Nặn mụn xong nên làm gì là vấn đề bận tâm của rất nhiều người. Bởi sau khi nặn mụn, da rất dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau, dẫn đến thâm hoặc sẹo vĩnh viễn. Để xua tan nỗi lo này, cũng như giúp chị em biết cách chăm sóc làn da của mình hơn, chuyên gia Ngọc Dung đã có nhiều chia sẻ trong bài viết dưới đây. Hãy theo dõi để tìm ra giải pháp chăm sóc da chân ái dành cho làn da của mình nhé!
Bạn đang đọc: Nặn mụn xong nên làm gì cho hết sưng và không bị thâm sẹo?
Contents
Chăm sóc da sau khi nặn mụn có quan trọng không?
Bạn chỉ nên nặn mụn khi các nốt mụn đã khô và gom cồi. Việc nặn mụn cũng chỉ nên được thực hiện tại spa, phòng khám da liễu hoặc thẩm mỹ viện có uy tín để đảm bảo không bị sót nhân và không làm tổn thương da.
Nặn mụn xong chưa phải là hết. Bạn vẫn cần chăm sóc da sau nặn mụn thật kỹ để:
- Ngăn ngừa nhiễm trùng, vì quá trình nặn mụn sẽ gây tổn thương da và vi khuẩn vẫn có cơ hội xâm nhập vào sâu bên trong, gây viêm nhiễm.
- Nặn mụn không đúng cách cũng rất dễ gây thâm sẹo nên cần chăm sóc kỹ để da phục hồi trở lại.
- Giảm kích ứng và sưng sau khi nặn mụn.
- Hệ miễn dịch của da thường sẽ suy yếu khi bị mụn và sau khi nặn, nên cần bổ sung thêm một số dưỡng chất để cân bằng và phục hồi lại.
Trước khi nặn mụn nên làm gì?
Nếu bạn muốn sau khi nặn mụn không để lại vấn đề nào thì nên có sự chuẩn bị kỹ. Dưới đây là quy trình chuẩn bị được đề xuất bởi chuyên gia mà bạn có thể tham khảo qua:
Tẩy trang, vệ sinh da mặt sạch sẽ
Rửa mặt hàng ngày là một bước quan trọng để giữ cho da mặt sạch sẽ và giảm thiểu nguy cơ gây mụn. Bằng cách rửa mặt, sẽ loại bỏ bã nhờn, tế bào chết và vi khuẩn tích tụ trên da. Điều này giúp cho lỗ chân lông thông thoáng, giảm tắc nghẽn và giảm nguy cơ hình thành mụn.
Đặc biệt, trước khi nặn mụn, bạn cũng nên rửa mặt thật sạch để không bị nhiễm trùng.
Có 3 điểm quan trọng khi rửa mặt mà bạn nên ghi nhớ để loại bỏ mụn và ngăn ngừa mụn tái phát:
- Chỉ rửa 2 lần/ngày, không rửa nhiều lần làm mất lượng dầu tự nhiên trên da.
- Sử dụng sữa rửa mặt, nước tẩy trang và sản phẩm tẩy tế bào chết phù hợp với tình trạng da.
- Chỉ nên massage nhẹ nhàng trên da, không chà sát quá mạnh là vỡ các nốt mụn.
Làm nở lỗ chân lông
Bước này giúp mở lỗ chân lông và làm mềm mụn, giúp việc lấy nhân mụn dễ dàng hơn và giảm nguy cơ gây tổn thương cho da.
Bạn có thể làm nở lỗ chân lông bằng nhiều cách, như chườm khăn ấm lên vùng da cần nặn mụn trong vài phút hoặc thực hiện biện pháp xông da mặt.
Vệ sinh tay, khử trùng và đeo găng tay y tế
Trước khi tiến hành nặn mụn, việc rửa tay bằng xà phòng là rất quan trọng. Vì tay chứa nhiều vi khuẩn, và nếu không rửa sạch, có thể dẫn đến lây lan vi khuẩn lên da mặt. Ngoài ra, nên đeo găng y tế để ngăn chặn sự tiếp xúc của da mụn và tay, giảm nguy cơ lây nhiễm.
Sát trùng nốt mụn
Mặc dù rửa mặt đã có thể làm sạch da nhưng để hạn chế tối đa tình trạng nhiễm trùng thì cần phải sát trùng thật kỹ. Có thể dùng bông gòn thấm dung dịch sát trùng như cồn y tế và bôi đều lên vùng da bị mụn. Điều này giúp tiêu diệt vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng trong quá trình nặn mụn.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, ủ tê trước khi nặn mụn có thể được áp dụng. Quá trình nặn mụn kéo dài có thể gây khó chịu và đau, vì vậy việc ủ tê trước đó sẽ giúp làm giảm cảm giác này.
Chọn dụng cụ nặn mụn
Việc chọn dụng cụ phù hợp là quan trọng để tránh gây tổn thương cho da và đảm bảo lấy sạch nhân mụn. Mỗi loại mụn đều không giống nhau nên việc lấy chúng ra khỏi da cũng cần có cách riêng.
Ví dụ, mụn trứng cá, mụn mủ và mụn có đầu trắng trồi lên thường sẽ dùng cây nặn mụn đầu nhọn hoặc có lưỡi để trích nhân mụn ra ngoài. Còn đối với mụn có nhân đã khô và trồi lên như mụn đầu đen thì chỉ cần dùng cây nặn đầu tròn đã có thể lấy sạch nhân.
Dù sử dụng cây nặn mụn nào thì cũng cần khử trùng trước khi sử dụng. Hoặc có thể sử dụng dụng cụ nặn mụn 1 lần để đảm bảo không làm nhiễm trùng vùng da bị mụn.
Mới nặn mụn xong nên làm gì?
Nặn mụn xong nên làm gì là điều mà nhiều người quan tâm đến. Vì nếu lơ là không chú ý có thể các nốt mụn vừa được nặn sẽ để lại thâm và sẹo nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số việc cần thực hiện sau khi nặn mụn mà bạn không nên bỏ qua:
Kiểm tra kỹ để đảm bảo không còn sót nhân mụn
Còn sót nhân sau khi nặn mụn không phải là trường hợp hiếm gặp. Thực tế, hơn 80% các trường hợp sót nhân sẽ gây sưng viêm và hình thành mụn mủ hoặc mụn bọc nghiêm trọng hơn trước.
Chính vì thế, sau khi nặn mụn nên kiểm tra thật kỹ nhiều lần để đảm bảo không còn sót nhân mụn nào. Để không bị vấn đề này, bạn nên chọn cơ sở điều trị mụn có uy tín và có kỹ thuật viên chuyên nghiệp để được lấy mụn đúng cách và cẩn thận hơn.
Tìm hiểu thêm: Bảng giá điêu khắc chân mày nghệ thuật mới nhất năm 2024
Làm sạch da sau nặn mụn
Ngoài việc kiểm tra nhân mụn thì sau khi nặn mụn xong nên làm gì nữa? Chắc chắn là nên làm sạch da mặt lại một lần nữa. Việc này sẽ giúp loại bỏ các dịch mủ tràn ra trên da trong lúc nặn mụn, giảm thiểu tình trạng lây nhiễm lên các vùng da lân cận.
Tuy nhiên, da sau khi nặn mụn trở nên vô cùng nhạy cảm và có nhiều vết thương chi chít, nên thay vì sử dụng sữa rửa mặt, kỹ thuật viên sẽ làm sạch vùng da cho bạn bằng nước muối sinh lý. Thao tác này đòi hỏi phải nhẹ nhàng để tránh làm da tổn thương thêm hoặc làm hở vết thương ở các vị trí vừa nặn mụn.
Cân bằng da sau khi nặn mụn
Sau khi nặn mụn xong, cần cân bằng lại độ ẩm và pH cho da, cũng như để làm giảm cảm giác đau nhức và châm chích. Cách hiệu quả được chuyên gia khuyến khích là thoa toner. Những sản phẩm này có thể giúp cân bằng lại độ pH của da, làm dịu da và giảm các kích ứng sau khi nặn mụn.
Tuy nhiên, khi lựa chọn sản phẩm, hãy chú ý dùng những dòng không chứa cồn và hương liệu để tránh là da bị khô và bong tróc.
Dùng các biện pháp làm dịu và giảm sưng sau nặn mụn
Nếu bạn đi nặn mụn ở các cơ sở uy tín, sau khi kết thúc, họ thường dùng thuốc bôi lên các nốt mụn vừa nặn để làm dịu các vết sưng tấy và giảm cảm giác đau rát. Các loại thuốc này thường chỉ chứa thành phần kháng khuẩn, kháng viêm để chống nhiễm trùng da. Ngoài ra, bạn sẽ được hướng dẫn cách giảm sưng đỏ tại nhà bằng đá lạnh.
Phục hồi và giảm thâm sẹo sau nặn mụn
Phục hồi da sau nặn mụn là việc quan trọng, nhưng không phải biện pháp phục hồi nào cũng có thể dùng. Hãy để da phục hồi một cách tự nhiên nhất có thể, đừng cố áp quá nhiều thành phần lên đó.
Có biện pháp bảo vệ da khỏi tia độc hại
Sau khi nặn mụn, da của bạn có thể nhạy cảm hơn với tác động của ánh nắng mặt trời. Trong đó, tia UV chính là thủ phạm gây ra các vết thâm mụn, do đó, bạn cần có biện pháp bảo vệ da tốt nhất. Để biết cách chống nắng cho da sau khi nặn mụn, bạn có thể tham khảo nội dung được chia sẻ trong các phần bên dưới đây.
Vừa nặn mụn xong nên bôi gì?
Nặn mụn xong da cần một khoảng thời gian để tạo liên kết mô tế bào mới trên bề mặt da. Giai đoạn này cực kỳ quan trọng để quyết định vết thương có lành lại hay không và có để lại thâm hay sẹo không. Do đó, việc sử dụng bất kỳ sản phẩm nào trên da cũng cần được để ý đến.
Ngày đầu tiên mới nặn mụn xong bôi gì?
Tuyệt đối không được bôi bất kỳ sản phẩm nào lên da khi vừa mới nặn mụn xong. Vì giai đoạn này da rất nhạy cảm với các thành phần hoạt tính, nên ngoài việc rửa mặt bằng nước muối sinh lý ra bạn không nên bôi thêm gì lên để tránh ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của mô da.
Bôi gì sau nặn mụn 3 ngày
Giai đoạn này các vết thương sẽ đóng vảy, bạn nên sử dụng các sản phẩm phục hồi da có kết cấu lỏng để thúc đẩy chữa lành. Đừng sử dụng các dòng sản phẩm đặc trị có chất kem dày đặc và thành phần chiết xuất nồng độ cao. Các sản phẩm này sẽ làm cho vết thương trên da bị ảnh hưởng nhiều hơn, có thể gây đỏ hoặc lở loét nếu bị kích ứng.
Sau 1 tuần nặn mụn nên bôi gì
Đây là giai đoạn da bắt đầu phục hồi, vết thương sẽ liền miệng và hình thành da non. Vì vậy, bạn cần quan tâm đến các sản phẩm giúp tăng cường sản xuất collagen và độ ẩm cho da. Các thành phần được sử dụng trong các sản phẩm này thường là axit hyaluronic, B5, niacinamide, ceramide,…
Sau khi vết thương đã bong vảy thì bạn có thể sử dụng tiếp các sản phẩm chứa thành phần làm sáng da, mờ thâm mụn như vitamin C, alpha arbutin, axit kojic,…
>>>>>Xem thêm: Lông mày lưỡi mác là gì? Ý nghĩa nhân tướng học ở nam, nữ
Như vậy có thể thấy, nặn mụn không đúng cách sẽ để lại rất nhiều vấn đề, cũng như mang lại nhiều khó khăn trong khâu chăm sóc da. Vì thế, một phương pháp khả quan hơn được nhiều chuyên gia công nhận chính là kết hợp điều trị bằng laser.
Các chùm tia laser sẽ đi sâu vào bên trong da, triệt tiêu các nguyên nhân gây mụn một cách nhẹ nhàng mà không làm tổn thương đến bề mặt da. Da phục hồi nhanh hơn, không để lại thâm hay sẹo khi được điều trị bằng laser và tỷ lệ tái phát mụn cũng sẽ thấp hơn.
Nhưng để biết bản thân có phù hợp với các công nghệ laser hay không, bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia. Vì thế, hãy để lại thông tin liên hệ bên dưới đây, Ngọc Dung sẽ giúp bạn sắp xếp một lịch hẹn với chuyên gia tại địa chỉ gần nhất với bạn: