Da nổi đốm nâu không ngứa – Nguyên nhân và cách điều trị

Rate this post

Da nổi đốm nâu không ngứa là tình trạng tăng sắc tố melanin do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Tuy không phải là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm, nhưng nó lại khiến diện mạo kém xinh và làm nhiều người phải tự ti với vẻ ngoài của mình. Vì thế, việc loại bỏ các đốm nâu trên mặt, tay và chân cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm đến. Có cách nào an toàn và hiệu quả để xử lý những sắc tố tối màu này hay không? Cần làm gì để phòng ngừa đốm nâu trên da? 

Bạn đang đọc: Da nổi đốm nâu không ngứa – Nguyên nhân và cách điều trị

Ngọc Dung sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, từ đó đưa ra được các giải pháp hữu hiệu nhất để điều trị đốm nâu trên da mặt, da tay hay chân, cũng như cách phòng ngừa hiệu quả nhất ngay trong bài viết này. Cùng tham khảo nhé!

Da nổi đốm nâu không ngứa là do đâu? Cách điều trị hiệu quả

Nguyên nhân da nổi đốm nâu không ngứa

Da bị đốm nâu trên mặt hay trên các vùng khác có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc tìm hiểu kỹ nguyên nhân sẽ giúp chúng ta có thể phòng ngừa cũng như điều trị đúng cách, tránh tình trạng đốm nâu tăng kích thước và phát triển dày đặc trên da. 

Dưới đây chính là 6 nguyên nhân dẫn đến tình trạng da nổi đốm nâu không ngứa, không rát mà bạn nên biết:

Da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (tia cực tím)

Nguyên do xuất hiện đốm nâu trên da mặt, tay và chân là vì đây chính là những vị trí có diện tích tiếp xúc lớn với ánh nắng mặt trời. Trong ánh nắng mặt trời lại chứa nhiều tia UV độc hại cho da, có thể làm tăng số lượng sắc tố melanin trên bề mặt dẫn đến việc da nổi đốm nâu không ngứa, màu sắc và kích cỡ thì khác nhau tùy vào mức độ tác động của các tia gây hại này.

Da nổi đốm nâu không ngứa do bị tác động bởi tia UV

Xuất hiện đốm nâu trên da do thay đổi nội tiết tố

Da nổi đốm nâu trên da không gây ngứa cũng có liên quan đến vấn đề nội tiết tố. Bởi vì các thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, chẳng hạn như trong thai kỳ, sau sinh, kinh nguyệt hoặc cơ thể trong giai đoạn lão hóa, tiền mãn kinh, có thể gây ra sự thay đổi trong sắc tố da và dẫn đến bị nổi đốm nâu trên da. Các đốm này có kích cỡ và độ đậm nhạt khác nhau, còn được gọi là đốm nâu nội tiết.

Trên da xuất hiện đốm nâu do viêm da cấp tính

Một số tình trạng viêm da cấp tính như viêm da tiết bã, viêm da cơ địa, hoặc viêm da dị ứng cũng có thể làm da bị đốm nâu. Nếu ở tình trạng nhẹ thì da nổi đốm nâu không ngứa. Nhưng nếu không kịp thời chữa trị sẽ dẫn đến viêm da cấp độ nặng hơn, không chỉ gây ngứa mà còn làm rát da, chảy máu và thay đổi sắc tố toàn thân. Hầu hết các trường hợp này, ngứa thường là một triệu chứng phổ biến đi kèm.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân mụn mọc quanh miệng và 5 cách điều trị hiệu quả

Viêm da cấp tính có thể để lại đốm nâu

Thay đổi sắc tố da do tác dụng phụ của thuốc điều trị

Nếu xuất hiện đốm nâu trên da mặt, không hẳn là do bạn bảo vệ da, chống nắng không tốt, mà có thể là do tác dụng phụ của một số thuốc điều trị dẫn đến tăng sắc tố melanin

Chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật và thuốc chống vi khuẩn, có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của một số chức năng trong cơ thể, kích hoạt quá trình sản xuất melanin trong da dẫn đến việc da nổi đốm nâu không ngứa, không đau rát.

Nhưng đây cũng không phải là vấn đề quá nghiêm trọng, bởi sự thay đổi sắc tố này chỉ là tạm thời, sẽ mờ dần khi ngừng dùng thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ biểu hiện không bình thường khác hoặc lo ngại về tác dụng phụ của thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và theo dõi thích hợp.

Ung thư da làm da xuất hiện những đốm nâu

Trong một số trường hợp, trên da xuất hiện những đốm nâu có thể là dấu hiệu của ung thư da, chẳng hạn như ung thư tế bào đáy (basal cell carcinoma) hoặc ung thư biểu mô (melanoma), trong đó ung thư tế bào đáy sẽ chiếm phần lớn. Nhưng trường hợp này thường kèm theo các triệu chứng khác như đau, chảy màu, đốm nâu tăng kích thước nhanh và khác với hình dạng đốm nâu thông thường. 

Vì thế, nếu da nổi đốm nâu không ngứa, cũng không kèm theo biểu hiện lạ nào như trên thì bạn có thể yên tâm. Trường hợp muốn chắc chắn hơn thì bạn có thể đến cơ sở y tế để được chỉ định kiểm tra và làm các xét nghiệm cần thiết.

>>>>>Xem thêm: Da khô thiếu chất gì? Nên bổ sung gì để cải thiện khô da

Da có đốm nâu cũng là dạng biểu hiện của ung thư da

Một số nguyên nhân khác làm da nổi đốm nâu không ngứa

Ngoài các nguyên nhân da nổi đốm nâu không ngứa được đề cập bên trên, mặt bị đốm nâu hay mu bàn tay, cánh tay bị nổi đốm nâu còn có thể do các nguyên nhân khác gây nên.

Ví dụ như vi khuẩn, nấm có thể gây ra mụn đầu đen, mụn đầu trắng, dẫn đến thâm và thay đổi màu da. Hoặc là do cơ thể bị lão hóa, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất melanin và dẫn đến hình thành các đốm đồi mồi trên da. 

Da nổi đốm nâu không ngứa cũng có thể do gen di truyền. Nếu gia đình bạn có phần lớn người bị tình trạng này thì khả năng cao bạn cũng sẽ gặp phải trong giai đoạn nào đó. Với trường hợp này thì việc điều trị hay phòng ngừa cũng sẽ khó có hiệu quả.

Việc xác định chính xác nguyên nhân của các đốm nâu không ngứa trên da đòi hỏi một quá trình chẩn đoán toàn diện. Điều này bao gồm việc thăm khám da, lấy mẫu da để xét nghiệm, và tìm hiểu về tiền sử bệnh và triệu chứng khác. 

Khi biết được nguyên nhân chính xác, bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị hoặc quản lý phù hợp để giảm bớt hoặc loại bỏ các đốm nâu không ngứa trên da. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua FORM dưới đây để được cung cấp thêm các thông tin này:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *