AHA (Alpha Hydroxy Acid) là một thành phần phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc da, được biết đến nhờ khả năng làm sáng da và cải thiện tình trạng da không đều màu. Tuy nhiên, một câu hỏi thường được đặt ra là liệu AHA có đẩy mụn không? Bởi tình trạng đẩy mụn khi dùng hoạt chất tính axit là rất phổ biến, liệu AHA có là ngoại lệ trong đó?
Bạn đang đọc: Dùng AHA có đẩy mụn không? AHA đẩy mụn trong bao lâu?
Trong bài viết này, Ngọc Dung sẽ cùng bạn tìm hiểu xem liệu AHA có thực sự gây ra hiện tượng đẩy mụn hay không. Chúng ta sẽ khám phá cách AHA hoạt động trên da và xem liệu nó có thể gây kích ứng và tăng tình trạng mụn trên da hay không.
Contents
AHA là gì? Công dụng của AHA trong làm đẹp
Để biết được AHA có đẩy mụn không, trị mụn bằng AHA có ổn hay không thì điều đầu tiên chúng ta cần nắm rõ chính là hoạt chất này là gì, có tác dụng gì cho da và hoạt động như thế nào.
Dưới đây là những thông tin liên quan đến AHA mà bạn nên biết:
AHA là cách viết tắt của Axit Alpha Hydroxy, là một axit hữu cơ chiết xuất tự nhiên từ nhiều loại thực vật như mía, cam, chanh, nho và cả sữa. Trên da, AHA được sử dụng như một chất tẩy tế bào chết, nhưng khác với BHA (Salicylic Acid), AHA chỉ hoạt động trên bề mặt da. Nó giúp ức chế hình thành keratoses và mụn trứng cá.
AHA là axit tan trong nước nên thường được sử dụng trước BHA để giải quyết các vấn đề ở lớp trên cùng của da. Do nó có cấu trúc phân tử nhỏ nên cũng dễ đi vào và hoạt động trên da, làm nới lỏng các corneocytes (các tế bào lớp sừng).
Nếu bạn muốn tìm AHA trong mỹ phẩm, hãy nhận dạng bằng các từ khóa sau:
- Glycolic Acid: Đây là AHA có cấu trúc phân tử nhỏ nhất nên hoạt tính cũng sẽ mạnh nhất. Nó hoạt động ở vị trí sâu nhất mà AHA có thể hướng tới.
- Lactic Acid: Tác động chậm và nhẹ nhàng hơn so với Glycolic Acid nên sẽ ít gây kích ứng cho da.
- Mandelic Acid: Thành phần này có cấu trúc hóa học tương đồng với BHA nhưng lại dịu dàng hơn rất nhiều, nhẹ hơn cả Glycolic Acid và Lactic Acid.
Ngoài các từ khóa trên, khi tìm kiếm sản phẩm AHA trị mụn đầu đen, mụn đầu trắng hay cơ bản là để làm sạch da thì bạn có thể chú ý thêm những cái tên như Citric Acid và Tartaric Acid.
Sở dĩ AHA cũng là cái tên tẩy tế bào chết nổi bật đứng bên cạnh BHA là vì thay vì làm khô da như BHA, AHA lại có thể tính giữ ẩm. Vì thế, nếu bạn có làn da khô mụn, thay vì dùng BHA thì AHA sẽ là lựa chọn tốt hơn. Ngược lại, nếu là da dầu dễ nổi mụn thì BHA sẽ là chân ái.
Mặc dù chỉ hoạt động tầm nông nhưng AHA vẫn mang lại rất nhiều hiệu quả cho da, cụ thể là:
- Nó hoạt động như chất hút ẩm, thu hút các phân tử nước liên kết trên bề mặt để tránh thoát nước qua da trong quá trình đào thải tế bào và bụi bẩn.
- Giúp làm mềm lớp sừng, loại bỏ mảnh vụn tế bào corneocytes để kích thích đẩy tế bào mới lên trên bề mặt da, giúp da sáng và đều màu hơn.
- Trị mụn bằng AHA cũng là một cách để thành phần này phát huy công dụng tiêu sừng, kháng viêm và giảm kích thước của ổ mụn.
- AHA giúp kích thích sản xuất collagen trong da – là một chất quan trọng giúp làm đầy các nếp nhăn, làm săn chắc làn da và làm mờ các vết sạm da do tích tụ melanin.
- AHA cũng giúp tăng đàn hồi cho da và duy trì độ ẩm, giúp da trở nên mềm mịn và rạng rỡ.
AHA có tác dụng tương tự như BHA, nhưng hoạt động nhẹ nhàng hơn so với BHA. Dùng BHA bị đẩy mụn, bong tróc nhiều nên đó là lý do mà các bác sĩ da liễu sẽ đề xuất AHA thay thế. Vậy dùng AHA có bị đẩy mụn không? Có thực sự an toàn cho da khô? Tìm câu trả lời cùng Ngọc Dung trong các nội dung kế tiếp nhé.
Cơ chế hoạt động của AHA
Muốn biết AHA có đẩy mụn không thì hãy xem cơ chế hoạt động của nó như thế nào. Về cơ bản, hoạt động của AHA cũng tương tự như BHA, nhưng sẽ chỉ dừng lại ở lớp sừng của da, còn được gọi là tế bào sừng.
Lớp sừng là lớp bên ngoài của da, được hình thành từ các tế bào da chết. Quá trình hình thành và loại bỏ lớp sừng là một quá trình tự nhiên của da, được gọi là luân chuyển tế bào.
Trong quá trình luân chuyển tế bào, các tế bào da mới được tạo ra ở lớp hạ bì và dần di chuyển lên phía trên. Khi đến lớp sừng, các tế bào này mất đi nhân và biến thành các tế bào già chết.
Lớp sừng cũng chứa các chất kết dính, giữ các tế bào lại với nhau, giúp bảo vệ da. Nhưng nếu như chúng cứ ở lì trên da sẽ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông và dẫn đến mụn trứng cá. Đó là lý do mà các chuyên gia đề xuất một số phác đồ trị mụn bằng AHA hay BHA, chủ yếu là để chấm dứt tình trạng sừng hóa này.
AHA có khả năng thẩm thấu vào lớp biểu bì của da và tác động lên các liên kết giữa các tế bào da cũ trong lớp sừng. Bằng cách làm tan các chất kết dính này, AHA giúp loại bỏ các tế bào cũ dễ dàng hơn và tạo điều kiện cho các tế bào mới phát triển và trồi lên bề mặt da. Kết quả thu được là da trở nên mềm mịn hơn và có khả năng hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
Vậy cơ chế hoạt động của AHA có đẩy mụn không? Việc đẩy mụn là tốt hay xấu? Câu trả lời sẽ được Ngọc Dung chia sẻ ngay sau đây.
Tìm hiểu thêm: Nổi mụn ở tay: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả, an toàn
AHA có đẩy mụn không?
Dùng AHA có đẩy mụn không thì câu trả lời là CÓ. Nhưng đừng vội hoang mang khi thấy da mặt bị mụn sau khi dùng AHA. Bởi vì đây có thể là tín hiệu tốt cho việc da đang thanh lọc độc tố, bụi bẩn và các mảnh vụn của tế bào chết.
AHA đẩy mụn do cơ chế hoạt động
Dùng AHA trị mụn và bị đẩy mụn là một tín hiệu tốt. Bởi vì AHA hoạt động tẩy tế bào chết và đẩy mụn theo cơ chế tự nhiên thông qua việc thanh lọc da. Khi sử dụng AHA, sẽ làm tăng tốc độ thay thế tế bào da, làm bong tróc nhiều tế bào da chết hơn bình thường. Điều này có nghĩa là các chất bẩn, dầu thừa và các chất tích tụ khác dưới bề mặt da sẽ được đẩy lên bề mặt và được “thanh lọc”.
Quá trình này có thể dẫn đến sự gia tăng mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn sẩn, các vết sưng nhỏ và mụn nang. Điều này xảy ra vì các tế bào da cũ và các chất cản trở khác trong lỗ chân lông được đẩy lên bề mặt và có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông, gây ra mụn.
Tuy nhiên, quá trình này là một phần của quá trình trị mụn bằng AHA và cơ chế đào thải tự nhiên của cơ thể. Bằng cách loại bỏ tế bào da chết và các chất tích tụ, da được làm sạch và giúp cải thiện tình trạng mụn hoặc một số vấn đề da khác.
Mặc dù có thể xuất hiện tạm thời các vết thâm và mụn, nhưng sau quá trình này, da sẽ trở nên sạch sẽ hơn, lỗ chân lông sẽ được làm sạch và các vấn đề da như mụn đầu đen và mụn đầu trắng cũng có thể được cải thiện.
AHA đẩy mụn ồ ạt, mất kiểm soát do dị ứng
Dùng AHA có đẩy mụn không thì câu trả lời đã có ở phần trên, nhưng liệu đẩy mụn AHA hoàn toàn là bình thường, không đáng lo ngại? Đương nhiên, không phải trường hợp trị mụn bằng AHA nào cũng sẽ cho kết quả như nhau. Việc đẩy mụn khi dùng AHA có thể xảy ra theo một chiều hướng tiêu cực hơn chính là biểu hiện của kích ứng.
Tình trạng này xuất hiện khi liên tục dùng AHA để tẩy da chết hoặc dùng AHA nồng độ quá cao. Kết quả là làm tốc độ luân chuyển tế bào diễn ra chóng mặt, khiến tế bào chết tích tụ càng nhiều trên bề mặt khi lớp cũ chưa được loại bỏ hoàn toàn. Cuối cùng dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra mụn.
Khi dùng AHA bị kích ứng và đẩy mụn thì thường sẽ xuất hiện trên diện rộng, mụn mọc ở cả những vùng da chưa từng bị trước đó và có dấu hiệu nghiêm trọng hơn so với cách đẩy mụn do thanh lọc da.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn tẩy trang bằng nước muối sinh lý đúng và hiệu quả
Nhìn chung, để phân biệt được các tình trạng đẩy mụn khi dùng AHA, cái nào là tín hiệu tốt, cái nào là dấu hiệu kích ứng thì bạn có thể dựa vào một số phản ứng của da và thời gian lên mụn, cụ thể như sau:
- Quá trình thanh lọc da và đẩy mụn thường bắt đầu sau 2 tuần sử dụng, còn đẩy mụn do kích ứng thường diễn ra rất nhanh sau vài tiếng hoặc vài ngày dùng AHA.
- Da bị kích ứng sẽ đi kèm với cảm giác ngứa, nóng rát, châm chích, da như bỏng đỏ và có bong tróc thành mảng.
- Đẩy mụn tự nhiên chỉ ở những vùng da đang có nhiều mụn ẩn. Còn đẩy mụn do kích ứng thường xuất hiện tràn lan, không kiểm soát khắp da mặt.
Nếu bạn gặp tình trạng đẩy mụn do sử dụng AHA và muốn thử một phương pháp khác, phương pháp laser có thể là một lựa chọn hợp lý. Laser có thể giúp làm sạch và làm mờ vết thâm, loại bỏ tế bào da chết và kích thích sự tái tạo da, từ đó giảm tình trạng mụn và cải thiện làn da. Tuy nhiên, trước khi quyết định sử dụng phương pháp laser, hãy tìm kiếm sự tư vấn từ chuyên gia da liễu để được đánh giá tình trạng da của bạn và nhận được phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Để có thông tin chi tiết và tư vấn 1 – 1 cùng chuyên gia, hãy điền vào FORM dưới đây: