Mụn bọc ở mũi mang đến cho bạn nhiều cảm giác khó chịu và bạn muốn loại bỏ nó ngay lập tức? Nhưng đừng vội vàng làm điều gì cả nếu như bạn chưa nằm rõ được lý do vì sao nó lại xuất hiện ngay mũi của mình mà không phải vị trí khác. Đừng tự ý nặn để tránh lây nhiễm khuẩn, thay vào đó hãy lắng nghe một vài chia sẻ của chuyên gia Ngọc Dung trong bài viết này, chắc chắn bạn sẽ tìm ra được giải pháp tốt và hiệu quả nhất.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân và cách làm xẹp mụn bọc ở mũi chỉ sau 1 đêm
Contents
- 1 Mụn bọc ở mũi là gì?
- 2 Dấu hiệu nhận biết mụn bọc ở trên mũi
- 3 Nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi
- 3.1 Lỗ chân lông to
- 3.2 Da tiết nhiều dầu
- 3.3 Rối loạn nội tiết tố
- 3.4 Chăm sóc da sai cách
- 3.5 Chức năng gan, thận có vấn đề
- 3.6 Căng thẳng kéo dài trong nhiều tháng
- 3.7 Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, trôi nổi
- 3.8 Thói quen chạm tay vào mặt
- 3.9 Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không khoa học
- 3.10 Bị viêm tiền đình mũi
- 3.11 Lông mọc ngược
- 4 Các giai đoạn phát triển của mụn bọc ở mũi
- 5 Có nên nặn mụn bọc ở mũi không?
- 6 Mụn bọc ở mũi có tự hết không?
Mụn bọc ở mũi là gì?
Mụn bọc là một dạng mụn viêm dưới da do vi khuẩn P. acnes, bã nhờn và tế bào chết gây ra. Nó có thể xuất hiện ở vùng má, cằm và trên mũi. Trong quá trình phát triển, mụn bọc thường đi kèm với cảm giác đau nhức và sưng đỏ.
Mụn bọc trên mũi có điểm khác biệt so với mụn đầu đen và đầu trắng, bởi vì nó không chỉ chứa các tế bào chết mà còn có mủ. Dịch mủ này chứa một lượng lớn vi khuẩn, do đó nếu mụn bọc bị vỡ, có thể lây nhiễm cho các vùng da khác.
Mụn bọc trên mũi có thể gây khó chịu và làm bạn mất tự tin vì nó nằm ngay vị trí nổi bật trên gương mặt. Để loại bỏ nó cũng cần thực hiện đồng thời nhiều biện pháp, bao gồm việc chăm sóc da đều đặn, giữ vệ sinh da hoặc các phương pháp trị mụn khác.
Dấu hiệu nhận biết mụn bọc ở trên mũi
Mụn bọc cũng thường bị nhầm lẫn với một số loại mụn viêm khác. Khi nhận nhầm thì việc chăm sóc và điều trị cũng sẽ gặp hạn chế. Vì thế bạn hãy chú ý đến một số điểm nhận dạng mụn bọc sau đây:
- Kích thước: Mụn bọc sẽ có kích thước to hơn mụn đầu trắng, đầu đen, nhưng sẽ nhỏ hơn mụn nang.
- Màu sắc: Mụn bọc thường có dấu hiệu viêm, sẽ có viền đỏ xung quanh nốt mụn. Do có dịch mủ bên trong nên sẽ có màu trắng đục hoặc vàng. Có những nốt mụn sẽ có cồi trắng hoặc đen trồi lên trên.
- Cảm giác: Mụn bọc sẽ gây sưng và đau nhiều hơn các loại mụn khác. Khi chạm vào sẽ có cảm giác nhức dữ dội.
- Thời gian chữa lành: So với mụn đầu đen, đầu trắng, mụn cám thì mụn bọc khó chữa trị và chậm lành hơn. Nó rất dễ để lại sẹo nếu như không điều trị đúng cách.
Nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi
Vì sao mũi là bị nổi mụn bọc? Nếu bạn vẫn luôn thắc mắc vì sao các nốt mụn cứ đua nhau nổi trên mũi thì hãy để Ngọc Dung lý giải ngay bây giờ. Đảm bảo qua những gì được chia sẻ, bạn sẽ phần nào biết được cách giảm sự xuất hiện của các nốt mụn nhức nhối này.
Lỗ chân lông to
Một số thói quen xấu trong chăm sóc da có thể khiến lỗ chân lông bị nở to. Khi kích thước lỗ chân lông lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và bã nhờn tích tụ nhiều hơn. Điều này sẽ dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành mụn bọc.
Mũi lại là vị trí có lỗ chân lông to nhất trên gương mặt, nên tỷ lệ mọc mụn bọc ở mũi sẽ cao hơn nhiều vùng da khác.
Da tiết nhiều dầu
Tuyến dầu hoạt động mạnh, bã nhờn sẽ bám nhiều trên bề mặt da. Nếu bạn không có thói quen làm sạch da mỗi ngày hoặc sử dụng những sản phẩm không phù hợp sẽ biến da mặt trở thành nơi phát triển tốt của vi khuẩn. Đến khi bã nhờn tăng sinh không kiểm soát thì vi khuẩn P.acnes sẽ tấn công mạnh, gây viêm nhiễm và mọc mụn bọc, mụn viêm.
Rối loạn nội tiết tố
Nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi tiếp theo là rối loạn nội tiết tố. Đây là tình trạng thường bắt gặp ở những người đang trong độ tuổi dậy thì, mang thai, tiền mãn kinh hoặc mắc một số bệnh liên quan đến rối loạn hormone tăng trưởng.
Việc mất cân bằng hormone sẽ kích thích tuyến dầu hoạt động mạnh, tích tụ nhiều ở lỗ chân lông, gây tắc nghẽn và dĩ nhiên sẽ gây ra mụn.
Chăm sóc da sai cách
Nếu bạn bị mụn bọc ở mũi, hãy xem lại cách chăm sóc hàng ngày của mình. Vì có thể bạn đã nâng niu làn da sai cách nên mới tạo điều kiện cho mụn phát triển.
Ví dụ, nếu bạn không làm sạch da khi vừa tiếp xúc với môi trường ô nhiễm thì bụi bẩn, hóa chất và vi khuẩn sẽ bám đầy ở nang lông. Chúng sẽ nhân lúc bã nhờn tiết ra nhiều len lỏi vào sâu trong lỗ chân lông và sinh sôi trong đó. Hệ miễn dịch của da sẽ phát ra tín hiệu thông qua các phản ứng viêm và từ đó mụn bọc sẽ hình thành.
Chức năng gan, thận có vấn đề
Gan và thận là hai cơ quan quan trọng giữ chức năng đào thải độc tố và duy trì cân bằng nội tiết tố của cơ thể. Khi hai cơ quan này bị suy giảm chức năng, đồng nghĩa việc thanh lọc sẽ bị đình trệ, độc tố sẽ tích tụ nhiều nơi trong cơ thể, trong đó có cả tế bào da. Điều này cũng là nguồn cơ gây ra nhiều loại mụn, bao gồm cả mụn bọc.
Căng thẳng kéo dài trong nhiều tháng
Khi bị căng thẳng kéo dài sẽ dẫn đến mất cân bằng hormone, kéo theo đó là làm rối loạn các chuyển hóa của da. Tuyến dầu sẽ bị kích thích mạnh mẽ, làm ứ đọng nhiều bã nhờn và tế bào chết bên trong lỗ chân lông, dẫn đến mụn bọc ở nhiều vị trí như má, cằm và mũi.
Tìm hiểu thêm: Ăn bánh mì có nổi mụn không? Cách ăn bánh mì không nổi mụn
Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, trôi nổi
Dù có thói quen chăm sóc tốt, nhưng nếu sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, trôi nổi sẽ gây kích ứng cho da. Nhiều loại mỹ phẩm còn gây bào mòn da, suy giảm chức năng hàng rào bảo vệ khiến da dễ bị tấn công bởi vi khuẩn gây mụn và các yếu tố ô nhiễm khác.
Thói quen chạm tay vào mặt
Chạm tay vào mặt hoặc để da mặt tiếp xúc nhiều với áo gối, điện thoại là một trong những nguyên nhân gây mụn bọc ít được nhiều người biết đến. Tay hay nhiều vật dụng vừa nêu đều là những nơi vi khuẩn dễ bám vào nhất. Vì thế, nếu cứ chạm vào mặt thì sẽ tăng nguy cơ lây nhiễm khuẩn và làm mụn phát triển ngày càng nghiêm trọng hơn.
Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không khoa học
Chế độ ăn uống không cân bằng, thiếu hoặc thừa chất cũng sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe làn da. Như việc bạn uống quá nhiều sữa cũng dễ dẫn đến mụn. Hoặc chế độ ăn quá ít rau xanh và các loại vitamin khác cũng sẽ làm mụn phát triển nhiều hơn.
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng sẽ gây nổi mụn bọc ở mũi. Như việc thức khuya, ăn đêm hoặc lười vận động cũng là nguyên nhân gián tiếp làm da gặp nhiều vấn đề bệnh lý.
Bị viêm tiền đình mũi
Viêm tiền đình mũi là do vi khuẩn Staphylococcus Aureus gây ra. Vi khuẩn này khi xâm nhập vào các nang lông ở mũi sẽ kích thích miễn dịch và gây viêm nhiễm. Viêm nhiễm này có thể là nguyên nhân gây mọc mụn bọc trên mũi.
Lông mọc ngược
Thói quen nhổ lông mũi có thể làm lông mọc ngược, gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Tình trạng tắc nghẽn này tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và bã nhờn tích tụ, dẫn đến sự viêm nhiễm và làm nổi mụn bọc ở mũi.
Các giai đoạn phát triển của mụn bọc ở mũi
Dù là mụn bọc mọc ở mũi hay mụn ở các vị trí khác trên cơ thể như mụn bọc ở má, ở trán, ở cằm,,, bạn cũng cần phải nắm rõ các giai đoạn phát triển của mụn để biết khi nào là thời điểm thích hợp để loại bỏ mụn tốt nhất
Ngoài ra, thông qua quá trình này, bạn sẽ nắm rõ cơ chế hình thành mụn và sự phát triển của nó, cũng như biết cách để ức chế sự phát triển này như thế nào.
Dưới đây là giai đoạn phát triển cơ bản của mụn bọc trên mũi:
- Giai đoạn hình thành: Lỗ chân lông bắt đầu bị tắc nghẽn do tích tụ bã nhờn và tế bào chết. Giai đoạn này là thời cơ cho vi khuẩn P.acnes xâm nhập vào da và phát triển mạnh.
- Giai đoạn bị viêm: Vi khuẩn P.acnes sẽ tạo các kích thích lên hệ miễn dịch của da và gây ra viêm nhiễm. Cơ thể sẽ diễn ra hàng loạt các phản ứng hóa học, các mạch máu bị co bóp mạnh và tạo ra các biểu hiện viêm đỏ, sưng và đau nhức.
- Giai đoạn tích tụ mủ: Vi khuẩn và tế bào chết se tích tụ lại, được bao bọc bởi lớp biểu bì mỏng. Chúng sẽ nhô lên trên bề mặt và thứ chúng ta trông thấy là các đầu trắng hoặc đen. Có nhiều trường hợp mụn bọc cũng sẽ không có các đầu nhân này. Mụn bọc có đầu trắng nhô lên thường sẽ kèm theo dịch mủ màu trắng đục hoặc vàng.
- Giai đoạn khô nhân: Mụn bọc vẫn tiếp tục phát triển, khô lại và nứt ra. Dịch mủ bên trong có thể thoát ra ngoài. Khi này, việc cần làm là lấy hết dịch mủ bên trong ra, sát khuẩn cho da để tránh tình trạng tái nhiễm.
Có nên nặn mụn bọc ở mũi không?
Dù có khá nhiều người tìm thấy cảm giác phấn khích và thích thú khi nặn mụn, nhưng tuyệt đối đừng làm gì với mụn bọc trên mũi bạn. Tự ý nặn mụn khi chưa chín muồi chỉ làm mụn lan rộng ra các vùng da khác. Hoặc nếu không nắm vững cách nặn mụn bọc ở mũi sẽ làm rách các mô da xung quanh, gây viêm và tăng nguy cơ để lại sẹo.
Nặn bằng tay hay nặn bằng dụng cụ nhưng chưa được vệ sinh, sát trùng kỹ sẽ làm cho tình trạng nhiễm trùng ngày càng nặng hơn.
Đặc biệt, nếu gặp phải mụn bọc không đầu thì việc cố gắng nặn nó cũng không mang đến tác dụng tích cực nào.
>>>>>Xem thêm: Uống gì để giảm mỡ bụng? 17 Thức uống giảm mỡ hiệu quả nhất
Mụn bọc ở mũi có tự hết không?
Mụn bọc mọc ở mũi khó có thể tự hết nếu như bạn không trị dứt điểm chứng viêm và giải quyết tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông. Ổ viêm do mụn bọc gây ra có nguy cơ phát triển mạnh nếu không được kiểm soát. Đồng thời, nếu để lâu, mụn bọc sẽ trở nên chai cứng và khó điều trị hơn. Nếu áp dụng biện pháp điều trị quá muộn, tỷ lệ để lại sẹo lõm sẽ cao hơn.
Hiện nay, có khá nhiều phương pháp để điều trị mụn bọc phù hợp với từng tình trạng da khác nhau. Nhưng để biết nên sử dụng công nghệ nào để điều trị mụn bọc thì bạn nên thảo luận của chuyên gia. Họ sẽ đưa ra các đánh giá chính xác về tình trạng da của bạn và cho lời khuyên phù hợp nhất.
Điền thông tin liên hệ vào khung bên dưới, chúng tôi sẽ sắp xếp cho bạn một lịch hẹn cùng với chuyên gia trong lĩnh vực này: