Chàm da mặt là một bệnh lý da liễu khá phổ biến, tình trạng này biểu hiện qua những triệu chứng ngứa ngáy và hình thành các vảy da trên nhiều khu vực như tay, chân, khuỷu tay, mí mắt, và đặc biệt là trên khuôn mặt. Vì da mặt là một trong những vùng da nhạy cảm trên cơ thể, do đó cần biết cách xử lý một cách khoa học, cẩn thận để ngăn ngừa bệnh lây lan, gây ảnh hưởng đến vẻ đẹp và chất lượng cuộc sống của người gặp phải. Cùng TMV Ngọc Dung tìm hiểu cụ thể hơn về nguyên nhân và cách chữa chàm khô ở mặt hiệu quả qua bài viết sau.
Bạn đang đọc: Chàm da mặt là gì? Cách trị và chăm sóc vết chàm trên mặt
Contents
Chàm da mặt là gì?
Chàm da mặt là tình trạng viêm da gây ra cảm giác ngứa ngáy và biểu hiện qua các mảng da đỏ, sưng và bong tróc. Nếu vết chàm bị tổn thương, lở loét hoặc xuất hiện mụn nước, nhiễm trùng, thì có thể lây sang người khác người khác. Do đó chăm sóc da mặt phù hợp khi bị chàm là yếu tố quan trọng để kiểm soát tình trạng này. Có ba biến thể phổ biến của chàm da mặt bao gồm:
- Chàm da dị ứng: Đây là một trong những tình trạng phổ biến nhất, thường xuất hiện trên má, cằm, quanh mắt và môi, có thể liên quan đến yếu tố di truyền, dị ứng, hoặc hen suyễn.
- Chàm tiếp xúc: Do da tiếp xúc với các chất gây kích ứng hoặc dị ứng như nước hoa, đồ trang sức, mỹ phẩm, hoặc hóa chất, thường ảnh hưởng đến vùng da quanh mắt và chân tóc.
- Chàm tiết bã: Xuất hiện do sự phát triển quá mức của nấm men Malassezia, gây ra các vết đỏ và vảy vàng, thường ở quanh chân tóc, mũi, tai, lông mày.
Việc nhận diện và phân biệt giữa các loại chàm da mặt sẽ giúp bạn tìm được phương pháp chăm sóc và điều trị phù hợp, giảm thiểu các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Các dấu triệu chứng thường gặp khi bị chàm ở mặt
Chàm da mặt biểu hiện qua nhiều dạng và tình trạng khác nhau, nhưng điểm chung là sự xuất hiện của các vết màu đỏ không đều, thường kèm theo cảm giác sưng, bong tróc và ngứa hoặc bỏng rát. Theo thời gian, lớp biểu bì da có thể trở nên sừng hóa, thay đổi màu sắc so với vùng da xung quanh, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do gãi hoặc chạm vào vùng da tổn thương. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến giúp nhận biết sớm chàm da mặt:
- Mảng da đỏ: Xuất hiện những mảng màu đỏ, lan rộng, thường mở rộng theo thời gian và gây ngứa ngáy hoặc cảm giác bỏng rát.
- Viêm mí mắt: Vùng da quanh mí mắt trở nên viêm nhiễm và phù nề.
- Mụn nước: Có kích thước từ 1-2mm, xuất hiện đông đảo và thường tập trung với lớp màng mỏng dễ vỡ.
- Da bong tróc và vảy: Tạo ra lớp da non bên dưới sau khi da cũ bong tróc.
- Biến đổi sắc tố: Khu vực tổn thương trở nên không đều màu, dày và thô ráp.
- Nứt nẻ và lở loét: Dẫn đến chảy máu, tiết dịch, đau nhức và khó chịu.
Nhận biết sớm và xác định chính xác các biểu hiện của chàm da mặt giúp áp dụng các biện pháp chăm sóc và điều trị hiệu quả, giảm thiểu tác động tới cuộc sống hàng ngày.
Nguyên nhân chính hình thành vết chàm trên da
Chàm da mặt hay còn còn được biết đến là chàm khô, đây là một tình trạng phức tạp với nhiều yếu tố đóng góp vào sự phát triển của nó, bao gồm:
- Yếu tố duy truyền: Nguy cơ mắc chàm cao hơn nếu có người thân trong gia đình từng mắc chàm hoặc các bệnh da liễu khác.
- Hen suyễn dị ứng: Những người có tiền sử mắc hen suyễn hoặc dị ứng thường có khả năng cao phát triển chàm da mặt.
- Độ tuổi: Bệnh chàm thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng có thể giảm khi trẻ lớn hơn. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn.
- Hệ miễn dịch suy giảm: Sự suy giảm của hệ miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ bùng phát chàm da mặt và rất khó kiểm soát.
Bên cạnh đó, da mặt cũng là vùng da nhạy cảm và mỏng manh hơn những vùng khác, dễ tổn thương và phản ứng tiêu cực với những tác nhân gây kích ứng. Tình trạng chàm da ở mặt có thể trở nên trầm trọng hơn do các tác động từ các yếu tố bên ngoài như:
- Tiếp xúc với dị nguyên: các loại dị nguyên này thường có mặt trong các sản phẩm hàng ngày như xà phòng, nước rửa bát, dầu gội, nước hoa, thậm chí là trong kim loại, khói thuốc lá, bụi và phấn hoa, việc tiếp xúc thường xuyên với chúng có thể gây kích ứng, chàm da.
- Rối loạn nội tiết: Đây là một yếu tố quan trọng khiến cho bệnh chàm da mặt bùng phát, làm tăng sự nhạy cảm của da đối với các dị nguyên và kích thích hệ thống miễn dịch phản ứng.
- Dị ứng với mỹ phẩm: Sử dụng mỹ phẩm chứa thành phần gây kích ứng có thể dẫn đến viêm, tổn thương và ngứa ngáy trên da mặt, bởi lẻ vùng da đặc biệt mỏng và nhạy cảm.
- Dị ứng thực phẩm: Một số loại thực phẩm như sữa, trứng, và các loại hạt có thể gây bùng phát bệnh chàm, làm trầm trọng thêm tình trạng da.
- Căng thẳng: Stress, trầm cảm và các vấn đề lo âu khác có thể kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng chàm, do ảnh hưởng của nó lên hệ thống thần kinh và miễn dịch.
- Yếu tố môi trường và sinh hoạt: Quần áo không thoáng khí, thay đổi thời tiết đột ngột, hoặc phản ứng với một số loại thuốc cũng có thể là nguyên nhân gây ra hoặc làm nặng thêm bệnh chàm.
Nhận biết và tránh xa những yếu tố này có thể giúp giảm thiểu nguy cơ bùng phát và quản lý tốt hơn tình trạng bệnh chàm.
Các cách chữa chàm da mặt tại nhà
Để làm dịu cảm giác ngứa ngáy khó chịu khi bị chàm da, bạn có thể tham khảo những phương pháp đơn giản dưới đây:
Sử dụng các loại thuốc bôi chứa chứa steroid
Các loại kem bôi ngoài da chứa steroid là yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị chàm. Kem hydrocortisone là một sản phẩm bôi thoa không cần kê đơn, loại kem này đặc biệt hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng như mẩn đỏ và ngứa. Bạn nên là sử dụng sản phẩm này một hoặc hai lần mỗi ngày trong một khoảng thời gian ngắn, thường là vài tuần. Tuy nhiên, việc sử dụng lâu dài nên được hạn chế, do các thành phần corticosteroid có thể gây mỏng da nếu áp dụng trong thời gian dài.
Tìm hiểu thêm: 20+ Cách trị mụn thâm cho da dầu cấp tốc, hiệu quả tại nhà
Dùng thuốc ức chế calcineurin và chống nấm
Thuốc ức chế Calcineurin là lựa chọn tuyệt vời điều trị chàm da thay thế cho các loại kem bôi chứa steroid, được bác sĩ khuyên dùng trong một số trường hợp. Những loại thuốc này thường hoạt động bằng cách ngăn chặn quá trình hoạt động của calcineurin, một enzyme có liên quan đến quá trình viêm, giảm thiểu các phản ứng hóa học có thể khiến tình trạng chàm trở nên tồi tệ hơn. Đặc biệt, sản phẩm này có hiệu quả tuyệt vời khi sử dụng tại các khu vực da nhạy cảm hoặc có nhiều nếp nhăn như mí mắt hoặc cổ.
Đối với chàm da mặt do nấm gây ra, thuốc chống nấm sẽ được ưu tiên sử dụng để tiêu diệt nấm và giải quyết nguyên nhân cốt lõi của bệnh. Thuốc chống nấm giúp loại bỏ nấm và ngăn chặn sự lan rộng của tình trạng viêm, mang lại cải thiện đáng kể cho làn da bị ảnh hưởng.
Cách trị chàm trên mặt với dưa leo
Bên cạnh những sản phẩm bôi thoa thông thường, bạn cũng có thể ưu tiên sử dụng các nguyên liệu tự nhiên dễ tìm kiếm tại nhà đề điều trị chàm da mặt an toàn, hiệu quả hơn. Dưa chuột có khả năng chống viêm hiệu quả, đặc biệt hữu ích trong việc làm dịu cảm giác khó chịu khi bị chàm da. Sau khi rửa sạch và cắt lát, bạn có thể sử dụng dưa chuột theo hai cách sau để giảm các triệu chứng của chàm:
- Cách 1: Đặt lát dưa chuột vào tủ lạnh khoảng 30 phút để chúng trở nên mát mẻ, sau đó áp dụng lên vùng da bị chàm trên mặt. Giữ chúng trong khoảng 10-15 phút trước khi rửa sạch với nước.
- Cách 2: Ngâm lát dưa chuột trong nước lạnh khoảng 2 giờ, rồi đặt chúng lên vùng da bị ảnh hưởng. Sau 10-15 phút, rửa sạch khuôn mặt với nước.
Để đạt được kết quả tối ưu, nên thực hiện một trong hai phương pháp trên 3-4 lần mỗi ngày và kiên trì áp dụng liên tục trong vài tháng.
Chữa chàm khô da mặt với nha đam và dầu oliu
Mặt nạ nha đam kết hợp với dầu ô liu cũng là một trong những giải pháp tuyệt vời giúp làm giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu khi bị chàm da mặt. Nha đam có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, giúp làm dịu da, giảm viêm và ngứa, trong khi dầu ô liu hỗ trợ phục hồi lớp màng lipid của da và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
Việc sử dụng mặt nạ này không chỉ giúp cung cấp độ ẩm sâu mà còn làm dịu các vùng da bị chàm đỏ, giúp ngăn chặn sự hình thành của thâm sẹo và cải thiện các triệu chứng da như bong tróc và sần sùi. Đây là một phương pháp tự nhiên, an toàn giúp làm dịu và phục hồi làn da nhạy cảm.
Trị chàm trên da mặt với sữa chua và dâu tây
Tương tự như nha đam, sữa chua và dâu tây cũng là một lựa chọn lý tưởng cho những người đang tìm kiếm giải pháp cải thiện tình trạng da bị thâm sạm và ngứa ngáy, đặc biệt khi làn da ít bị bong tróc. Sữa chua với hàm lượng axit lactic tự nhiên, giúp loại bỏ tế bào da chết, mềm mịn da và giảm hoạt động của sắc tố melanin, giúp da sáng và đều màu hơn.
Dâu tây, giàu vitamin C, không chỉ hỗ trợ làm sáng da mà còn giúp giảm thiểu tình trạng da khô và nứt nẻ. Mặt nạ này mang lại hiệu quả tức thì trong việc làm đẹp và nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong.
Bôi mật ong cải thiện vết chàm trên da
Mật ong là một trong những nguyên liệu tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm cực kỳ hiệu quả. Mật ong thường được sử dụng để giảm thiểu các vấn đề như như tổn thương và sưng viêm. Việc bôi thoa trực tiếp mật ong lên da mặt không chỉ giúp giảm viêm mà còn cấp ẩm cho da mặt, hỗ trợ phục hồi nhanh chóng cho các vùng da bị chàm, giảm thiểu kích ứng. Mật ong tự nhiên là lựa chọn lý tưởng để nuôi dưỡng và làm dịu làn da nhạy cảm.
Cách phòng ngừa và chăm sóc da mặt bị chàm
Để phòng ngừa và chăm sóc da mặt bị chàm hiệu quả, áp dụng những phương pháp sau có thể mang lại lợi ích đáng kể:
- Cấp ẩm: Bạn có thể sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm chứa glycerin hoặc urea 5%-10% giúp làm giảm da khô và thúc đẩy quá trình lành thương, giảm ngứa và ngăn chặn da nứt nẻ. Thời điểm lý tưởng để dưỡng ẩm là sau khi bạn vừa rửa mặt sạch sẽ.
- Rửa mặt nhẹ nhàng: Chọn lựa sữa rửa mặt không xà phòng, có độ pH từ 4,5-5,5, và sử dụng khăn mềm để lau khô giúp giảm kích ứng cho làn da nhạy cảm.
- Tránh tiếp xúc với nước nóng: Hạn chế sử dụng nước nóng khi rửa mặt hoặc tắm, nên chọn nước mát hoặc nước ấm.
- Hạn chế trang điểm: Nếu có chàm da mặt, nên giảm thiểu việc trang điểm để tránh làm trầm trọng thêm tình trạng da.
- Loại bỏ sản phẩm gây kích ứng: Nhận diện và tránh xa những sản phẩm chăm sóc da và mỹ phẩm có thể gây kích ứng da, chọn các sản phẩm không mùi và không gây dị ứng.
- Sử dụng kem chống nắng: Bôi kem chống nắng hàng ngày giúp bảo vệ da khỏi tác động xấu từ tia UV, đặc biệt quan trọng với làn da nhạy cảm và có chàm.
>>>>>Xem thêm: Phun môi tế bào gốc lên màu có đẹp không? Ưu và nhược điểm
Trong trường hợp chàm da gây ngứa liên tục, làn da viêm nhiều, chảy máu, đau và sưng, hoặc giấc ngủ bị gián đoạn, bạn cần thăm thám với bác sĩ gia liễu, để được điều trị chàm da hiệu quả. Dưới đây là một số triệu chứng nghiêm trọng cho thấy bạn nên đến bác sĩ da liễu để cải thiện tình trạng này:
- Ngứa dai dẳng gây ra sự không thoải mái liên tục.
- Viêm da lan rộng trên khuôn mặt.
- Xuất hiện tình trạng chảy máu hoặc tiết dịch từ da.
- Vùng da bị ảnh hưởng trở nên đau rát và sưng tấy.
- Da phát triển lớp biểu bì màu vàng hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng.
- Chất lượng giấc ngủ giảm sút do tình trạng da.
Lời kết
Hy vọng những chia sẻ trên cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về nguyên nhân, cách điều trị tình trạng chàm da mặt. Nhờ đó, nhanh chóng lấy lại làn da mịn màng, rạng rỡ không tì vết. Ngoài ra, nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến các vấn đề trên, đừng ngần ngại liên hệ ngay đến TMV Ngọc Dung qua Hotline *3232 đểu được tư vấn miễn phí bởi chuyên gia.