Nổi mụn ở cổ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách trị nhanh nhất

Rate this post

Mụn ở cổ có thể do rối loạn nội tiết tố gây ra hoặc có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Để điều trị hiệu quả, việc xác định nguyên nhân gây mụn là cần thiết. Song song đó, bạn cần duy trì thói quen chăm sóc da và chú ý đến chế độ ăn hàng ngày. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, chuyên gia Ngọc Dung đã có một số chia sẻ trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu ngay để biết được nguyên nhân, cách điều trị và ngăn ngừa mụn cổ nhé.

Bạn đang đọc: Nổi mụn ở cổ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách trị nhanh nhất

Nguyên nhân, cách điều trị và ngăn ngừa mụn ở cổ

Nổi mụn ở cổ là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Nổi mụn ở cổ không phải là tình trạng hiếm gặp. Thông thường, những ai có xu hướng nổi nhiều mụn ở mặt, cằm đều có thể lây lan sang vùng cổ. Mụn cổ cũng xuất phát từ việc sản xuất nhiều dầu, tích tụ nhiều tế bào chết ở lỗ chân lông và gây tắc nghẽn. Môi trường nhiều dầu sẽ thu hút nhiều vi khuẩn phát triển, gây viêm và từ đó hình thành mụn.

Tương tự như các vị trị nổi mụn khác như mụn ở lưng, mụn cằm,…thì mụn cổ không phải là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn cũng không được chủ quan với các dấu hiệu kèm theo của các nốt mụn này. Nếu mụn sưng to, viêm đỏ và có nhiều mủ, bạn cần tìm đến bác sĩ để được điều trị nhanh chóng. Vì nếu để lâu hoặc tự ý nặn mủ thì vi khuẩn có khả năng xâm nhập vào trong và đi vào máu, gây nhiễm trùng huyết.

Nổi mụn ở cổ là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Nguyên nhân nổi mụn ở cổ

Sẽ có nhiều yếu tố khác nhau tác động đến sự hình thành và phát triển mụn ở vùng cổ. Chỉ khi xác định chính xác nguyên nhân gây nổi mụn thì khả năng điều trị dứt điểm sẽ cao hơn. Vì thế, hãy cùng chuyên gia Ngọc Dung khám phá những nguyên nhân gây nổi mụn cổ ngay bên dưới đây nhé.

Sự thay đổi của hormone

Cổ xuất hiện mụn có thể do sự biến đổi đột ngột của nội tiết tố, làm tăng nồng độ androgen và kích thích hoạt động của tuyến dầu. Nó thường xuất hiện trong các giai đoạn phát triển của phụ nữ như chu kỳ kinh nguyệt, mang thai và mãn kinh. 

Ngoài ra, mụn ở cổ nữ giới cũng có thể xuất hiện do hội chứng buồng trứng đa nang. Khi mắc phải hội chứng này thì khả năng bùng phát mụn ở mặt, cằm, lưng và cổ sẽ cao hơn người bình thường, nhất là trong chu kỳ kinh nguyệt.

Đồng thời, sự thay đổi nội tiết tố, tăng đột biến hormone testosterone cũng là lý do chính khiến mụn trứng cá phát triển mạng ở nam giới trong độ tuổi dậy thì.

Tăng nồng độ testosterone là nguyên nhân gây nổi mụn ở cổ nam giới

Stress kéo dài

Thường xuyên bị mọc mụn ở cổ cũng có thể là do căng thẳng, lo âu trong thời gian dài. Tuy không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến mụn, nhưng nếu bạn duy trì trạng thái này sẽ kích thích sản xuất hormone cortisol, làm mất cân bằng hormone trong cơ thể. Khi đó tuyến dấu sẽ bị kích thích và sản xuất nhiều dầu trên da. 

Ngoài ra, căng thẳng cũng làm tăng phản ứng viêm, làm chậm tốc độ chữa lành khi bị mụn.

Không tẩy tế bào chết ở cổ đúng cách

Bạn rửa mặt, nhưng lại bỏ quên vùng cổ chính là thiếu sót lớn và là lý do cho mụn hình thành. Khi vùng da cổ không được làm sạch, tế bào chết sẽ bám ở đó, gây tắc nghẽn chân lông sẽ tạo cơ hội cho mụn phát triển. Đặc biệt khu vực này rất dễ bị đổ mồ hôi, bụi bẩn bám vào nhiều sẽ kéo theo các vi khuẩn gây hại cho da.

Cạnh đó, nếu bạn rửa mặt và tẩy tế bào chết ở cổ quá mức cũng sẽ gây tác dụng ngược. Da cổ sẽ bị bào mỏng, hàng rào bảo vệ da không đủ thời gian để tái tạo cũng sẽ giúp vi khuẩn dễ dàng tấn công hơn.

Tìm hiểu thêm: Mồng tơi trị nám có được không? 9 cách trị nám bằng mồng tơi

Không tẩy tế bào chết ở cổ đúng cách

Da bị kích ứng do đeo phụ kiện

Các loại dây đeo, vòng cổ làm từ hợp kim, nhựa, da giả hoặc một số chất liệu tổng hợp khác có thể gây kích ứng cho da nếu tiếp xúc lâu da. Khi da bị dị ứng với các thành phần từ phụ kiện, có thể xuất hiện các dấu hiệu viêm, đỏ, ngứa và mụn. 

Dị ứng với những loại mỹ phẩm

Bị mụn ở xung quanh cổ cũng có thể là do dị ứng với các thành phần trong mỹ phẩm chăm sóc da hoặc nước hoa. Các thành phần này có thể làm da bị kích ứng và làm trầm trọng thêm tình trạng mụn đang có. 

Đặc biệt là sau khi sử dụng mỹ phẩm, trang điểm, bạn không có thói quen làm sạch da thì khả năng bị nổi mụn ở cổ là có thể xảy ra.

Dị ứng với những loại mỹ phẩm sẽ gây viêm và nổi mụn cổ

Ô nhiễm môi trường

Môi trường bị ô nhiễm sẽ chứa các hạt bụi, khí thải, các chất gây kích ứng và vi khuẩn. Khi da tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, các chất này có thể tắc nghẽn lỗ chân lông, gây viêm nhiễm và kích thích sự hình thành mụn.

Do tóc và quần áo cọ xát nhiều

Tương tự với phụ kiện thì quần áo cũng là một nguyên nhân gây ra mụn ở cổ. Nếu mặc quần áo quá chật, chất liệu không thoải mái và có thành phần gây kích ứng da thì có thể tạo ra nhiều ma sát và tổn thương cho da. Khi da bị tổn thương thì khả năng bị vi khuẩn tấn công sẽ cao hơn bình thường.

Ngoài ra, tóc cũng rất hay tiếp xúc với vùng da cổ. Nếu không gội đầu sạch, để tóc bị bết thì sẽ nhiều vi khuẩn và bụi bẩn. Khi tóc chạm vào da nhiều lần sẽ làm tăng nguy cơ bị mụn.

Tóc bết sẽ chứa nhiều dầu và vi khuẩn gây hại cho làn da

Chế độ ăn uống không điều độ

Chế độ ăn không cân đối và chứa quá nhiều đường, dầu mỡ có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và thanh lọc da. Thực phẩm nhiều đường có thể làm tăng nồng độ insulin và kích thích hoạt động của tuyến dầu, tăng nguy cơ mụn nổi ở cổ. 

Việc tiêu thụ nhiều thực phẩm có chỉ số đường huyết cao cũng sẽ tăng chứng viêm, tạo ra nguồn nhiên liệu cho vi khuẩn gây mụn và làm mất cân bằng hệ vi sinh trong da.

Tác dụng phụ của một loại thuốc nào đó

Ngoài những nguyên nhân vừa nêu, cổ nổi mụn còn có thể là phản ứng phụ sau khi sử dụng một số loại thuốc làm mất cân bằng hormone. Điển hình là corticoid, lithium, androgen steroid, thuốc chống co giật và một số loại thuốc nội tiết khác.

>>>>>Xem thêm: [Giải đáp] Ăn dứa có nổi mụn không? Bị mụn có nên ăn dứa?

Corticoid có thể làm tăng nồng độ hormone androgen trong cơ thể

Sau khi xác định nguyên nhân gây nổi mụn và cấp độ mụn sẽ dễ dàng đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp nhất. Mụn ở cổ cũng được điều trị tương tự như các vùng da khác, có thể áp dụng các cách tự nhiên hoặc biện pháp chuyên nghiệp hơn như là thuốc đặc trị kê toa, peel da, laser, chiếu ánh sáng xanh,… 

Để biết đâu là phương pháp điều trị hợp với cơ địa, bạn cần trải qua một số quy trình thăm khám và chẩn đoán lâm sàng từ chuyên gia da liễu. Bằng kinh nghiệm điều trị và sự hiểu biết chuyên sâu, chuyên gia sẽ cho bạn biết đâu là liệu trình điều trị hợp lý dành cho bạn.

Hãy để lại thông tin liên hệ tại FORM bên dưới, Ngọc Dung sẽ giúp bạn lên lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *