Nguyên nhân và cách trị mụn bọc ở trán sưng to nhanh nhất

Rate this post

Khi nói đến các vấn đề về da, mụn bọc ở trán thường là một trong những vấn đề khiến chị em đau đầu. Nó không chỉ gây mất thẩm mỹ mà làm còn làm cho chị em điên đảo vì những cơn đau nhức kéo dài.Trong bài viết này, TMV Ngọc Dung sẽ cùng bạn đọc khám phá chi tiết về loại mụn này cũng như các phương pháp điều trị nhanh nhất, giúp bạn loại bỏ triệt để những nốt mụn xấu xí trên trán.

Bạn đang đọc: Nguyên nhân và cách trị mụn bọc ở trán sưng to nhanh nhất

Nguyên nhân và cách điều trị mụn bọc ở trán nhanh nhất

Mụn bọc ở trán là gì?

Mụn bọc có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên mặt, tuy nhiên nó thường xuất hiện trên trán hơn do đây là khu vực vùng chữ T, tiết dầu nhiều. Mụn bọc nổi trên trán là một dạng mụn viêm sưng to, bên trong có chứa nhân mụn và xuất hiện khi da ở vùng trán bị tắc nghẽn lỗ chân lông bởi dầu thừa, bã nhờn và tế bào chết.

Giải đáp tình trạng mụn bọc ở khu vực trán

Nguyên nhân mụn bọc trên trán xuất hiện

Dù là mụn bọc nổi ở trán hay mụn bọc nổi ở các vị trí khác thì sự hình thành và phát triển mụn đều bắt đầu do 4 nguyên nhân: u tuyến bã nhờn, vi khuẩn gây mụn (hoặc nấm trong nang), da tích tụ nhiều dầu bã nhờn hoặc viêm nhiễm trên da.

Tuy nhiên, ở từng vị trí nổi mụn khác nhau sẽ có thể trở nên trầm trọng hơn khi một vật nào đó thường xuyên tiếp xúc với nó. Vậy mụn bọc xuất hiện trên trán là do đâu?

Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây nổi mụn bọc trên trán:

Vi khuẩn P.Acnes gây mụn

Nguyên nhân gây gây mụn bọc ở vùng trán là do sự phát triển của vi khuẩn P. Acnes.

Vi khuẩn P.Acnes hay còn được biết đến với tên gọi Propionibacterium acnes là một loại vi khuẩn sinh học gram dương tồn tại trên da người. Ở trạng thái bình thường, nó hoàn toàn vô hại. Tuy nhiên, khi gặp điều kiện thuận lợi (như lỗ chân lông bít tắc, bã nhờn tích tụ nhiều,..) nó sẽ bắt đầu phát triển mạnh mẽ và tạo thành các nhân mụn.

Khi vi khuẩn này tăng sinh quá mức, nó có thể gây viêm nhiễm tại các nang lông, dẫn đến sự hình thành mụn bọc. 

Vi khuẩn P. Acnes – Thủ phạm chính gây mụn bọc trên trán

Sự thay đổi Hormon trong cơ thể

Các thay đổi của Hormone nội tiết ở trong giai đoạn dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt hoặc do sử dụng một số loại thuốc cũng là một trong những nguyên nhân làm cho trán xuất hiện mụn bọc.

Khi hormon trong cơ thể tăng cao sẽ kích thích quá trình sản xuất bã nhờn hoạt động mạnh mẽ, gây tắc nghẽn lỗ chân lông và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mụn bọc.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây mụn thường gặp ở các chị em phụ nữ. Đồng thời cũng là lý do gây mụn khiến nhiều người phải đau đầu.

Do dị ứng với mỹ phẩm

Da mặt xuất hiện những nốt mụn bọc viêm sưng do bị kích ứng mỹ là tình trạng da bị tổn thương bởi sự tác động từ những thành phần có trong mỹ phẩm.

Tình trạng này xảy ra khi bạn sử dụng các loại mỹ phẩm, nước tẩy trang, sữa rửa mặt chứa nhiều chất tẩy, cồn,…(đây là những thành phần có thể gây hại cho da) sẽ làm tăng nguy cơ bị dị ứng mỹ phẩm. Lớp da sẽ bị bào mòn, tiết nhiều dầu nhờn hơn, khi bị viêm nhiễm nó sẽ hình thành mọc bọc ở trán.

Chính vì thế, đối với việc sử dụng mỹ phẩm nên lưu ý chọn các loại mỹ phẩm không chứa cồn và các loại hương liệu vì nó có thể làm tăng nguy cơ da bị dị ứng. Đồng thời một số mỹ phẩm có kết cấu không phù hợp với loại da cũng dễ khiến cho da bị bí bách, tắc nghẽn lỗ chân lông gây nên tình trạng mụn bọc ở trán.

Bên cạnh đó việc sử dụng mỹ phẩm quá nhiều hoặc không vệ sinh cẩn thận sau khi trang điểm cũng có thể góp phần gây ra tình trạng này. Nên trang điểm khi cần thiết và giữ vệ sinh đồ trang điểm cũng như bảo quản các dụng cụ make up luôn được sạch.

Bị nổi mụn bọc trên trán do sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với da hoặc mỹ phẩm chứa thành phần gây kích ứng

Do đổ mồ hôi

Mồ hôi được biết đến là có nhiều lợi ích cho làn da, khi đổ mồ hôi các lỗ chân lông dưới da sẽ được làm sạch và gián tiếp ngăn ngừa mụn hình thành. Tuy nhiên, nếu trán đổ mồ hôi quá nhiều và không được làm sạch đúng lại là nguyên nhân gây mục bọc trên trán.

Mồ hôi có thể kết hợp với bã nhờn và bụi bẩn trên da tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển để gây ra mụn bọc. Đặc biệt nếu sau khi chúng ta hoạt động mạnh hoặc tập thể dục bạn không vệ sinh da mặt kỹ càng, nguy cơ mọc mụn bọc có thể tăng lên.

Mồ hôi rất tốt cho làn da nhưng nếu không được làm sạch đúng cách sẽ gây ra mụn bọc

Sản phẩm dành cho tóc gây mụn

Gel, sáp, xịt tạo kiểu và các sản phẩm khác dùng để định hình tóc có thể gây bít tắc lỗ chân lông nếu chúng tiếp xúc nhiều với da vùng trán. Điều này làm tăng khả năng phát triển của mụn bọc ở khu vực này.

Dầu thừa trên da gây ra mụn bọc

Dầu nhờn có vai trò giữ ẩm cho làn da. Tuy nhiên, nếu tuyến bã nhờn sản xuất quá nhiều lượng dầu thừa sẽ rất dễ gây tắc nghẽn lỗ chân lông và nổi mụn. Và trán là một trong những vị trí thuộc vùng chữ T trên khuôn mặt (vùng này bào gồm trán – mũi – cằm) – đây là vị trí có xu hướng tiết dầu nhiều nhất và dễ nổi mụn bọc nhất.

Trán là vị trí tiết dầu nhiều nên rất dễ nổi mụn khi không được chăm sóc đúng cách

Đeo phụ kiện tóc hoặc để tóc mái

Các phụ kiện đeo trên đầu như mũ hoặc băng đô có thể gây mài mòn và kích thích da, tạo điều kiện cho mụn phát triển. Đồng thời nên chọn các loại phụ kiện có kích thước và size phù hợp với đầu nhất tránh gây cọ xát tổn thương cũng như lên mụn bọc ở trán. Tóc mái cũng có thể gây ra tình trạng tương tự do tiếp xúc trực tiếp với da trán, nhất là khi tóc bị dầu.

Vệ sinh da mặt không đúng cách

Hằng ngày, da mặt của chúng ta sẽ tiếp xúc với rất nhiều bụi bẩn, chưa kể đến việc lớp make up trên da. Chính vì thế, nếu da không được vệ sinh kỹ sẽ làm cho các chất bụi bẩn và lớp tẩy trang còn đọng lại trên da, tích tụ lâu ngày sẽ gây bít tắc lỗ chân lông và nổi mụn bọc.

Tìm hiểu thêm: Da nổi đốm nâu không ngứa – Nguyên nhân và cách điều trị

Vệ sinh da mặt qua loa sẽ làm cho các bụi bẩn tích tụ lại trên da và gây mụn

Dấu hiệu nhận biết mụn bọc ở trên trán

Bị nổi mụn ở trán là một vấn đề về da rất thường gặp do trán là vị trí thuộc vùng chữ T rất dễ nổi mụn. Tuy nhiên, mụn bọc mủ không giống với các loại mụn khác trên trán như mụn trứng cá, hay mụn đầu đen. Nó là kết quả của quá trình bị viêm nhiễm của da.

Vậy làm sao để nhận biết mụn ở trên trán? Sau đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết mụn bọc dễ dàng: 

  • Mụn bọc thường xuất hiện dưới dạng nốt sưng đỏ, đôi khi kèm theo cảm giác đau nhức. Khi bạn cảm thấy đau rát và có sự sưng tấy thì
  • Bên trong mụn bọc thường chứa mủ, đây là dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm.
  • Khi chạm vào, bạn có thể cảm nhận được sự căng trên bề mặt da ở vùng mụn.
  • Khi vùng da bị mụn bọc chạm vào quần áo hoặc khi gội đầu, bạn có thể cảm thấy khó chịu hoặc đau.
  • Mụn bọc thường to hơn so với các loại mụn khác như mụn đầu đen hay mụn đầu trắng.

Mụn bọc ở trên trán là kết quả của quá trình bị viêm nhiễm trên da

Có nên nặn mụn bọc ở trán không?

Câu trả lời cho câu hỏi có nên nặn mụn bọc ở trán là KHÔNG NÊN. Bạn tuyệt đối không nên tự ý nặn mụn bọc tại nhà vì:

  • Rủi ro nhiễm trùng và viêm nhiễm tăng cao do việc nặn mụn có thể làm vỡ các mạch máu nhỏ dưới da và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập sâu hơn vào da, gây viêm nhiễm.
  • Khi nặn mụn, bạn có thể gây tổn thương cho các tế bào da xung quanh, dẫn đến sẹo lõm hoặc sẹo thâm.
  • Việc nặn mụn có thể đẩy mủ và vi khuẩn dễ được tạo điều kiện để lan rộng sang các vùng da khác, gây mụn mới.
  • Hơn nữa nặn mụn thường gây ra đau và sưng, làm trầm trọng thêm tình trạng mụn.

Lưu ý: Không chỉ riêng mụn bọc mủ trên trán mà bất kỳ loại mụn nào bạn cũng không nên tự ý nặn tại nhà để tránh tình trạng mụn bị viêm nhiễm và trở nên trầm trọng hơn.

Bạn không nên tự ý nặn mụn bọc tại nhà để tránh tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn

Cách trị mụn bọc ở trán tại nhà hiệu quả

Mụn bọc ở trán sưng to gây đau nhức khiến bạn cảm thấy khó chịu. Đáng nói hơn nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy cho làn da của bạn như thâm, sẹo rỗ,…Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp để loại bỏ những nốt mụn này tại nhà thì đừng bỏ qua những công thức mà chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé!

Chữa mụn bọc ở trán với kem đánh răng

Kem đánh răng có chứa các thành phần như baking soda và hydrogen peroxide, giúp làm khô mụn và giảm viêm nhanh chóng. Tuy nhiên khi áp dụng kem đánh răng trị mụn bọc ở trán cần sử dụng cẩn thận để tránh kích ứng da.

Cách thực hiện:

  • Chọn loại kem đánh răng với màu trắng thông thường, tránh sử dụng các loại gel hoặc có hương liệu mạnh.
  • Dùng tăm bông hoặc đầu ngón tay, thoa một lượng nhỏ kem đánh răng lên từng nốt mụn.
  • Để kem đánh răng lên mụn từ 4-6 tiếng hoặc để qua đêm để tăng cường hiệu quả kháng viêm.
  • Rửa sạch khu vực da bị mụn bằng nước ấm vào sáng hôm sau.

Lưu ý khi sử dụng kem đánh răng để giảm mụn bọc vì nó rất dễ gây kích ứng da

Trị mụn bọc ở trán với rau diếp cá

Rau diếp cá là loại rau chứa một lượng muối khoáng dồi dào, có tính kháng khuẩn hiệu quả trên da, giúp các nốt mụn bọc giảm sưng tấy, phòng chống viêm nhiễm và ngăn ngừa quá trình hình thành của các nốt mụn mới.

Cách thực hiện:

  • Lựa chọn một nắm rau diếp cá tươi và ra những lá không có dấu hiệu hư hỏng.
  • Rửa sạch rau diếp cá dưới vòi nước lạnh sau đó sử dụng cối và chày để nghiền nát chúng. Bạn cũng có thể dùng máy xay sinh tố để xay nhuyễn nếu muốn tiết kiệm thời gian.
  • Thoa hỗn hợp nghiền nát này trực tiếp lên vùng trán bị mụn. Để hỗn hợp rau diếp cá trên da trong khoảng 15-20 phút rồi rửa sạch da mặt bằng nước mát.

Làm giảm mụn bọc ở trán với nha đam

Nha đam là loại cây chứa lượng lớn các chất vi lượng như kẽm, sắt, magie,… đây đều là các chất giúp da tăng sức đề kháng để chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn gây mụn. Đồng thời sử dụng nha đam giúp làm mát và dịu vùng da bị mụn hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Chọn một lá nha đam tươi, sau đó sơ chế rửa sạch cắt và lấy phần gel bên trong. Rửa lại dưới nước lạnh thêm một lần cho sạch phần nhựa màu vàng và các chất bụi bẩn.
  • Sau đó tiến hành thoa phần gel nha đam lên vùng da đang bị mụn, massage nhẹ nhàng.
  • Giữ lớp gel nha đam lưu trên da trong khoảng 20-30 phút rồi rửa sạch vùng da với nước mát.

Nha đam được xem là thần dược trong chăm sóc da và điều trị mụn bọc

Trị mụn bọc trên trán tại nhà với tinh bột nghệ

Hoạt chất curcumin có trong tinh bột nghệ có khả năng giúp sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm cho da mặt và trán. Do đó tinh bột nghệ sẽ giúp kháng khuẩn và chống viêm sưng đỏ đồng thời thúc đẩy quá trình lành da và giảm sẹo hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1-2 thìa tinh bột nghệ nguyên chất đem pha loãng với một ít nước tạo thành hỗn hợp có độ sệt.Thoa hỗn hợp bột nghệ vừa pha được lên vùng trán bị mụn bọc.
  • Để hỗn hợp này khô trên da trong khoảng thời gian 15-20 phút rồi sau đó rửa sạch vùng da với nước ấm.

Công thức trị mụn bọc ở trán với tỏi

Tỏi chứa allicin, đây là chất có khả năng chống vi khuẩn và chống viêm mạnh, giúp giảm sự xuất hiện của mụn bọc và ngăn ngừa sự phát triển của mụn mới rất tốt trong việc trị mụn bọc ở trán.

Cách thực hiện:

  • Lấy một hoặc hai tép tỏi tươi, bóc vỏ sau đó rửa sạch lại với nước để loại bỏ bụi bẩn.
  • Nghiền nát tỏi để tạo thành một hỗn hợp sền sệt. Dùng tăm bông thoa tỏi nghiền trực tiếp lên vùng da đang bị mụn bọc.
  • Để hỗn hợp tỏi nghiền lưu trên da trong khoảng 5-10 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm.

Tỏi giúp giảm viêm nhiễm, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn bọc

Trị mụn bọc ở trán với lá tía tô

Thành phần aldehyde có trong lá tía tô có công dụng đẩy nhân mụn ngay trồi lên, khô đi, ổ viêm cũng được kháng khuẩn triệt để nhất. Đồng thời sử dụng lá tía tô còn giúp làm sạch da và ngăn chặn vi khuẩn gây mụn, đồng thời giảm viêm và sưng do mụn bọc.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm lá tía tô tươi rửa sạch sau đó dùng máy xay hoặc cối để nghiền nát lá tía tô.
  • Tiếp đó áp dụng trực tiếp hỗn hợp lá tía tô lên vùng da bị mụn.
  • Để yên trên da và nghỉ ngơi trong khoảng 15-20 phút rồi rửa sạch lại với nước mát.

Trị mụn bọc ở trán với mặt nạ đất sét

Mặt nạ đất sét giúp hút chất bã nhờn dư thừa và bụi bẩn từ lỗ chân lông, làm sạch sâu và giảm tắc nghẽn lỗ chân lông. Đồng thời trong mặt nạ đất sét thường có chứa các thành phần khoáng chất tự nhiên như canxi, sắt, magie… giúp chống viêm, ngừa mụn bọc hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Đem pha 3 muỗng cà phê đất sét với nước (hoặc có thể thay thế nước lọc bằng nước hoa hồng.)
  • Sau đó tiến hành thoa hỗn hợp mặt nạ đất sét lên vùng trán.
  • Đợi cho đến khi mặt nạ khô lại trên da trong khoảng 10-20 phút rồi rửa sạch mặt nạ với nước ấm.

>>>>>Xem thêm: Steroid là gì? Chức năng và tác dụng phụ cần lưu ý của Steroid

Mặt nạ đất sét thường được rất nhiều chị áp dụng để làm giảm mụn bọc sưng viêm

Trị mụn bọc ở trán với kem trị mụn

Kem trị mụn đặc biệt là những loại chứa các hoạt chất trị mụn như BHA, AHA, Benzoyl peroxide, Retinoid, kháng sinh… có khả năng làm khô mụn nhanh chóng, giảm viêm và ngăn chặn mụn phát triển phù hợp trị mụn bọc ở trán.

Cách thực hiện:

  • Mỗi loại kem trị mụn sẽ có hướng dẫn sử dụng riêng trước tiên bạn nên tham khảo trên bao bì của từng sản phẩm. Tuy nhiên đối với các tình trạng mụn bọc nặng thì nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi thực hiện trị mụn bằng kem đặc trị.
  • Thông thường chúng các loại kem trị mụn bọc sẽ chấm trực tiếp lên từng nốt mụn và sau đó để qua đêm và rửa lại mặt vào sáng hôm sau.

Như đã chia sẻ, mụn bọc có thể điều trị bằng các biện pháp tự nhiên, tuy nhiên kết quả còn phụ thuộc vào tình trạng mụn nặng hay nhẹ và tiềm ẩn nguy cơ bị kích ứng da dặc biệt đối với các tình trạng mụn nặng. Để việc điều trị đạt hiệu quả và an toàn, các nàng có thể tham khảo liệu trình trị mụn bọc dứt điểm an toàn tại Ngọc Dung Beauty.

Bằng cách để lại thông tin ngay bên dưới, đội ngũ chuyên gia Ngọc Dung sẽ tư vấn cụ thể phác đồ điều trị dựa trên tình trạng da và mong muốn cụ thể của quý khách hàng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *