Hướng dẫn 8 bước nặn mụn đầu đen an toàn, chuẩn y khoa

Rate this post

Mụn đầu đen là một tình trạng da liễu phổ biến, không có tính nghiêm trọng nhưng lại gây nhiều phiền toái cho làn da. Da trở nên bóng dầu, lỗ chân lông phình to và làn da sần sùi, sạm đen rất mất thẩm mỹ. Nặn mụn đầu đen là một trong những giải pháp mà nhiều người lựa chọn song song với việc dùng mỹ phẩm dưỡng da. Vậy việc nặn mụn này có tốt không? Có để lại thâm hay sẹo? Chuyên gia Ngọc Dung sẽ cùng bạn giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Hướng dẫn 8 bước nặn mụn đầu đen an toàn, chuẩn y khoa

Giải đáp thắc mắc: Có nên nặn mụn đầu đen tại nhà không?

Có nên nặn mụn đầu đen tại nhà không?

Việc nặn tự nặn mụn đầu đen tại nhà là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Phần lớn trong số đó không ủng hộ việc tự ý nặn ngay tại nhà. Lý do vì sao thì hãy xem những phân tích bên dưới đây:

Không loại bỏ được mụn tận gốc

Có nên nặn mụn đầu đen tại nhà không thì câu trả lời là Không. Lý do đầu tiên được đưa ra là khi tự nặn, chúng ta chỉ loại bỏ được phần đầu mụn nằm trên bề mặt da. Phân chân mụn (nang mụn) vẫn còn nằm dưới da. Tức là chỉ loại bỏ được lớp dầu nhờn bị oxy hóa bên trên cùng. Còn nang mụn chứa tế bào chết, dầu và vi khuẩn vẫn còn mắc kẹt ở sâu bên trong.

Việc không loại bỏ hết nang mụn dễ dẫn đến mụn tái phát nhanh và liên tục, làm cho tình trạng mụn trở nên tệ hơn. Nang mụn còn sót lại sẽ tiếp tục chứa dầu nhờn và tế bào chết, làm tắc nghẽn lỗ chân lông thêm lần nữa. 

Nang mụn bị viêm nhiễm có thể dẫn đến các loại mụn khác như mụn viêm, mụn mủ, và thậm chí là mụn bọc.

Có thể gây kích ứng, viêm vùng da mụn

Dù là nặn mụn đầu đen ở mũi, cằm hay trán thì cũng không nên tự nặn tại nhà. Kỹ thuật nặn không đúng hoặc sử dụng dụng cụ không vệ sinh có thể làm tổn thương mô da. Thậm chí, việc tay không trực tiếp nặn mụn cũng rất dễ gây nhiễm trùng da.

Kích ứng và viêm da có thể làm cho tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn, phát triển thành mụn viêm, mụn bọc và có nguy cơ để lại sẹo lỗ trên da. Ngoài ra, viêm da do mụn kéo dài có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm mãn tính.

Tìm hiểu thêm: Nám Hori là gì? Nguyên nhân và cách điều trị nám Hori hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Phun môi màu đỏ ruby: Biểu tượng đam mê, quyền lực, quyến rũ

Có nên nặn mụn đầu đen không?

Dầu và vi khuẩn sẽ gây nhiều mụn đầu đen hơn

Áp lực lớn tác động vào trong quá trình nặn mụn đầu đen trên mũi, má hay cằm, có thể vô tình làm vỡ các tuyến dầu dưới da. Điều này làm cho vi khuẩn và chất dịch bên trong lan ra vùng da xung quanh. Tình trạng này không chỉ gây ra nhiều mụn đầu đen hơn mà có thể dẫn đến các loại mụn khác như mụn mủ, mụn viêm. 

Nếu khi giải quyết dứt điểm tình trạng tắc nghẽn ở nang lông, kiểm soát tuyến dầu thì vòng luẩn quẩn này sẽ làm cho tình trạng mụn trên da khó kiểm soát và điều trị hơn. Mỗi lần tự nặn mụn, nhất là khi mụn chưa chính thì sẽ càng khiến da bị viêm và có khả năng để lại sẹo cao hơn.

Để tránh các hậu quả không mong muốn từ việc tự nặn mụn đầu đen tại nhà, bạn nên đến bác sĩ da liễu thăm khám trước khi lựa chọn phương pháp trị mụn hoặc nặn mụn nào. Chuyên gia da liễu sẽ giúp bạn xác định tình trạng da và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp, đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Để được tư vấn và điều trị mụn một cách chuyên nghiệp, bạn có thể điền form đăng ký dưới đây, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ tận tình từ chuyên gia da liễu tại TMV Ngọc Dung.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *