Giải đáp thắc mắc: Đắp mặt nạ xong có cần rửa mặt không?

Rate this post

Đắp mặt nạ từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong quy trình chăm sóc da hàng ngày của phái đẹp. Mặc dù quy trình này có vẻ đơn giản, nhưng thực tế lại có rất nhiều băn khoăn và thắc mắc được đưa ra liên quan đến cách thức và hiệu quả của việc đắp mặt nạ trong việc nuôi dưỡng và bảo vệ làn da. Một trong số đó là câu hỏi đắp mặt nạ xong có cần rửa mặt không? Hãy cùng chuyên gia Thẩm mỹ viện Ngọc Dung giải đáp vấn đề này ngay dưới đây.

Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc: Đắp mặt nạ xong có cần rửa mặt không?

Đắp mặt nạ xong có cần rửa mặt không? Giải đáp ngay cùng chuyên gia

Đắp mặt nạ xong có cần rửa mặt không?

Đắp mặt nạ có cần rửa lại không? Với đa số các loại mặt nạ, bạn nên rửa sạch mặt bằng nước mát sau khi đắp mặt nạ (trừ loại mặt nạ ngủ). Việc này không chỉ giúp loại bỏ những tinh chất thừa, làm sạch các cặn bã thừa từ mặt nạ còn lại trên da, mà còn đảm bảo làn da của bạn không bị bít tắc, giữ cho da luôn thông thoáng và sảng khoái sau mỗi lần sử dụng mặt nạ.

Tuy nhiên việc đắp mặt nạ xong có nên rửa mặt không, còn phụ thuộc vào loại mặt nạ mà bạn đang sử dụng. Để xác định liệu có cần rửa mặt sau khi đắp mặt nạ hay không bạn hãy theo dõi tiếp nội dung sau

Đắp mặt nạ giấy xong có cần rửa mặt không

Khi sử dụng các loại mặt nạ như mặt nạ giấy, mặt nạ đất sét, mặt nạ lột, hoặc mặt nạ dạng kem, bạn cần rửa mặt sau đó. Bởi da chỉ cần hấp thụ lượng tinh chất cần thiết, vì vậy việc rửa sạch mặt sau khi đắp mặt nạ giúp loại bỏ những phần bã mặt nạ hoặc tinh chất thừa còn sót lại trên da, giúp ngăn chặn tình trạng da bị quá tải.

Đối với mặt nạ dạng lỏng, đắp mặt nạ xong có nên rửa mặt không

Khi sử dụng các loại mặt nạ dạng lỏng như thạch/gel, collagen bạn nên tránh rửa mặt ngay sau đó. Việc này giúp duy trì và tận dụng tối đa các dưỡng chất quý báu có trong những loại mặt nạ này, đặc biệt là các hoạt chất giữ ẩm và nuôi dưỡng da, giúp làn da của bạn giữ được vẻ mềm mượt và tươi trẻ.

Có nên rửa mặt sau khi đắp mặt nạ ngủ không

Với mặt nạ ngủ, bạn nên sử dụng nó như một bước cuối cùng trong chu trình chăm sóc da buổi tối, để nó trên da suốt đêm và rửa sạch vào buổi sáng hôm sau. Mặt nạ ngủ có khả năng hỗ trợ cung cấp độ ẩm và bảo vệ làn da trong suốt thời gian nghỉ ngơi, giúp tối ưu hóa quá trình tái tạo da.

Bằng cách này, làn da của bạn sẽ có thể hấp thụ trọn vẹn các dưỡng chất quý giá, đảm bảo hiệu quả dưỡng da cao nhất trong đêm.

Đắp mặt nạ xong có cần rửa mặt không. Việc có nên rửa mặt hay không tùy theo loại mặt nạ mà bạn lựa chọn

Những lợi ích mang lại khi rửa mặt đúng cách sau đắp mặt nạ

Nhiều chị em thường chọn đắp mặt nạ vào buổi tối như một cách thư giãn và chăm sóc làn da, và việc rửa mặt đúng cách sau khi đắp mặt nạ sẽ giúp bạn tăng cường hiệu quả nuôi dưỡng làn da với những lợi ích mang lại như sau:

Loại bỏ các thành phần thừa từ mặt nạ

Dù mặt nạ mang lại hàng loạt lợi ích và dưỡng chất cho làn da, nhưng cần lưu ý là trong thành phần của chúng thường có chứa các chất hóa học như chất bảo quản hay chất trung hòa. Do đó, bạn cần phải rửa sạch mặt sau khi sử dụng mặt nạ để loại bỏ những chất này, nhằm bảo vệ da một cách tối ưu.

Nên làm sạch những thành phần có trong mặt nạ bằng nước sạch

Làm sạch các tinh chất dư thừa trên da

Sau khoảng 15 – 20 phút đắp mặt nạ, làn da của bạn thường chứa lượng tinh chất dư thừa không thể thẩm thấu hoàn toàn, đọng lại trên bề mặt da. Do đó, việc rửa mặt sau khi đắp mặt nạ sẽ giúp loại bỏ đi phần tinh chất thừa này, nhằm đảm bảo làn da được thông thoáng và tránh những vấn đề như mụn đầu trắng hay kích ứng do độ ẩm dư thừa gây ra.

Hạn chế bít tắc da

Đối với những người sở hữu làn da dầu, da mụn, hoặc hỗn hợp thiên dầu, làn rất dễ bị bít tắc lỗ chân lông. Chỉ một lượng độ ẩm dư thừa cũng có thể nhanh chóng gây ra các vấn đề như kích ứng, nổi mẩn, mụn đầu trắng, thậm chí là tình trạng bí da và mụn viêm nghiêm trọng. Do đó việc rửa mặt sau đắp mặt nạ sẽ giúp hạn chế được tình trạng này.

Tìm hiểu thêm: Cách tẩy ria mép bằng kem đánh răng hiệu quả ngay tại nhà

Đắp mask có cần rửa lại không, rửa mặt sau khi đắp mask giúp hạn chế tình trạng bí da và kích ứng

Nên làm gì trước và sau khi đắp mặt nạ

Tiếp tục chủ đề đắp mặt nạ xong có rửa mặt không. Đắp mặt nạ có vẻ như là một bước đơn giản trong quy trình chăm sóc da, nhưng thực tế, nó yêu cầu sự tỉ mỉ và cẩn thận. Để đạt hiệu quả cao nhất, bạn cần tuân theo một quy trình chính xác. Dưới đây là những bước cần làm trước và sau khi đắp mặt nạ mà chị em không nên bỏ qua:

Trước khi đắp mặt nạ

  • Trước khi đắp mặt nạ bạn cần lựa chọn loại mặt nạ phù hợp với làn da của mình. Bằng cách này, da bạn sẽ được bảo vệ khỏi những kích ứng không mong muốn và tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất, giúp làn da trở nên đẹp rạng ngời một cách nhanh chóng. 
  • Tiếp theo, sau khi chọn lựa loại mặt nạ phù hợp, bạn cần làm sạch da mặt. Việc này không chỉ giúp loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn trên bề mặt da, mà còn góp phần mở rộng lỗ chân lông, tạo điều kiện thuận lợi để da hấp thụ trọn vẹn các dưỡng chất từ mặt nạ một cách hiệu quả nhất.
  • Để tăng cường hiệu quả của việc đắp mặt nạ, một mẹo hữu ích là áp dụng xông hơi bằng các loại dược liệu tự nhiên. Các chuyên gia làm đẹp khuyến nghị xông hơi 1-2 lần mỗi tuần. Quy trình này không chỉ giúp lỗ chân lông giãn nở mà còn cải thiện khả năng hấp thụ dưỡng chất từ mặt nạ và các sản phẩm dưỡng da khác.

Bạn cần xông hơi trước khi đắp mặt nạ để giúp dưỡng chất thấm sâu vào da

Sau khi đắp mặt nạ

  • Thời gian đắp mặt nạ lý tưởng thường rơi vào khoảng 10 đến 15 phút. Tuy nhiên, một số loại mặt nạ có thể yêu cầu thời gian ngắn hơn, chỉ khoảng 5 phút, trong khi một số khác có thể cần lên đến 20 phút. Do đó, các chị em cần phải nắm rõ thời gian được khuyến nghị cho từng loại mặt nạ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Tiếp theo sau bước đắp mặt nạ, bạn hãy sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm cho da để tăng cường dưỡng chất, giúp da trở nên tươi sáng và mịn màng hơn. Đây là một bước quan trọng trong quy trình đắp mặt nạ đúng cách, nhưng thường bị nhiều chị em bỏ qua.

Hướng dẫn chọn mặt nạ phù hợp với da

Việc liệu có cần rửa mặt sau khi đắp mặt nạ hay không phụ thuộc vào loại mặt nạ bạn sử dụng. Tuy nhiên, mỗi người có một loại da riêng biệt, do đó quan trọng là phải lựa chọn loại mặt nạ phù hợp với từng loại da. Dưới đây là hướng dẫn cách chọn mặt nạ dành cho từng loại da:

  • Đối với da dầu: Hãy chọn mặt nạ có khả năng làm se khít lỗ chân lông và giảm tiết bã nhờn. 
  • Với da khô: Ưu tiên các loại mặt nạ dạng gel hoặc kem với thành phần dưỡng ẩm sâu và nhẹ nhàng, chẳng hạn như chiết xuất từ bơ, olive, hoặc sữa chua.
  • Đối với da hỗn hợp: Hãy chọn mặt nạ chứa các chiết xuất tự nhiên như thảo mộc và collagen, giúp kiểm soát tình trạng bã nhờn đồng thời cung cấp độ ẩm cần thiết cho da. 
  • Đối với da nhạy cảm: Nên lựa chọn các loại mặt nạ có thành phần dịu nhẹ, không chứa cồn hay hương liệu, để tránh gây kích ứng, ví dụ như các loại mặt nạ chiết xuất từ thiên nhiên.
  • Đối với da mụn: Bạn cần hết sức cẩn thận khi chọn mặt nạ. Bởi làn da mụn rất dễ tổn thương và các chuyên gia da liễu thường không khuyến khích sử dụng mặt nạ trong quy trình dưỡng da hàng ngày, vì điều này có thể làm tình trạng mụn trên da thêm trầm trọng hơn. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng mặt nạ cho loại da này.

>>>>>Xem thêm: Phun môi màu đỏ ruby: Biểu tượng đam mê, quyền lực, quyến rũ

Một số tips để chọn mặt nạ phù hợp với da của bạn

Bên cạnh bước đắp mặt nạ chăm sóc da tại nhà, nhiều chị em cũng lựa chọn chăm sóc da chuyên sâu tại Ngọc Dung beauty. Các bước chăm sóc da bằng công nghệ cao không những được thực hiện bởi đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, mà còn có sự phối hợp ăn ý với các công nghệ máy móc hiện đại, được chuyển giao từ Hoa Kỳ.

Cam kết mang đến cho chị em làn da trắng sáng mịn màng sau liệu trình. Đặt lịch hẹn với chuyên gia Ngọc Dung beauty ngay hôm nay bằng cách để lại thông tin của bạn qua form đăng ký dưới đây. Chúng tôi sẽ nhanh chóng liên hệ tư vấn miễn phí, và hết mình đồng hành cùng bạn trên con đường thăng hạng nhan sắc Việt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *