Hydroquinone được xem là tiêu chuẩn vàng trong phác đồ điều trị các vấn đề liên quan đến sắc tố da. Tuy nhiên, nên hay không sử dụng thành phần này vẫn còn vướng phải không ít tranh cãi. Thậm chí có một số quốc gia còn ban luật cấm dùng HQ trong mỹ phẩm không kê đơn.
Bạn đang đọc: Hydroquinone là gì? Công dụng, cách dùng và tác dụng phụ
Vậy Hydroquinone là gì? Có tác dụng như thế nào đối với tình trạng tăng sắc tố? Cách sử dụng? Tác dụng phụ là gì? Ngọc Dung sẽ giúp bạn nắm rõ chi tiết về thành phần này ngay trong bài viết hôm nay.
Contents
Hydroquinone là gì?
Hydroquinone là gì? Hydroquinone (HQ) là một chất hữu cơ được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm làm trắng da và giảm sự xuất hiện của vết nám, tàn nhang và đốm đen. HQ thường có sẵn dưới dạng kem, gel hoặc lotion với nhiều mức độ nồng độ khác nhau để đáp ứng nhu cầu điều trị của từng trường hợp.
Thông thường, nồng độ HQ sử dụng trong mỹ phẩm không được vượt quá 4%. Còn HQ dùng trong đặc trị các vấn đề da nặng hơn do bác sĩ da liễu chỉ định có thể ở nồng độ 10%.
Mặc dù mang lại nhiều cải thiện tích cực cho da, nhưng hoạt tính của nó rất mạnh có thể khiến mọi thứ tệ hơn, nên ở một số quốc gia Liên minh châu Âu, Úc hay Nhật đã ra lệnh cấm sử dụng thành phần này. Tại Mỹ, HQ cũng chỉ được phép dùng dưới 2% trong các phác đồ điều trị.
Việc sử dụng HQ cần được thực hiện theo hướng dẫn của chuyên gia để tránh gây ra các tác dụng không mong muốn. Cụ thể như thế nào thì hãy kéo xuống bên dưới xem tiếp các chia sẻ từ chuyên gia Ngọc Dung nhé.
Cơ chế hoạt động của HQ là gì?
Như đã biết, màu da là do các tế bào melanin quy định. Còn melanocytes chính là tế bào tạo ra các hắc tố melanin. Bên trong nó có chứa enzyme tyrosinase – enzyme kích sinh melanin.
Ở điều kiện bình thường, melanocytes sẽ sản xuất ra các bào quan melanosome. Các bào quan này sẽ chịu trách nhiệm tổng hợp melanin và đẩy chúng qua ống vi dẫn đưa đến các tế bào sừng keratinocyte. Các melanin sẽ liên kết với nhau tạo thành màng bảo vệ trên bề mặt, giúp da tránh khỏi tổn thương từ ánh nắng mặt trời.
Nhưng khi ánh nắng gay gắt, chỉ số UV tăng cao thì enzyme tyrosinase trong melanocytes bị kích thích mạnh. Các enzyme này sẽ truyền tín hiệu để tế bào melanocytes để tăng sản xuất melanin, gây ra các vấn đề như nám, tàn nhang, đồi mồi hoặc thâm sau viêm.
Khi này, hydroquinone sẽ hoạt động như một chất ức chế enzyme tyrosinase chuyển đổi thành DOPA (dihydroxyphenylalanine). Cơ chế này sẽ làm giảm số lượng tế bào hắc tố, cũng như ngăn cản quá trình tổng hợp melanin ở bào quan melanosome. Đồng thời, nó làm tăng sự thoái hóa lên các hắc tố melanin, từ đó là giảm đáng kể lượng melanin trên lớp sừng, cải thiện tình trạng tăng sắc tố da, giúp da đều màu và sáng mịn hơn.
Tác dụng của Hydroquinone trong chăm sóc da
Hydroquinone hoạt động bằng cách ức chế tyrosinase, tạo ra các tổn thương có chọn lọc đến các melanosome và melanocytes. Nhờ vào cơ chế hoạt động này mà HQ thường được ứng dụng để điều trị các vấn đề sau:
Điều trị nám, tàn nhang, đồi mồi
Dùng hydroquinone trị nám, tàn nhang là giải pháp quen thuộc mà các bác sĩ da liễu thường giới thiệu cho bệnh nhân của mình. So với alpha arbutin hay kojic acid thì hydroquinone được xem là biện pháp mạnh để xóa nám, đánh bay đốm đen cứng đầu.
Nhờ vào cơ chế ức chế hoạt động của enzyme tyrosinase, HQ sẽ giúp giảm lượng melanin và cản trở quá trình vận chuyển melanin để các lớp bì ở trong da. Việc này sẽ giảm hình thành các gốc nám ở sâu bên trong da.
Các melanin trên bề mặt cũng nhanh chóng rơi vào sự thoái hóa và sẽ được loại bỏ bằng một biện pháp đi kèm với HQ trong phác đồ điều trị nám. Thường thì các bác sĩ da liễu sẽ kết hợp HQ với glycolic acid, bởi glycolic acid có tác dụng làm bong lớp sừng, loại bỏ da chết rất hiệu quả.
Trị thâm mụn, tăng sắc tố sau viêm
Không chỉ dùng hydroquinone trị nám, chúng ta còn có thể sử dụng thành phần này cho các trường hợp tăng sắc tố sau viêm, các vết thâm trên sẹo mụn. Tuy nhiên, HQ không có tác dụng trị mụn, nên bạn cần điều trị mụn trước khi trị thâm. Sau khi hết mụn thì bắt đầu thêm HQ vào routine chăm sóc da để tiễn các vết thâm đi nhanh chóng.
Lưu ý, không thể sử dụng hydroquinone trên da đang kích ứng, da bị viêm.
Cải thiện là da không đều màu, làm sáng da
Thêm một tác dụng của hydroquinone được nhiều người biết đến nữa là khả năng làm đều màu da và giúp da trắng sáng. Thường sẽ sử dụng HQ 4% cho các trường hợp này. HQ sẽ hoạt động làm phân hủy các melanosome trong tế bào hắc tố, giảm sản xuất melanin. Sau khoảng 4 tuần thì da sẽ trắng và sáng hơn.
Tuy nhiên, đừng lầm tưởng khả năng làm sáng này như vitamin C. Việc sử dụng trên toàn bộ da mặt có khả năng khiến da bị sạm đen, loang lổ nhiều hơn. Thậm chí nếu cố gắng bôi HQ một lớp dày có thể làm da bị trắng quá mức so với các vùng da xung quanh.
Tìm hiểu thêm: Cách làm cá mè nấu mẻ không bị tanh, thơm ngon cho cả nhà
Công dụng khác
Tác dụng của hydroquinone trong việc điều trị nám, tăng sắc tố sau viêm và làm sáng da thì không có gì bàn cãi. Vậy dùng hydroquinone trị thâm nách thì bạn đã biết chưa?
Chính nhờ vào cơ chế hoạt động làm giảm sản xuất melanin, HQ cũng có mặt trong một số sản phẩm tẩy trắng vùng da dưới cánh tay. Thậm chí, có một số beauty blogger còn sử dụng các sản phẩm dưỡng sáng da mặt chứa HQ để sử dụng cho vùng da nhạy cảm này.
Mặc dù có thể giúp loại bỏ các vết thâm sạm, nhưng do hoạt tính mạnh nên không thể loại trừ các kích ứng có thể xảy ra. Vì vậy, nếu bạn muốn sử dụng HQ cho nách thì cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ da liễu. Nếu da quá nhạy cảm, hãy thử thay thế bằng cách biện pháp nhẹ nhàng hơn.
Hướng dẫn sử dụng Hydroquinone cho da an toàn
Mặc dù được coi là thành phần “vàng” trong điều trị tăng sắc tố da, nhưng HQ vẫn là một chất có thể gây hại, mang nhiều mối lo ngại trong quá trình sử dụng. Vì thế, nó bị cấm ở nhiều quốc gia và chỉ được phép sử dụng ở nồng độ thấp và trong thời gian tối đa 6 tháng. Ngoài ra, khi sử dụng HQ bạn cần phải:
Check sản phẩm trước khi thoa lên làn da của bạn
Hydroquinone có thể làm da bị nổi mẩn đỏ, châm chích nên trước khi bắt đầu dùng bạn nên bôi thử lên vùng da nhỏ. Theo dõi da trong vòng 24 giờ, nếu như không có hiện tượng kích ứng nào thì có thể sử dụng trên các vùng da cần điều trị.
Nồng độ và tần suất sử dụng Hydroquinone hợp lý
Có 2 nồng độ HQ có thể sử dụng an toàn là 2% và 4%. Nếu sử dụng HQ trong các sản phẩm không kê đơn thì hãy chọn các loại dưới 4% để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Nếu da không quá khỏe thì dưới 2% là mức an toàn dành cho bạn.
Có một điều quan trọng, da cải thiện tốt hay không không quá phụ thuộc vào nồng độ sử dụng. Dù sử dụng ở mức 2% nhưng nếu thoa đúng cách, tần suất phù hợp thì vẫn mang lại kết quả tích cực.
Thêm một nghịch lý của HQ mà bạn nên nhớ là càng sử dụng da càng sạm đen. Đó là lý do, bác sĩ da liễu chỉ khuyến nghị sử dụng tối đa 5-6 tháng cho mỗi lượt điều trị. Sau đó, tạm ngưng vài tháng đợi da khỏe rồi tiếp tục đợt điều trị tiếp theo bằng HQ.
Thứ tự sử dụng Hydroquinone trong các bước skincare chuẩn khoa học
Khi dùng hydroquinone trị nám hay tăng sắc tố sau viêm, hãy chọn routine đơn giản. Tham quá nhiều thành phần chỉ gây hại cho da. Đặc biệt, khi để tác dụng của hydroquinone được tận dụng tối đa, hãy thực hiện theo các bước sau:
- Buổi sáng:
Làm sạch da – Toner – Dùng Hydroquinone nồng độ thấp – Kem dưỡng ẩm – Kem chống nắng
- Buổi tối:
Làm sạch da – Toner – Serum cấp ẩm – Kem dưỡng da – Kem chứa HQ nồng độ cao (bôi sau kem dưỡng 30 phút)
Quy trình trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy vào sản phẩm được lựa chọn sẽ có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với tình trạng da. Nhưng luôn ưu tiên sản phẩm có độ pH từ thấp đến cao, lỏng trước đặc sau. Nếu dùng HQ nồng độ cao thì nên có một lớp dưỡng ẩm bảo vệ da trước đó để tránh các kích ứng có thể xảy ra.
Các tác dụng phụ không ngờ đến của Hydroquinone là gì?
Dị ứng hydroquinone là vấn đề phổ biến cho những ai mới bắt đầu sử dụng. Thường thì bạn sẽ có cảm giác châm chích, nóng rát sau khi thoa HQ lên da, nhưng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Nếu control tốt được thành phần này thì chắc chắn da sẽ có nhiều thay đổi tốt hơn. Tuy nhiên, dù đã quá quen với HQ, nhưng bạn vẫn có thể gặp nhiều tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình sử dụng, bao gồm:
- Làm da sẫm màu (Ochronosis), da dày lên và chuyển sang màu xám xanh.
- Da bị loang lổ màu, các vị trí điều trị có thể sáng hơn so với tông màu tổng thể.
- Nhạy cảm với ánh sáng, da bị đỏ và viêm khi tiếp xúc với tia cực tím.
- Da bị ngứa, đỏ, châm chích sau khi bôi kem chứa hydroquinone.
>>>>>Xem thêm: Tỏi trị nám được không? 8 cách trị nám bằng tỏi hiệu quả
Chính vì hydroquinone tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nên các bác sĩ da liễu luôn có những biện pháp thay thế cho các trường hợp không dung nạp được thành phần này.
Việc kiểm soát quá trình sản xuất melanin cũng có nhiều cách khác nhau, nên ngoài HQ, các bác sĩ sẽ sử dụng thêm steroid hoặc điều trị bằng laser khi có thể. Thường thì HQ được xem là phương án tiền xử lý cho giải pháp laser. Các phương án này đều sẽ giảm tăng sắc tố, làm đều màu da và giúp da sáng hơn.
Tuy nhiên, phương án nào cũng có rủi ro trong đó, nên bạn cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực này để đảm bảo an toàn cho da và sức khỏe. Nếu có thắc mắc gì trong việc điều trị nám bằng HQ hay laser thì hãy liên hệ với chuyên gia qua FORM dưới đây: