầy đủ cho da
Bước dưỡng ẩm là một yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe da và phòng tránh các vấn đề như mụn. Thay vì tìm kiếm cách hết mụn trên trán, hãy tìm hiểu và lựa chọn sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp với loại da của bạn.
Khi da được cấp đủ độ ẩm và lớp lipid tự nhiên được duy trì, thì chức năng của hàng rào bảo vệ da sẽ được củng cố. Như vậy, các tác nhân gây hại như vi khuẩn P.acnes sẽ không thể xâm nhập và gây mụn.
Việc dưỡng ẩm không chỉ giảm nguy cơ gây mụn mà còn giúp da trở nên mềm mại, tăng độ đàn hồi và giảm thiểu các vết thâm hay sẹo do mụn gây ra.
Các thành phần dưỡng ẩm chân ái dành cho bạn bao gồm axit hyaluronic, glycerin, ceramide, B5 và nhiều chiết xuất tự nhiên khác. Kết hợp việc dưỡng ẩm hàng ngày với một chế độ chăm sóc da đúng cách sẽ giúp bạn có làn da khỏe mạnh và giảm nguy cơ mụn trên trán.
Trị mụn ở trán hiệu quả bằng phương pháp peel da
Làm cách nào để hết mụn trên trán? Phía sau câu hỏi này thường đính kèm với đáp án là peel da. Phương pháp này cũng đang tạo ra cơn sốt mạnh mẽ trong làng làm đẹp.
Peel da là cách trị mụn trán sử dụng các thành phần hoạt tính mạnh để loại bỏ lớp dày sừng, xóa bỏ các khuyết điểm trên bề mặt da và thúc đẩy tái tạo làn da mới.
Cách này sẽ mang đến nhiều lợi ích như làm sạch lỗ chân lông, loại bỏ bã nhờn, bụi bẩn, tế bào chết, từ đó giảm nguy cơ hình thành mụn. Đồng thời, khi loại bỏ tế bào chết cũng sẽ giúp làm mờ thâm, cho da láng mịn và tươi sáng hơn.
Dùng kem/thuốc làm giảm mụn trên trán
Nếu bạn lo sợ không thể “control” được phương pháp peel da thì có thể tham khảo thêm cách trị mụn ở trán bằng kem đặc trị tại chỗ.
Hiện nay, có nhiều loại kem hoặc thuốc được thiết kế riêng để giảm mụn trên trán. Các sản phẩm này thường chứa các thành phần như axit salicylic và benzoyl peroxide. Chúng có khả năng làm sạch nang lông, ức chế vi khuẩn gây mụn và giảm sự phát triển của mụn.
Tuy nhiên, bạn nên tìm hiểu kỹ sản phẩm và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng chúng trên da của mình.
>>>>>Xem thêm: 2 Cách làm thịt bò xào lá lốt siêu ngon, ai ăn cũng mê
Điều trị mụn chuyên sâu bằng tia laser
Điều trị mụn bằng tia laser là một trong những cách để hết mụn trên trán nhanh và hiệu quả được chuyên gia tin cậy. Ánh sáng laser sẽ được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, từ đó giảm viêm và cải thiện tình trạng mụn trên da.
Đồng thời, quá trình xâm nhập sâu vào trong các tầng da, tia laser sẽ kích thích tái tạo da, giúp làm lành các vết thương do mụn để lại, làm mờ sẹo và tăng cường cấu trúc da khỏe mạnh.
Mặc dù điều trị mụn bằng tia laser mang lại nhiều lợi ích đáng kể, nhưng nó nên được thực hiện bởi chuyên gia để giảm thiểu mọi rủi ro có thể xảy ra trong quá trình điều trị.
Đó là lý do chúng tôi khuyên bạn liên hệ với chuyên gia trong thời gian sớm nhất để không làm mất cơ hội điều trị mụn triệt để. Hãy điền thông tin vào FORM bên dưới, Ngọc Dung sẽ giúp bạn đặt lịch hẹn cùng chuyên gia ngay trong hôm nay: