Các tác hại của nha đam với da mặt khi sử dụng sai cách

Rate this post

Nha đam từ lâu đã trở thành một trong những nguyên liệu tự nhiên được nhiều chị em yêu thích nhờ có hàm lượng dưỡng chất phong phú, mang đến những lợi ích tuyệt vời cho làn da. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ về những tác hại của nha đam với da mặt khi sử dụng sai cách. Cùng Thẩm mỹ viện Ngọc Dung tham khảo ngay những rủi ro tìm ẩn khi và cách sử dụng nha đam làm đẹp an toàn hiệu quả bên dưới nội dung sau.

Bạn đang đọc: Các tác hại của nha đam với da mặt khi sử dụng sai cách

Tác hại của nha đam với da mặt khi sử dụng sai cách. Tham khảo ngay!

Các thành phần dưỡng da có trong nha đam

Nha đam là một trong những nguyên liệu làm đẹp nổi tiếng với hàm lượng dưỡng chất phong phú, nổi bật với khả chống oxy hóa và làm dịu da hiệu quả. Dưới đây là một số thành phần dinh dưỡng hỗ trợ chăm sóc da có trong nha đam như:

  • Các loại vitamin: Nha đam chứa vitamin A, C, E, là những chất chống oxy hóa mạnh. Bên cạnh đó, còn có acid folic, vitamin B12 và choline.
  • Khoáng chất: Nguyên liệu này có hàm lượng khoáng chất dồi dào bao gồm canxi, kali, natri, mangan, magie, selen, crom, đồng và kẽm.
  • Enzyme: Nha đam còn chứa các enzyme như oxidase, lipase, amylase, catalase, giúp phân hủy đường và chất béo, cải thiện quá trình tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất.
  • Đường: Có monosaccharide (bao gồm fructose và glucose) và polysaccharide, hỗ trợ chống dị ứng và viêm.
  • Anthraquinon: Lô hội có chứa 12 loại anthraquinon như aloin và emodin, có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn và virus.
  • Acid Béo: Có khả năng hỗ trợ khử trùng và chống viêm.
  • Hormone Auxin và Gibberellin: Hỗ trợ chữa lành vết thương và chống viêm hiệu quả.
  • Các loại acid amin: Nha đam chứa 20 trong tổng số 22 acid amin cần thiết cho cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp protein.
  • Một số thành phần khác như: Acid salicylic (chống viêm và kháng khuẩn), saponin (làm sạch và sát trùng), lignin (tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất khi bôi trên da)

Để hiểu rõ hơn về công dụng nuôi dưỡng làn da của nguyên liệu này bạn có thể tham khảo thêm bài viết về tác dụng của nha đam với da mặt.

Nha đam có hàm lượng dinh dưỡng dồi giàu, mang đến nhiều lợi ích cho làn da

Các tác hại của nha đam với da mặt khi sử dụng sai cách

Nha đam là một thành phần tự nhiên được sử dụng rộng rãi trong nhiều phương pháp làm đẹp khác nhau. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, nhựa của nha đam có thể chứa các thành phần có thể không phù hợp với một số loại da. Dưới đây là một số tác hại của nha đam với da mặt khi sử dụng sai cách: 

Gây dị ứng da

Nha đam được xem là một thành phần an toàn và lành tính trong chăm sóc da. Tuy nhiên cũng có những trường gặp phải tình trạng dị ứng da sau khi sử dụng nguyên liệu này. Các biểu hiện của dị ứng da có thể bao gồm ngứa, phát ban và sưng tấy. Một số thành phần trong nhựa nha đam có khả năng kích hoạt hệ miễn dịch của da, gây ra các phản ứng dị ứng không mong đợi.

Xuất hiện rủi ro dị ứng là một trong những tác hại của nha đam với da mặt phổ biến nhất

Gây tình trạng mụn và vết sưng

Nhựa từ nha đam có thể kích thích hoạt động của tuyến bã nhờn, làm quá trình sản xuất dầu và bã nhờn trên da hoạt động quá mức. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của mụn và sưng viêm trên da mặt. Việc tích tụ dầu nhờn có thể gây bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn sinh sôi, hình thành mụn viêm, mụn mủ. 

Việc sử dụng nha đam sai cách có thể khiến cho làn da xuất hiện mụn viêm

Kích ứng và kích thích da

Bên cạnh đó, trong nhựa nha đam còn chứa các chất như aloin và anthraquinone đôi khi có thể gây ra kích ứng da hoặc phản ứng mẫn cảm trên da. Những phản ứng này bao gồm đỏ, ngứa, và sưng tấy, đặc biệt là trên làn da nhạy cảm. Không những vậy, việc thường xuyên tiếp xúc với những thành phần này có thể làm tăng độ nhạy cảm của làn da, làm trầm trọng thêm các triệu chứng kích ứng. 

Tác hại của nha đam với da mặt gây khô da

Dù nha đam nổi tiếng với khả năng giữ ẩm cho da, thế nhưng việc lạm dụng quá mức hoặc dùng sai cách lại có thể gây tác dụng ngược làm khô da. Gel nha đam có thể hoạt động như một chiếc “nam châm nước”, lấy đi độ ẩm từ lớp biểu bì da, dẫn đến da trở nên khô và căng, làm mất đi sự cân bằng độ ẩm tự nhiên của da, khiến làn da trở nên kém sức sống, khô ráp hơn.

Tìm hiểu thêm: Chế độ ăn Keto là gì? Lợi ích của phương pháp giảm cân Keto

Khô da cũng là một tác hại phổ biến với da mặt khi sử dụng da đam sai cách

Làm vết thương lâu lành

Nha đam có khả năng làm dịu và giảm đau, tuy nhiên việc sử dụng nguyên liệu này sai cách lại ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của vết thương. Hoạt chất Anthraquinone có trong nhựa nha đam có thể gây ra cảm giác đau rát, khó chịu và khiến cho vết thương của bạn khó lành hơn, do đó nên tránh sử dụng nha đam lên vùng da có vết thương hở.

Nguyên nhân khiến sử dụng nha đam gây hại cho da mặt

Dưới đây là một số nguyên phổ biến khiến cho làn da của chúng ta gặp phải những phản ứng tiêu cực sau khi sử dụng nha đam mà bạn có thể tham khảo. 

Do sơ chế nha đam sai cách

Sơ chế da đam luôn là bước quan trọng nhất để hạn chế tác hại của nha đam với da mặt. Việc không làm sạch hoàn toàn nhựa cây có thể gây ra phản ứng mẫn đỏ, kích ứng da nghiêm trọng. Nhựa của nha đam nguyên chất có thể gây hại nếu không được xử lý đúng cách, vì khi tiếp xúc với không khí, chất nhựa dễ bị oxy hóa, làm giảm hiệu quả của các hoạt chất. Việc lựa chọn và chiết xuất nha đam cần thực hiện một cách cẩn trọng để đảm bảo ổn định hoạt chất và an toàn sử dụng.

Ngoài ra, bạn nên ưu tiên lựa chọn những lá nha đam nhỏ, có màu xanh nhạt. Khi sử dụng nha đam, cần loại bỏ lớp vỏ ngoài và lớp mủ màu vàng gần gel nha đam để tránh gây hại cho da.

Việc sơ chế nha đam sai cách là nguyên nhân chính dẫn đến các tác hại của nha đam với da mặt

Không sử dụng kem chống nắng khi dùng nha đam

Không những vậy, việc sử dụng nha đam có thể dẫn đến tình trạng bong tróc lớp sừng để hỗ trợ cho quá trình tái tạo tế bào mới diễn ra hiệu quả hơn. Tuy nhiên, quá trình này cũng khiến làn da của bạn trở nên mỏng manh và dễ bị tổn thương khi tiếp xúc với tia UV từ ánh nắng mặt trời, dẫn đến nguy cơ tăng cao về nám và sạm da.

Ngoài ra, việc không thực hiện các biện pháp bảo vệ da mặt phù hợp, làn da sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng bởi tác động tiêu cực từ ánh nắng mặt trời và ô nhiễm môi trường. Hậu quả là làn da có thể trở nên dễ tổn thương hơn, có nguy cơ viêm nhiễm, gây ra các vấn đề về da như đỏ rát, sưng tấy và thậm chí lão hóa sớm.

Quá lạm dụng nha đam để chăm sóc da

Việc sử dụng quá mức có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn, khi cơ thể không thể hấp thụ hết hiệu quả các dưỡng chất có trong nha đam. Aloin là một hợp chất chiếm 16-20% trong nha đam có tính tẩy rửa mạnh và có vị đắng. Lạm dụng nha đam có thể gây ra hiện tượng co thắt, tác động như thuốc nhuận tràng, làm cơ thể mệt mỏi, suy nhược và gây rối loạn chức năng gan, thận từ đó gây ảnh hưởng xấu đến da.

Thêm vào đó, việc tự chế biến và sử dụng nha đam không đúng cách, như tự ép lấy nước nha đam để thoa lên da mà không tuân thủ các chỉ dẫn cụ thể, có thể gây kích ứng da, khiến làn da bị phồng rộp và mẩn đỏ. Sử dụng nha đam với nồng độ nhựa cô đặc cao có thể gây bỏng da, khiến da bong tróc.

Sử dụng nha đam quá nhiều có thể dẫn đến những phản ứng không muốn trên da

Bôi, đắp nha đam lên vùng có vết thương hở

Một trong những sai lầm nghiêm trọng gây ra tác hại của nha đam với da mặt chính là việc bôi thoa trực tiếp nguyên liệu này lên các vùng da có vết thương hở. 

Nha đam có chứa bradykinin, một loại kinin có trong huyết tương có thể gây ra phản ứng viêm. Do đó, việc thoa nha đam trực tiếp lên vết thương hở có thể không an toàn như nhiều người vẫn nghĩ. Hoạt chất này có thể gây ra một số phản ứng không mong muốn như: Gây ra dị ứng, khiến vết thương trở nên viêm loét và đau đớn hơn.

Việc thoa nha đam trực tiếp có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và gây sưng tấy, làm chậm quá trình lành thương.

Sử dụng nha đam lên vùng da nhạy cảm

Vùng da quanh mắt được biết đến là khu vực cực kỳ nhạy cảm trên khuôn mặt với bề mặt da mỏng manh và ít tuyến dầu, đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt. Việc đắp nha đam trực tiếp trên vùng này mà không tuân thủ các lưu ý, sẽ có nguy cơ gây ra kích ứng, làm cho da có thể trở nên đỏ và phù nề, thậm chí có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thị lực. 

Việc bôi thoa nha đam lên các vùng da nhạy cảm quanh mắt cũng là nguyên nhân gây ra tác hại của nha đam với da mặt

Bôi nha đam quá lâu lên da mặt

Mặc dù nổi tiếng với khả năng làm dịu da hiệu quả, tuy nhiên, việc để nha đam trên da trong thời gian quá lâu có thể gây ra một số tác dụng tiêu cực cho làn da của bạn. Các thành phần trong nha đam, khi tiếp xúc với da quá lâu, có thể gây mất nước, khiến da trở nên khô ráp, đồng thời tạo điều kiện cho tình trạng bong tróc, ngứa và kích ứng da.

Sử dụng nha đam cùng các nguyên liệu không phù hợp

Ngoài ra, một nguyên nhân khác dẫn đến các tác hại của việc đắp nha đam chính là việc kết hợp nha đam với các nguyên liệu không tương thích. Điều này có thể khiến làn da gặp phải tình trạng kích ứng nghiêm trọng.  Do đó, bạn cần đặc biệt cân nhắc trong việc lựa chọn các nguyên liệu để kết hợp với nha đam, nhằm đảm bảo sự an toàn và hiệu quả chăm sóc cho da mặt.

>>>>>Xem thêm: Da vàng thiếu chất gì? Làm sao để cải thiện và ngăn ngừa

Việc kết hợp nha đam với những nguyên liệu không phù hợp có thể dẫn đến tình trạng kích ứng da

Để hạn chế tối đa những tác hại của nha đam với da mặt, đồng thời nhanh chóng cải thiện các vấn đề da mà bạn đang gặp phải một cách an toàn, hiệu quả hơn. Bạn có thể tham khảo thêm các liệu pháp chăm sóc da chuyên sâu tại TMV Ngọc Dung, phác đồ điều trị chuẩn y khoa được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ da liễu hàng đầu kết hợp cùng công nghệ thẩm mỹ được chuyển giao trực tiếp tại Hoa Kỳ sẽ mang đến cho bạn làn da sáng khỏe mịn màng chỉ sau một liệu trình.

Đăng ký thông tin chi tiết dưới đây để được tư vấn miễn phí bởi chuyên gia.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *