Da mặt bị ngứa châm chích có nguy hiểm không? Xử lý ra sao?

Rate this post

Da mặt bị ngứa châm chích là một vấn đề da liễu phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ. Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như, sử dụng mỹ phẩm không phù hợp, sự thay đổi của thời tiết, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hoặc ăn thực phẩm gây kích ứng. Mặc dù không ảnh lớn đến sức khỏe, tuy nhiên hiện tượng này khiến không ít chị em cảm thấy tự ti. Vậy làm sau ngăn ngừa và điều trị việc bị ngứa châm chích dưới da? Cùng TMV Ngọc Dung tham khảo thông tin chi tiết dưới đây. 

Bạn đang đọc: Da mặt bị ngứa châm chích có nguy hiểm không? Xử lý ra sao?

Làm sao để cải thiện, ngăn ngừa da mặt bị ngứa châm chích. Theo dõi ngay!

Nguyên nhân khiến da mặt bị ngứa châm chích

Tình trạng da bị ngứa châm chích có thể xuất phát từ những nguyên nhân phổ biến dưới đây:

Bị ngứa châm chích dưới da do dị ứng

Tình trạng thời tiết thay đổi bất thường, việc sử dụng thực phẩm, mỹ phẩm mới, tiếp xúc với phấn hoa hoặc lông thú có thể gây ra phản ứng dị ứng, khiến làn da nhạy cảm của bạn trở nên ngứa ngáy và kích ứng, đặc biệt là tình trạng da mặt bị ngứa châm chích.

Da mặt bị ngứa châm chích do dị ứng do thời tiết hoặc kích ứng

Bị ngứa châm chích dưới da do thận yếu

Thận đóng vai trò thiết yếu trong việc lọc và loại bỏ chất độc hại khỏi máu. Trong trường hợp thận hoạt động bất thường, bạn có thể nhận biết dấu hiệu sớm thông qua tình trạng da mặt trở nên khô ráp và ngứa rát. Điều này chỉ là bề nổi của những vấn đề sức khỏe sâu xa hơn mà người mắc bệnh thận phải đối mặt, bao gồm việc đi tiểu thường xuyên, giảm chức năng tình dục và cảm giác đau ở vùng lưng dưới. 

Da mặt bị ngứa như kim châm do suy giảm chức năng gan

Tương tự như thận, gan là cơ quan trung tâm trong việc chuyển hóa và lọc bỏ các chất độc từ cơ thể. Khi chức năng của gan bị suy giảm, mất đi khả năng loại bỏ độc tố hiệu quả, dẫn đến việc tích tụ các chất độc này trong cơ thể và từ đó gây ra các triệu chứng như mề đay, ngứa ngáy, và tình trạng da mặt bị ngứa châm chích.

Đặc biệt, trong mùa hè, nhiệt độ cao khiến cơ thể sản xuất mồ hôi nhiều hơn, tuyến bã nhờn hoạt động tích cực hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển dưới da, gây nên tình trạng ngứa và mụn. 

Da mặt bị ngứa châm chích như kim châm do suy giảm chức năng gan

Da mặt bị ngứa do giảm estrogen

Bên cạnh đó, trong giai đoạn mãn kinh, ở độ tuổi trung niên mức độ estrogen suy giảm cũng ảnh hưởng trực tiếp đến độ ẩm và sự mịn màng của làn da. Quá trình này khiến làn da trở nên khô ráp, mất đi vẻ mềm mại và tươi trẻ trước đây. Đặc biệt, nếu không biết cách chăm sóc da mặt và cung cấp đủ ẩm đều đặn, làn da có thể trở nên khô ráp, gây cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dưỡng ẩm da, đặc biệt trong giai đoạn quan trọng này, để giữ gìn làn da mềm mại và giảm thiểu sự khó chịu. 

Da bị ngứa như kim châm do ảnh hưởng bệnh lý

Ngoài ra, tình trạng da mặt bị ngứa châm chích có thể xuất hiện do một số bệnh lý nguy hiểm khác. Trong đó, U lympho tế bào T là một loại bệnh ung thư phát triển từ tế bào bạch cầu, gây ra nhiều thách thức cho sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Các triệu chứng bao gồm da phát ban, cảm giác ngứa và đau, cùng với sốt, tăng tiết mồ hôi vào ban đêm, sự xuất hiện của hạch lớn dưới da, giảm cân đáng kể, ngứa châm chích và viêm loét trên da.

Các dấu hiệu như ngứa châm chích trên da mặt, da khô và bong tróc, đây cũng có thể là triệu chứng thường gặp phải ở bệnh nhân mắc đái tháo đường hoặc u tuyến giáp. Trong khi đó, ở nữ giới, u tuyến giáp có thể gây ra các vấn đề như kinh nguyệt không đều, giảm ham muốn tình dục, tóc trở nên xơ rối, và sưng đau ở cổ.

Da mặt bị ngứa châm chích do một số bệnh lý

Da mặt bị ngứa vì nhiễm giun sán

Da mặt bị ngứa có cảm giác châm chích có thể do nguyên nhân nhiễm giun sán. Khi nhiễm giun sán, ấu trùng của chúng có thể di chuyển trong cơ thể, bao gồm cả ở da, làm làn da bị ngứa và châm chích. Bên cạnh đó tình trạng này còn có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng trên da, biểu hiện qua một loạt các triệu chứng khó chịu như:

  • Phát ban đỏ lan rộng khắp cơ thể, thường gặp nhất ở vùng lưng, bụng, và cổ, có khả năng lan tỏa đến cả tay và chân.
  • Sự xuất hiện của các nốt sẩn hoặc mảng da nổi lên, gây cảm giác khó chịu.
  • Cảm giác nóng rát nhẹ hoặc ngứa ngáy do mẩn đỏ trên da.

Da mặt ngứa như châm chích có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của tình trạng ngứa da phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Trong trường hợp ngứa là biểu hiện của các bệnh lý nội khoa như bệnh về gan, thận, tiểu đường hay các vấn đề về tuyến giáp, bạn cần đến thăm khám với bác sĩ kịp thời để được can thiệp và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Đối với ngứa da do kích ứng hoặc dị ứng, mặc dù có vẻ không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tuy nhiên bạn cũng không nên chủ quan và cần thăm khám với bác sĩ da liễu để được xử lý điều trị kịp thời. Để xác định khi nào cần thiết phải đi khám bác sĩ, bạn cần lưu ý các dấu hiệu sau đây:

  • Tình trạng ngứa kéo dài hơn 14 ngày mà không thể được cải thiện với các phương pháp chăm sóc tại nhà.
  • Có các triệu chứng đi kèm như tiết mồ hôi vào ban đêm, giảm cân không rõ nguyên nhân hoặc sốt cao đột ngột.
  • Tình trạng ngứa trở nên nghiêm trọng đến mức ảnh hưởng đến khả năng tập trung trong công việc và chất lượng giấc ngủ.
  • Ảnh hưởng đến một khu vực rộng lớn trên cơ thể hoặc toàn bộ cơ thể.

Tìm hiểu thêm: Nám da tuổi dậy thì – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Da bị ngứa như kim châm có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào nguyên nhân xuất hiện của nó

Da mặt bị ngứa châm chích phải làm sao?

Để giảm thiểu tình trạng da mặt bị ngứa châm chích, bạn có thể áp dụng một số phương pháp điều trị và chăm sóc da như sau:

Đầu tiên là điều trị với thuốc theo chỉnh định của bác sĩ, bạn có thể tham khảo một số loại thuốc như:  

  • Thuốc kháng histamin: Dùng để giảm dị ứng, ngứa, và mẩn đỏ, có sẵn dưới dạng uống hoặc bôi ngoài da.
  • Kem dưỡng da: Hỗ trợ làm dịu da, giảm ngứa và cung cấp độ ẩm cần thiết cho da.
  • Thuốc chứa Corticoid: Sử dụng cho các trường hợp da bị ngứa nghiêm trọng, với đặc tính kháng viêm và chống khuẩn. Cần chú ý dùng đúng liều lượng và thời gian để tránh làm tổn thương, khiến da nhiễm corticoid .
  • Hydrocortisone bôi ngoài: Giúp giảm thiểu cảm giác ngứa ngáy và mang lại cảm giác dễ chịu cho da.

Đối với những tình trạng da mặt bị châm chích nặng, không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đến ngay các cơ quan y tế gần nhất để được thăm khám trực tiếp. 

Ngăn ngừa tình trạng da mặt bị ngứa châm chích với thuốc

Một số cách giảm tình trạng ngứa da mặt

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo một số thói quen đơn giản, giảm tình trạng ngứa da mặt hiệu quả tại nhà dưới đây:

Rửa mặt bằng nước muối sinh lý

Khi làn da mặt của bạn xuất hiện các triệu chứng như mẩn đỏ và ngứa, bạn cần tạm thời ngưng sử dụng sữa rửa mặt và các sản phẩm tẩy trang. Thay vào đó, bạn có thể chuyển sang rửa mặt bằng nước muối sinh lý để làm sạch da một cách an toàn, dịu nhẹ hơn.

Nước muối sinh lý được biết đến với các đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm và giảm ngứa, đặc biệt phù hợp để làm sạch và làm dịu làn da bị kích ứng. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý để rửa mặt hai lần mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tối, để giúp làm dịu và phục hồi sự thoải mái cho da.

Đắp mặt nạ dưa leo trị ngứa da châm chích mặt

Mặt nạ dưa leo cũng là một trong những giải pháp tự nhiên tuyệt vời để làm dịu làn da bị kích ứng, giảm mẩn đỏ và ngứa. Nếu bạn đang trải qua tình trạng da mặt ngứa và nổi mẩn, hãy thử sử dụng dưa leo như một giải pháp nhẹ nhàng và hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch dưa leo và cắt thành các lát mỏng.
  • Bước 2: Làm sạch da mặt, lau khô nhẹ nhàng, sau đó đặt các lát dưa leo lên trên.
  • Bước 3: Để mặt nạ dưa leo trên da trong khoảng 15 phút để các dưỡng chất thấm sâu, mang lại cảm giác mát mẻ và giảm kích ứng.
  • Bước 4: Cuối cùng, rửa mặt thật nhẹ nhàng với nước ấm.

Đắp mặt nạ dưa leo trị ngứa da châm chích mặt

Đắp bột yến mạch

Bột yến mạch là một giải pháp tự nhiên tuyệt vời nếu bạn đang tìm cách làm dịu da bị kích ứng, bị ngứa và châm chích. Với khả năng giảm ngứa, kháng viêm và bảo vệ da khỏi tổn thương oxy hóa, mặt nạ yến mạch là lựa chọn lý tưởng cho làn da nhạy cảm và dễ bị dị ứng.

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Bạn hãy trộn đều bột yến mạch với nước theo tỉ lệ 1:1 (một chén bột yến mạch với một lít nước).
  • Bước 2: Thoa đều hỗn hợp này lên da, nhẹ nhàng massage da trong khoảng 5 phút để các dưỡng chất có thể thẩm thấu sâu vào bên trong.
  • Bước 3: Rửa lại mặt với nước ấm để làm sạch da mặt

Việc sử dụng mặt nạ này đều đặn hai lần mỗi tuần không chỉ giúp giảm thiểu triệu chứng châm chích và ngứa trên da mà còn khiến da bạn trở nên sáng mịn hơn.

Xông hơi tinh dầu bạc hà

Lá bạc hà có hàm lượng menthol cao, nổi tiếng về khả năng giảm ngứa và làm dịu tình trạng sưng viêm. Bên cạnh đó, tinh dầu tự nhiên có trong lá bạc hà còn hỗ trợ làm sạch lỗ chân lông một cách hiệu quả, đồng thời ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng da.

Để tận dụng lợi ích từ lá bạc hà, bạn có thể thực hiện theo cách sau:

  • Bước 1: Lựa chọn những lá bạc hà tươi, rửa sạch dưới vòi nước.
  • Bước 2: Cho lá bạc hà vào một nồi và đổ 700ml nước, sau đó đun sôi.
  • Bước 3: Khi nước đã sôi, tắt bếp và để nước nguội một chút.
  • Bước 4: Sử dụng một chiếc khăn vải sạch, để xông hơi mặt với tinh dầu bạc hà. Sau đó rửa mặt lại với nước mát để se khít lỗ chân lông.

Để tìm hiểu chi tiết hơn về phương pháp xông mặt hiệu quả, bạn có thể tham khảo thêm bài viết 7 cách xông mặt đơn giản cho làn da mịn màng và trắng sáng

>>>>>Xem thêm: Bị vết thương kiêng ăn gì để không bị sẹo, giúp mau lành da

Xông hơi tinh dầu bạc hà trị da mặt bị ngứa châm chích

Đắp mặt nạ baking soda

Baking soda có khả năng cân bằng độ pH của da, nhờ đó nguyên liệu này đã trở thành một lựa chọn phổ biến cho những người muốn giảm thiểu các triệu chứng khó chịu như ngứa, rát, sự xuất hiện của mẩn đỏ trên da mặt, đặc biệt khi da dễ bị dị ứng và mụn. Hỗn hợp baking soda sệt có thể tạo một lớp bảo vệ giúp giảm bớt tình trạng da khô và kích ứng cực kỳ hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Pha 4 thìa baking soda với 12 thìa nước cất để tạo thành một hỗn hợp sệt đồng nhất.
  • Bước 2: Thoa hỗn hợp này lên da mặt và giữ nguyên trong khoảng 15 phút.
  • Cuối cùng, rửa sạch mặt với nước ấm.

Đây là phương pháp tự nhiên, giúp làm dịu và cải thiện tình trạng da mặt bị kích ứng, đồng thời hỗ trợ trong việc duy trì độ ẩm cho da.

Lời kết

Hy vọng những thông tin được chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách điều trị và ngăn ngừa tình trạng da mặt bị ngứa châm chích. Để có được những giải pháp điều trị an toàn và hiệu quả nhất, bạn có thể đến thăm khám thêm với bác sĩ chuyên khoa da liễu. Ngoài ra, nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào liên quan đến vấn đề trên, đừng ngần ngại liên hệ ngay đến TMV Ngọc Dung qua Hotline *3232 để được tư vấn miễn phí bởi chuyên gia. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *