Rối loạn sắc tố da có hai dạng chính là tăng sắc tố và giảm sắc tố. Nhìn chung, bệnh lý này thường không ảnh hưởng đến sức khỏe người mắc phải nhưng tình trạng da không đều màu do bệnh lý này gây ra khiến nhiều chị em cảm thấy vô cùng tự ti trước đám đông. Vậy rối loạn sắc tố da là gì? Nguyên nhân hình thành và cách điều trị hiệu quả như thế nào? Tiếp tục theo dõi những chia sẻ dưới đây của Thẩm mỹ viện Ngọc Dung để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này.
Bạn đang đọc: Rối loạn sắc tố da là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Contents
Rối loạn sắc tố da là gì?
Đầu tiên, để tìm hiểu rối loạn sắc tố da là gì? Chúng ta cần nắm rõ sắc tố da là gì?
Sắc tố da đề cập đến lượng melanin được tạo ra bởi các tế bào da chuyên biệt gọi là Melanocytes và melanin là yếu tố quyết định đến màu sắc của da. Có 2 loại melanin trong cơ thể bao gồm: eumelanin (làm cho da có tông màu sẫm) và pheomelanin (làm cho da có tông màu sáng hơn).
Khi các tế bào hắc tố bị tổn thương, màu da của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Việc ảnh hưởng này có thể xảy ra ở 1 vùng nhỏ trên cơ thể hoặc toàn bộ cơ thể tùy thuộc vào từng nguyên nhân và sự lây lan của chúng.
Vậy rối loạn sắc tố da là gì?
Rối loạn sắc tố da hay rối loạn sắc tố melanin là trình trạng màu sắc da có những biến đổi bất thường (có thể tối hơn hoặc sáng hơn).
Hiện có 2 dạng rối loạn sắc tố trên da đó là tăng sắc tố da (Hyperpigmentation) và giảm sắc tố da (Hypopigmentation).
Các trường hợp rối loạn sắc tố da thường gặp
Đối với người khỏe mạnh, da sẽ có màu sắc bình thường. Còn đối với người bị rối loạn sắc tố da, da sẽ không đều màu, có thể tối hơn hoặc sáng hơn so với bình thường. Tình trạng này được coi là một dạng tăng hoặc giảm sắc tố da thường gặp.
Tăng sắc tố da
Tăng sắc tố da là hiện tượng da có màu sậm hơn so với trạng thái bình thường (do sự sản xuất melanin quá mức).
Tăng sắc tố da thường không gây hại cho sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, nếu đây là triệu chứng của một bệnh lý cụ thể, nó có thể mang theo nhiều nguy cơ rủi ro cho sức khỏe.
Một số dạng tăng sắc tố da phổ biến bao gồm:
Nám:
- Nám là một dạng rối loạn sắc tố đặc trưng bởi các mảng sần màu nâu đến nâu xám trên khuôn mặt và những vùng cơ thể thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng có thể bị ảnh hưởng.
- Các mảng nám có xu hướng xuất hiện cân xứng ở cả 2 bên khuôn mặt.
Tăng sắc tố sau viêm (PIH):
- PIH xảy ra do các phản ứng viêm, được gây ra bởi các bệnh về da như: mụn trứng cá, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc sau khi điều trị da bằng laser.
- Tình trạng tăng sắc tố sau viêm có thể kéo dài đến vài tháng, vài năm hoặc có thể tồn tại vĩnh viễn trên da mặt nếu không điều trị đúng cách.
- Không chỉ gây mất thẩm mỹ, tình trạng này còn gây tổn thương lớp đáy dẫn đến sự rò rỉ sắc tố melanin từ các tế bào sừng ở lớp nền, làm cho tình trạng tăng sắc tố ngày càng nghiêm trọng hơn.
Tăng sắc tố quanh mắt (POH):
- Tăng sắc tố quanh mắt (hay quầng thâm, tăng hắc tố quanh mắt) là sự thay đổi màu da dưới vùng mắt, làm cho các khu vực da xung quanh mắt trở nên sẫm hơn.
Ngoài ra, một số loại thuốc và hóa chất khi dùng qua đường uống hoặc tiêm cũng có thể gây rối loạn sắc tố da, làm da trở nên sậm màu hơn. Trong một số trường hợp, tình trạng tăng sắc tố có thể giảm dần sau khi ngừng sử dụng thuốc, nhưng cũng có những trường hợp tăng sắc tố da sẽ tồn tại vĩnh viễn.
Giảm sắc tố da
Giảm sắc tố da hoặc mất sắc tố da là một trong những dạng rối loạn sắc tố da phổ biến, gây khó chịu và làm người bệnh hoàn toàn mất đi tự tin. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự suy giảm đáng kể lượng melanin trong cơ thể.
Sau đây là các trường hợp giảm sắc tố da phổ biến:
Bệnh bạch biến:
- Đây là một bệnh rối loạn sắc tố da mãn tính xảy ra khi hệ thống miễn dịch của một người tấn công tế bào hắc tố của họ. Triệu chứng nổi bật của bệnh này là mất hoàn toàn sắc tố trên da, làm cho cơ thể xuất hiện các mảng màu trắng.
- Bệnh bạch biến có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên cơ thế (đặc biệt là ở những nơi tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời như tay, mặt, bàn chân,…).
- Mặc dù bệnh bạch biến không gây nguy hiểm đến sức khở, nhưng nó lại gây ra đau khổ tâm lý cực kỳ lớn cho người bệnh.
- Ngoài ra, các triệu chứng khác của bệnh bạch biến có thể kể đến như: ngứa. mất màu các mô bên trong mũi, làm lông mi bạc,….
Bệnh bạch tạng:
- Đây là một chứng rối loạn sắc tố di truyền, tức là từ khi sinh ra, số lượng melanin trong cơ thể đã rất thấp.
- Những người mắc bệnh bạch tạng thường có làn da và đôi mắt nhợt nhạt, cả tóc và lông mày cũng có thể có màu trắng.
Bệnh vảy phấn Alba:
- Bệnh vảy phấn trắng là một bệnh lý da da lành tính, thường xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên.
- Đặc trưng của bệnh này là xuất hiện các mảng (hình tròn hoặc hình bầu dục), thường có vảy nhẹ đi kèm với biểu hiện là ngứa nhẹ. Các tổn thương xuất hiện lúc ban đầu có thể là ban đỏ nhé, và theo thời gian sẽ dẫn đến giảm sắc tố.
- Bệnh vảy phấn trắng thường xuất hiện nhiều nhất ở trên mặt đặc biệt là vùng má và có thể dễ dàng nhận thấy ở những người có làn da sẩm màu.
- Tuy nhiên, khi vô tình mắc phải bệnh này, bạn sẽ không cần phải quá lo lắng vì nó có thể tự khỏi, các sắc tố da sẽ dần dần trở lại bình thường khoảng từ vài tháng đến vài năm.
Một số các phương pháp điều trị da như tái tạo da bằng laser, triệt lông bằng laser, mài mòn da,..hoặc các bệnh lý như lang ben, vảy nến, viêm da cơ địa dị ứng,…cũng có thể gây giảm sắc tố trên da.
Nguyên nhân gây rối loạn sắc tố da
Có nhiều nguyên nhân liên quan đến rối loạn sắc tố da. Tùy theo từng dạng rối loạn tăng hoặc giảm sắc tố, phương pháp điều trị sẽ được điều chỉnh để phù hợp. Do đó, hiểu về nguyên nhân gây ra rối loạn sắc tố sẽ giúp chúng ta lựa chọn những giải pháp can thiệp phù hợp nhất.
Nguyên nhân tăng sắc tố da
Da sạm màu là một dạng rối loạn tăng sắc tố da phổ biến, thường do tác động của ánh nắng mặt trời. Tình trạng này thường xuất hiện ở những vùng da tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời như tay, mặt và các khu vực khác trên cơ thể.
Nám da cũng là một dạng tăng sắc tố da, tuy nhiên, nó thường có kích thước lớn hơn và thường xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố. Ví dụ, trong thời kỳ mang thai, cơ thể có thể sản xuất quá nhiều melanin do tác động của các hormone nội tiết, dẫn đến tình trạng nám da. Việc sử dụng thuốc tránh thai cũng có thể gây tăng sắc tố da do tác động tương tự trên hệ thống nội tiết tố. Trong trường hợp tăng sắc tố da diễn ra nghiêm trọng, nên ngừng sử dụng thuốc tránh thai.
Tìm hiểu thêm: 15 Loại trái cây làm trắng da nhanh nhất nên ăn thường xuyên
Một số nguyên nhân khác gây ra sự thay đổi sắc tố da có thể bắt nguồn từ tác động bên ngoài. Ví dụ, các bệnh về da như mụn trứng cá có thể để lại các vết sạm sau khi điều trị mụn thành công. Các phẫu thuật và vết thương trên da cũng có thể gây ra sự thay đổi sắc tố da.
Tàn nhang là những vết sạm nhỏ xuất hiện trên cơ thể, thường gặp nhất trên mặt và cánh tay. Tàn nhang thường là một đặc điểm di truyền và có thể trở nên sẫm màu hơn khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, do melanin hấp thụ năng lượng của tia cực tím để bảo vệ da khỏi sự tác động quá mức. Sự kết hợp của các tác nhân này thường dẫn đến tình trạng da bị sạm màu và làm tối các vùng da đã bị tăng sắc tố.
Nguyên nhân sắc tố da bị giảm
Giảm sắc tố da có bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Thường thì tình trạng này phát triển do tổn thương hoặc chấn thương trên da.
Các vết phồng, bỏng, và nhiễm trùng đều có thể gây tổn thương da và dẫn đến tình trạng giảm sắc tố da. Các phương pháp điều trị thẩm mỹ da, như tẩy tế bào chết hóa học hoặc sử dụng laser, cũng có thể gây giảm sắc tố nếu quy trình thực hiện không đúng cách.
Một số bệnh mãn tính cũng có thể gây giảm sắc tố. Trong trường hợp giảm sắc tố do bệnh mãn tính, tình trạng này thường xuất hiện từ khi mới sinh.
Cách điều trị rối loạn sắc tố da
Bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp tùy thuộc vào từng trường hợp rối loạn sắc tố da và nguyên nhân gây bệnh. Sau đây là các cách chữa trị rối loạn sắc tố trên da
Các phương pháp điều trị tăng sắc tố da phổ biến
- Cân bằng nội tiết tố: Để cân bằng nội tiết tố, có thể điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học và bổ sung thực phẩm giàu chất béo omega 3, rau và trái cây vào thực đơn hàng ngày của bạn. Bên cạnh đó, có thể sử dụng viên uống nội tiết theo hướng dẫn của bác sĩ để điều chỉnh và cân bằng nội tiết tố. Đây là cách điều trị rối loạn sắc tố da tại nhà mà bạn có thể dễ dàng áp dụng.
- Sử dụng sản phẩm bôi đặc trị có tác dụng ức chế sự sản sinh sắc tố da quá mức, nhưng cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ và tránh sử dụng các sản phẩm không phù hợp với làn da của bạn.
- Sử dụng thuốc uống được kê đơn bởi bác sĩ để ức chế sự sản sinh quá mức sắc tố da. Tránh tự ý mua thuốc để tránh những rủi ro không mong muốn.
- Điều trị tăng sắc tố da bằng laser, sử dụng chùm tia laser đơn sắc để phá hủy sắc tố da. Tuy nhiên, cần thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
- Áp dụng liệu pháp ánh sáng để điều trị tăng sắc tố melanin, sử dụng ánh sáng có cường độ mạnh để cân bằng sắc tố da.
Điều trị giảm sắc tố da
Hiện chưa có thuốc điều trị cho các trường hợp giảm sắc tố da do bệnh bạch biến hay bạch tạng. Tuy nhiên, để cải thiện vấn đề thẩm mỹ, bệnh nhân có thể sử dụng mỹ phẩm để che đi khuyết điểm trên da, sử dụng thuốc chứa corticosteroid hoặc áp dụng liệu pháp ánh sáng để kiểm soát bệnh một cách hiệu quả.
Điều trị rối loạn sắc tố da an toàn, hiệu quả tại TMV Ngọc Dung
Theo các chuyên gia da liễu, để điều trị rối loạn sắc tố da dứt điểm, nhanh chóng và an toàn, bạn nên tìm đến những cơ sở thẩm mỹ uy tín, sử dụng công nghệ tiên tiến đã được nhiều khách hàng trải nghiệm và đánh giá cao trước đó.
Và trong những công nghệ điều trị rối loạn sắc tố da được hàng ngàn chị em tin tưởng không thể không nhắc đến công nghệ Ultra Nano tại Thẩm mỹ viện Ngọc Dung – một trong những đơn vị thẩm mỹ uy tín chất lượng hàng đầu tại Việt Nam.
Tại TMV Ngọc Dung, chúng tôi áp dụng công nghệ tiên tiến Ultra Nano để điều trị tình trạng tăng, giảm sắc tố của da. Công nghệ này sử dụng ánh sáng laser thông minh với bước sóng nhẹ nhàng xuyên qua da, tác động trực tiếp vào các tế bào da bị hư tổn.
Quá trình hấp thụ năng lượng từ laser sẽ khiến các tế bào hư tổn bị giãn nở và vỡ thành các hạt nhỏ li ti. Các sắc tố sâu bên trong sẽ được loại bỏ thông qua hệ bạch huyết, trong khi đó những sắc tố nông hơn sẽ được đẩy lên bề mặt da và mờ đi trong thời gian ngắn.
>>>>>Xem thêm: Nám nội tiết có tự hết không? Nguyên nhân và cách trị hiệu quả
Cùng điểm qua hàng loạt những lợi ích vượt bậc mà công nghệ Ultra Nano đã mang đến cho phái đẹp Việt:
- Công nghệ này có khả năng định vị chính xác vùng da bị rối loạn sắc tố và tiếp cận trực tiếp các tế bào đó, bao gồm cả trong lớp trung bì và hạ bì. Điều này đảm bảo hiệu quả tối đa trong việc loại bỏ các tế bào da bị hư tổn.
- Ánh sáng laser tập trung vào từng tế bào hư tổn, phân hủy chúng thành các hạt nhỏ và loại bỏ chúng khỏi cơ thể thông qua quá trình đào thải tự nhiên. Ngay sau lần điều trị đầu tiên, bạn sẽ thấy các vùng thâm sạm, không đều màu mờ đi rõ rệt. Hiệu quả này sẽ tiếp tục cải thiện qua các lần điều trị tiếp theo.
- Công nghệ laser cao cấp sử dụng ánh sáng laser thông minh với năng lượng cao và độ xung ngắn, nhằm tác động chính xác vào sắc tố da mà không gây cháy rát và không ảnh hưởng đến các vùng da xung quanh. Điều này đảm bảo rằng quá trình điều trị được diễn ra an toàn, không gây đau đớn và không để lại sẹo hay vết thâm.
- Công nghệ laser Ultra Nano không chỉ loại bỏ các tế bào da hư tổn, mà còn kích thích sự phát triển tế bào da mới. Điều này giúp da trở nên săn chắc, đàn hồi và mịn màng hơn.
Đã có hàng ngàn khách hàng điều trị tình trạng rối loạn sắc tố da, nám da, tàn nhang thâm sạm thành công tại Ngọc Dung chỉ sau 1 liệu trình.
Bạn còn chần chừ gì nữa mà không để lại thông tin qua form đăng ký dưới đây, các chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ tư vấn chi tiết và đưa ra liệu trình điều trị nhanh chóng, hiệu quả. Giúp bạn mau chóng sở hữu làn da trắng sáng, mịn màng, từ đó lấy lại sự tự tin và hạnh phúc trong cuộc sống.