Nổi mụn ở má phải làm sao? Nguyên nhân và cách điều trị

Rate this post

Mụn ở má rất dễ bị tác động và trở nên trầm trọng hơn nếu không biết cách xử lý. Bởi đây là vị trí có diện tích tiếp xúc với vi khuẩn và ô nhiễm nhiều nhất, nên khả năng viêm nhiễm và phát triển của mụn hai bên má khó được kiểm soát tốt như các khu vực khác. Vậy làm sao để hết mụn má? Điều trị mụn má bằng cách nào là hiệu quả nhất? Chuyên gia Ngọc Dung sẽ mách ngay cho bạn bí quyết trong bài viết này nhé!

Bạn đang đọc: Nổi mụn ở má phải làm sao? Nguyên nhân và cách điều trị

Nổi mụn ở má phải làm sao? Nguyên nhân và cách điều trị

Mụn ở má là bị gì?

Mụn trên má cũng tương tự như các loại mụn mọc ở các vị trí khác trên mặt hoặc cơ thể. Tuy nhiên, mức độ có vẻ nghiêm trọng hơn do bề mặt tiếp xúc với môi trường ô nhiễm lớn. Ngoài ra, việc ma sát và một số thói quen xấu cũng có thể tác động dễ dàng lên hai bên má nên có thể làm bùng phát mụn nhanh hơn.

Mụn ở má phổ biến trong tuổi dậy thì, nhưng có thể dai dẳng qua tuổi trưởng thành nếu không điều trị đúng cách. Đây là kết quả của sự “chăm chỉ” quá mức của tuyến dầu, tạo ra nhiều bã nhờn và làm ứ nghẹn ở lỗ chân lông.

Lượng bã nhờn tăng lên nhanh chóng sẽ cản trở quá trình đào thải tế bào chết, làm lỗ chân lông phình to ra. Đây là điều kiện có lợi cho vi khuẩn C.Acnes tấn công và phát triển mạnh mẽ.

Khi bị vi khuẩn tấn công, hệ miễn dịch của da sẽ phát ra tín hiệu phòng thủ, chính là phản ứng viêm. Biểu hiện ra bên ngoài chính là các nốt sưng đỏ. Nếu lượng vi khuẩn nhiều và liên tục phát triển thì mụn sẽ lây lan nhanh với số lượng và kích thước lớn hơn. Vậy mụn ở má có triệu chứng như thế nào và nguyên nhân dẫn đến là gì? Cùng Ngọc Dung tìm hiểu tiếp trong các phần bên dưới nhé.

Nổi mụn ở mà là tình trạng như thế nào?

Triệu chứng mụn ở má

Dù bạn nổi mụn má phải hay má trái thì đều là kết quả việc bã nhờn bị “mắc kẹt” ở lỗ chân lông, tạo môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn gây viêm da. Biểu hiện ra bên ngoài sẽ bao gồm các loại mụn sau:

  • Mụn ẩn: Là mụn không viêm, nằm bên dưới da và khó để trông thấy. 
  • Mụn đầu đen: Là mụn có lỗ chân lông mở, nhân trồi lên bề mặt và có cồi đen nhô lên.
  • Mụn đầu trắng: Là mụn trứng cá có lỗ chân lông khép kín, có nhân mụn trắng bên trong, nằm bên dưới da.
  • Mụn viêm: Bao gồm các loại mụn bọc, mụn mủ, mụn viêm đỏ, là những nốt mụn riêng lẻ hoặc mọc thành từng cụm, có thể ăn sâu vào bên trong da, có chứa mủ trắng và gây đau nhức.
  • Mụn sẩn: Là những nốt mụn đỏ nhỏ như phát ban, nổi bên trên bề mặt da.

Tìm hiểu thêm: “Bật mí” cách uống hạt chia giảm cân hiệu quả, đánh bay mỡ thừa

Mụn má chủ yếu là những nốt mụn viêm, sưng đỏ

Nguyên nhân bị mụn ở má

Mọc mụn ở má nguyên nhân có thể xuất phát từ yếu tố bên trong lẫn bên ngoài. Chung quy là do tích tụ nhiều bã nhờn ở lỗ chân lông. Nhưng để dẫn đến việc dư thừa dầu trên da thì lại do nhiều nguyên nhân khác nhau tác động đến. Các nguyên nhân đó có thể là:

  • Rối loạn nội tiết tố: Điển hình là vào tuổi dậy thì, nồng độ hormone androgen có khả năng tăng đột biến, kích thích hoạt động của tuyến dầu và làm bã nhờn di chuyến đến lỗ chân lông nhiều hơn bình thường.
  • Chăm sóc da sai cách: Rửa mặt ít hoặc quá nhiều cũng là nguyên nhân nổi mụn ở má. Hoặc chăm sóc da bằng các loại mỹ phẩm kém chất lượng, chứa nhiều thành phần kích ứng da như hương liệu, cồn, chất tạo màu, paraben, dầu khoáng,…
  • Ô nhiễm môi trường: Khói bụi, độ ẩm cao, chất hóa học và vi khuẩn từ môi trường là các tác nhân có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của da, dẫn đến nổi mụn.
  • Trang điểm: Thói quen trang điểm thường xuyên, tạo lớp make up dày cộm và không tẩy rửa sạch ngay sau đó chính là nguồn cơ gây ra mụn ẩn, mụn viêm ở 2 bên má.
  • Chế độ ăn: Chế độ ăn chứa nhiều thực phẩm chế biến sẵn, chất béo bão hòa, đường và nhiều loại chất phụ gia sẽ gây ra nhiều vấn đề trên da, trong đó có cả sự phát triển của mụn trứng cá.
  • Tiếp xúc nhiều với điện thoại: Điện thoại là vật dụng tích tụ nhiều vi khuẩn nhất mà nhiều người không chú ý đến. Lúc bạn nghe điện thoại chính là thời điểm mà vi khuẩn và bụi bẩn có thể thông qua đó mà lây lan sang da mặt. Hoặc thói quen không rửa tay sau khi dùng điện thoại cũng sẽ khiến vi khuẩn dính vào tay và bám lên da mặt.
  • Thói quen chạm tay vào mặt: Ngoài điện thoại, tay cũng là nơi chứa nhiều vi khuẩn và có thể lây sang da mặt bất cứ khi nào.
  • Khăn mặt, áo gối bẩn: Đây cũng là những vật dụng yêu thích của vi khuẩn, chúng sẽ ở đó và chờ thời cơ để “nhảy” sang da mặt bạn, phát triển và gây viêm.

>>>>>Xem thêm: Vitamin E trị nám được không? 13 cách trị nám bằng vitamin E

Vì sao mụn mọc ở má?

Để điều trị mụn ở má hiệu quả, ngoài việc xử lý các nốt mụn đang hoạt động thì loại bỏ các nguyên nhân gốc rễ cũng vô cùng quan trọng. Nhưng muốn tìm ra nguyên nhân, bạn có thể tìm đến chuyên gia da liễu để được kiểm tra và thực hiện một số bước chẩn đoán lâm sàng để đưa ra kết quả chính xác nhất.

Hãy điền thông tin liên hệ ở FORM đăng ký bên dưới, Ngọc Dung sẽ đặt lịch hẹn cùng chuyên gia trị mụn giúp bạn:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *