Nặn mụn có thể mang lại cảm giác thỏa mãn và thích thú cho nhiều người, nhưng không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt cho làn da của bạn. Việc tự ý lấy mụn tại nhà và cố gắng nặn hết tất cả các nốt mụn trên khuôn mặt là một điều không nên làm. Bạn cần xác định rõ đó là loại mụn nào và phương án nào mới là tốt nhất cho loại mụn này.
Bạn đang đọc: Nặn mụn có tốt không? Có nên nặn mụn? Cách nặn mụn an toàn
Để giúp bạn hiểu rõ hơn và tránh lưu lại thâm hay sẹo trên da, chuyên gia Ngọc Dung sẽ cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến việc lấy nhân mụn và quy trình lấy mụn chuẩn y khoa trong bài viết này. Hãy cùng Ngọc Dung tìm hiểu ngay để có thể giải quyết vấn đề mụn một cách chuyên nghiệp nhất nhé!
Contents
Nặn mụn có tốt không? Có nên nặn mụn không?
Lời khuyên chung từ chuyên gia da liễu đến bạn là tuyệt đối không nên tự ý nặn mụn vì nếu như nặn mụn không đúng cách sẽ rất dễ làm da bị nhiễm trùng và để lại sẹo.Đó là chưa tính đến trường hợp bạn nặn sai thời điểm hay nặn nhầm mụn viêm, mụn mủ, sẽ làm tình trạng mụn càng trở nên trầm trọng hơn.
Bên cạnh đó, việc nặn mụn còn làm chậm quá trình lành vết thương của da, làm da lâu hồi phục và có thể gây tắc lỗ chân lông, viêm dưới da.
Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận, việc lấy mụn đúng cách, loại bỏ nhân mụn cũng mang lại hiệu ứng tích cực trong quá trình điều trị mụn.
Như vậy, với câu hỏi có nên nặn mụn không thì câu trả lời là CÓ. Nhưng chỉ nên nặn các nhân mụn không viêm và đã gom cồi. Quá trình nặn nhân mụn cũng nên tuân thủ quy tắc chuẩn y khoa để tránh gây nhiễm trùng da, để lại thâm và sẹo rỗ. Để biết rõ hơn về các vấn đề này, hãy tìm hiểu ngay trong các bên phần bên dưới nhé.
Nên và không nên nặn mụn nào?
Lý do mà Ngọc Dung khuyên bạn nên tìm đến cơ sở uy tín để lấy mụn là vì ở đó chuyên gia sẽ cho bạn biết đâu là loại mụn nên nặn và đâu là nốt mụn có dấu hiệu viêm nhiễm không được đụng vào.
Những loại mụn nên nặn
Dù bạn chọn dụng cụ lấy mụn nào thì chung quy vẫn dùng lực cơ học để tác động lên da để loại bỏ nhân mụn. Quá trình này sẽ gây ra tổn thương cho niêm mạc da. Vì vậy, bạn cần xác định được đâu là loại mụn nên nặn để giảm mức độ tổn thương này xuống thấp nhất. Dưới đây là những loại mụn nên và có thể nặn:
- Mụn đầu đen.
- Mụn đầu trắng bao gồm cả các nốt mụn ẩn dưới da nhưng đã gom cồi.
- Mụn cám, mụn gạo.
- Mụn viêm nhưng đã khô nhân và gom cồi.
Tìm hiểu thêm: Nầm lợn là gì? Ăn có tốt không? Cách ướp nầm lợn nướng
Những loại mụn không nên nặn
Tuy mụn sẽ làm bạn cảm thấy khó chịu và muốn nặn chúng ngay lập tức. Nhưng hãy nhớ là chỉ được nặn những loại mụn ở bên trên, đừng cố ý loại bỏ những nốt mụn sau đây để tránh bị sẹo vĩnh viễn:
- Các thể loại mụn viêm chưa có cồi.
- Ổ mụn trứng cá có dấu hiệu viêm đỏ, sưng to và không nhân.
- Mụn nang, mụn bọc to kèm theo tăng nhiệt độ cơ thể.
- Mụn mủ không nhân, nằm ở nang lông.
Nên nặn mụn khi nào?
Như đã chia sẻ, không phải nốt mụn nào cũng có thể tùy tiện nặn và không phải thời điểm nào cũng có thể lấy nhân mụn. Nếu nặn nhầm nốt mụn chưa già thì khả năng tụ máu bầm và sót nhân rất cao. Vậy thì khi nào nên nặn mụn?
Chỉ nên lấy nhân mụn khi chúng đã chín hoàn toàn, có đỉnh màu trắng, đen hoặc vàng. Thường thì vào thời điểm này mụn đã đạt đến giai đoạn phát triển cuối cùng và trồi lên trên bề mặt da. Khi nhân mụn trồi lên là lúc bạn có thể tiến hành loại bỏ chúng mà không cần dùng lực quá thô bạo làm tổn thương đến da.
>>>>>Xem thêm: Khám phá 5 cách dùng nha đam trị thâm quầng mắt hiệu quả
Ngoài việc lấy mụn, tùy vào tình trạng da, mức độ nặng nhẹ của mụn và cơ địa mà liệu trình, phác đồ điều trị mụn của mỗi người sẽ khác nhau. Bạn sẽ không thể đánh giá được cấp độ mụn nếu chỉ nhìn trên bề mặt da. Đó là lý do bạn cần sự hỗ trợ của chuyên gia và máy soi da để phân tích cụ thể hơn. Từ kết quả phân tích, chuyên gia sẽ giúp bạn đưa ra phương án điều trị, giúp hết mụn nhanh chóng.
Để lại thông tin ở FORM bên dưới, chúng tôi sẽ tổng hợp nhu cầu của bạn và đặt một lịch hẹn với chuyên gia cho bạn: