Nguyên nhân tăng sắc tố da – Da bị tăng sắc tố phải làm sao?

Rate this post

Tăng sắc tố da là một vấn đề phổ biến mà nhiều người đang gặp phải. Tuy nhiên, không cần quá lo lắng, vì hiện nay đã có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả để giảm tình trạng tăng sắc tố trên da và thúc đẩy làn da trắng sáng. Nhưng trước khi tìm hiểu kỹ các phương pháp này hãy cùng chuyên gia Ngọc Dung làm rõ tăng sắc tố là gì, các dạng tăng sắc tố phổ biến và nguyên nhân nào dẫn đến các vấn đề này. Làm rõ mọi thông tin sẽ giúp bạn lựa chọn đúng cách ngăn ngừa và chăm sóc làn da của mình.

Bạn đang đọc: Nguyên nhân tăng sắc tố da – Da bị tăng sắc tố phải làm sao?

Tăng sắc tố da là hiện tượng như thế nào?

Tăng sắc tố da là gì?

  • Tên tiếng anh: Hyperpigmentation.
  • Tên gọi khác: tăng sắc tố Melanin, sắc tố da không đồng đều.

Tăng sắc tố da là tình trạng da xuất hiện các đốm/mảng sẩm màu hơn so các vùng da xung quanh. Các vùng da sẫm màu sẽ có sắc thái, kích thước lớn nhỏ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây tăng sắc tố. Tình trạng này có thể tác động lên bất kỳ ai, không phân biệt tuổi tác, chủng tộc hay màu da, tuy nhiên, người da màu sẽ có nguy cơ bị tăng sắc tố cao hơn.

Tăng sắc tố da là tình trạng rối loạn sắc tố da thường gặp

Các vấn đề về tăng sắc tố da thường gặp phải

Tăng sắc tố trên da thường biểu hiện ra bên ngoài dưới nhiều dạng khác nhau. Nếu không biết, bạn rất dễ nhầm lẫn và kéo theo việc lựa chọn sai phương pháp điều trị. Sau đây, là 4 loại sắc tố da không đồng đều thường gặp:

Sạm, nám da (Melasma)

Sám, nám (Melasma) là tình trạng tăng sắc tố Melanin thường gặp. Nám da xuất hiện khi các hắc sắc tố Melanin được sản xuất quá mức, gây ra các mảng hoặc đốm da sẫm màu. Chúng thường xuất hiện nhiều trên vùng mặt, đặc biệt là trán, hai bên má, sống mũi và quanh môi. Ngoài ra, có những trường hợp nám cũng xuất hiện trên cổ hoặc cánh tay,…

Nám chủ yếu xuất hiện ở phụ nữ trên 40, cơ chế bệnh sinh của nám vẫn còn đang gây nhiều tranh cãi và chưa đưa ra được nguyên nhân thực sự. Nhưng các chuyên gia đều đồng loạt cho rằng, tình trạng nám sẽ tệ hơn khi tiếp xúc nhiều với tia UV, làm dụng một số loại thuốc và bị rối loạn nội tiết tố.

Nám là biểu hiện đặc trưng của tăng sắc tố da

Tàn nhang (Freckles)

Bên cạnh nám, tàn nhang (freckles) cũng là một dạng tăng sắc tố da phổ biến, có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào.Tàn nhang là những đốm nhỏ, phẳng, có màu từ đỏ đến nâu và thường xuất hiện ở những vùng trên cơ thể thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như: mặt, cổ, lưng, bàn tay và cánh tay,…Tàn nhang có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, nhưng nếu bạn có làn da sáng hơn thì bạn có khả năng bị tàn nhang cao hơn.

Tàn nhang là một dạng của tăng sắc tố da

Đốm nâu sắc tố (đồi mồi)

Đốm nâu sắc tố hay còn biết đến với các cách gọi như đốm nắng, đốm tuổi, đốm gan hay đồi mồi. Đây là dạng tăng sắc tố da tầm nông, chỉ biểu hiện trên bề mặt da. Các đốm nâu sắc tố này thường chỉ xuất hiện ở người trên 40, nhưng nếu da bị tác động nhiều bởi tia cực tím thì chúng vẫn sớm xuất hiện ở người trẻ tuổi.

Thông thường, các đốm nâu sắc tố có mức độ phân bố phụ thuộc vào sự tác động của các tia cực tím. Vị trí da tiếp xúc càng nhiều với tia cực tím thì các đốm nâu sẽ càng đậm màu và xuất hiện dày đặc. Các đốm này không chỉ có ở mặt mà ở tay, chân và lưng đều có.

Về mặt thẩm mỹ, chúng sẽ khiến nhiều người cảm thấy khó chịu và tự ti. Còn về sức khỏe, bạn nên theo dõi kỹ vì chúng có khả năng phát triển thành khối u ác tính.

Đồi mồi là dạng tăng sắc tố da tầm nông, chỉ biểu hiện trên bề mặt da

Tăng sắc tố sau viêm

Tăng sắc tố sau viêm (PIH, tăng hắc sắc tố) là một tình trạng tăng sắc tố melanin phổ biến sau khi bị viêm hoặc chấn thương da. Đây là kết quả của vấn đề sản xuất melanin quá mức hoặc sự lắng đọng bất thường của melanin ở lớp biểu bì/hạ bì sau viêm.

Nguyên nhân dẫn đến tăng sắc tố sau viêm có thể xuất phát từ việc da tiếp xúc với hóa chất, bị tác động vật lý (nặn mụn, cào xước, lăn kim,…), bị bệnh vảy nến/chàm và thường gặp nhất là mụn trứng cá.

Việc thay đổi sắc tố da sau viêm là tình trạng khá phổ biến, nhất là trong độ tuổi dậy thì. Khi da bị viêm nhiễm sẽ kích thích các tế bào hắc tố sản xuất melanin nhiều hơn. Điều này sẽ để lại những đốm đen, nâu sẫm sau khi vết thương đã lành.

Tìm hiểu thêm: Lão hóa ngược – Bí quết giúp nàng gìn giữ nét thanh xuân

Tăng sắc tố sau viêm (PIH, tăng hắc sắc tố) là một tình trạng tăng sắc tố melanin phổ biến

Nguyên nhân tăng sắc tố da

Tăng sắc tố da do đâu? Nguyên nhân chính gây rối loạn sắc tố da, cụ thể tăng sắc tố chính là sự gia tăng sản xuất melanin. Nhưng quá trình sản xuất melanin bị kích hoạt mạnh mẽ còn do nhiều nguyên nhân khác nhau tác động đến. 

Dưới đây là một số nguyên nhân tăng sắc tố da, tăng lượng melanin trong da phổ biến nhất mà bạn nên biết để ngăn ngừa:

Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời (tia UV)

Trong ánh nắng mặt trời có chứa các tia cực tím bước sóng dài và ngắn, mang đến những sát thương khác nhau khi tiếp xúc với da. Cụ thể như sau:

  • Tia UVA sẽ len lỏi vào sâu trong da và gây ra các tác động không mong muốn đến các tế bào melanocytes, kích thích sản xuất melanin và đẩy chúng lên bề mặt da. 
  • Tia UVB với bước sóng ngắn hơn nhưng sẽ tạo tác động mạnh mẽ lên lớp biểu bì trên cùng, làm tăng sinh lượng melanin và cytokine ở lớp sừng.

Các tác động từ tia UVA và UVB đều sẽ dẫn đến sự hình thành của các đốm và mảng da tối màu. Vị trí da tiếp xúc càng nhiều với ánh nắng mặt trời thì số lượng hắc sắc tố càng nhiều và các mảng màu càng đậm.

Nguyên nhân dẫn đến tăng sắc tố là gì? Do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Làn da bị tổn thương hoặc viêm

Khi da bị tổn thương hoặc bị viêm nhiễm, các tế bào da sẽ bị kích thích, quá trình chữa lành tự nhiên của da có thể dẫn đến việc sản xuất dư thừa melanin. Điều này sẽ làm xuất hiện các vết thâm đen, gây sạm màu ở vùng da bị tổn thương hoặc viêm.

Phổ biến nhất trong đó là PIH, là một dạng tổn thương do mụn trứng cá gây ra, tạo thành những vết thâm mụn đen. Quá trình này còn bị tác động bởi tia UV, thói quen nặn mụn, chạm vào da khi bị viêm, sử dụng các hóa chất hoặc mỹ phẩm gây kích ứng.

Thay đổi nội tiết tố/hormon

Sự biến động bất thường của các hormone trong cơ thể cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh sắc tố da. Cụ thể là tăng hoặc giảm đột ngột nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể có thể dẫn đến nám tàn nhang. Sự thay đổi của nội tiết tố cũng chịu ảnh hưởng một phần bởi các loại thuốc và một số giai đoạn phát triển của cơ thể. 

Các đối tượng dễ bị tăng sắc tố nhất:

  • Người đang trong giai đoạn dậy thì
  • Phụ nữ mang thai
  • Phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh
  • Người sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp
  • Người mắc bệnh tuyến giáp, bệnh Addison, suy giảm chức năng gan và thận.

Nguyên nhân gây tăng sắc tố da – do thay đổi nội tiết tố

Da bị lão hóa

Lão hóa nội tại (hay sự lão hóa diễn ra tự nhiên trong cơ thể) là quá trình khi khả năng tự chữa lành DNA của tế bào giảm đi do tác động của thời gian. Trong quá trình này, cơ thể sẽ bị hao hụt các chất tự nhiên cần thiết để duy trì sự sống và chức năng của tế bào. Điều này có thể dẫn đến sự suy giảm khả năng tự phục hồi của da và các tế bào khác trong cơ thể.

Lão hóa quang học là hiện tượng mà da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài và dẫn đến các thay đổi liên quan đến quá trình sản xuất melanin trong da. Ánh sáng mặt trời có thể kích thích tăng sản xuất melanin, gây ra sự tăng sắc tố da. Đồng thời, ánh sáng mặt trời cũng có thể gây tổn thương da, gây viêm nhiễm và làm tăng nguy cơ sự hình thành vết nám, đốm nâu, và các vấn đề khác liên quan đến màu da.

Sự kết hợp cả hai tiến trình lão hóa này, có thể là nguyên nhân dẫn đến tổn thương da, gây viêm nhiễm và tăng sắc tố trên da.

Di truyền

Sắc tố da cũng chịu tác động bởi yếu tố di truyền. Các sắc tố da do di truyền thông thường là hoàn toàn vô hại và chỉ là đặc điểm tự nhiên của mỗi người. Ví dụ như tình trạng tăng sắc tố da ở trẻ em, thường là các biểu hiện ngoài da như các vết bớt xanh, nâu ở khắp cơ thể hoặc là tình trạng xuất hiện chấm tàn nhang trên mặt.

Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là nếu trong gia đình bạn có nhiều người bị các dạng tăng sắc tố như nám, đồi mồi thì khả năng cao bạn cũng sẽ không tránh khỏi.

Sắc tố da cũng chịu tác động bởi yếu tố di truyền

Dấu hiệu của bệnh tật hoặc tác động của thuốc

Sự gia tăng sắc tố da cũng là dấu hiệu của một số bệnh khác như bệnh tự miễn, rối loạn chuyển hóa và thiếu hụt vitamin.

Ngoài ra, nó cũng có thể được kích thích bởi một loạt các loại thuốc như thuốc điều trị ung thư, kháng sinh, thuốc chống sốt rét và thuốc chống co giật.

Bệnh tăng sắc tố da có nguy hiểm không?

Tình trạng tăng sắc tố thường không nguy hiểm cho sức khỏe. Đây chỉ là một hiện tượng các vùng da xuất hiện các đốm sẫm màu và da trở nên không đều màu so với màu da tự nhiên do việc gia tăng sản xuất melanin.

Tuy tăng sắc tố da không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào, nhưng nó có thể gây ảnh hưởng tâm lý của nhiều người và khiến họ trở nên tự ti trong đám đông.

>>>>>Xem thêm: 1 Ly cà phê sữa bao nhiêu calo? Uống cà phê có béo không?

Bệnh tăng sắc tố da có nguy hiểm không? Câu trả lời là KHÔNG.

Nếu bạn cũng đang phải đối mặt với cơn sóng khủng hoảng về màu da này, thì hãy đến thảo luận cùng chuyên gia. Vì họ có thể đánh giá chính xác tình trạng da của bạn và đề xuất các phương pháp điều trị hoặc sản phẩm làm sáng da phù hợp nhất. 

Để lại thông tin liên hệ ở bên dưới, chúng tôi sẽ sắp xếp cho bạn một cuộc hẹn sớm nhất với chuyên gia da liễu:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *