Tìm hiểu kỹ “tàn nhang là gì“, nguyên nhân hình thành và các phương pháp điều trị hiệu quả sẽ là chìa khóa giúp bạn chiến thắng “kẻ thù” này. Mặc dù chỉ là những đốm nhỏ như đầu tăm, nhưng nếu xem thường chúng thì làn da bạn sẽ gánh lấy hậu quả nặng nề. Vì thế, trước khi da xuống cấp không phanh vì tàn nhang, hãy cùng Ngọc Dung hiểu rõ đối thủ nặng ký này và tìm cách tiêu diệt nhanh gọn lẹ chúng nhé!
Bạn đang đọc: Tàn nhang là gì? Nguyên nhân bị tàn nhang và cách điều trị
Contents
Tàn nhang là gì?
Để biết tàn nhang là gì thì chúng ta cần dựa vào biểu hiện bên ngoài của nó và xem xét bản chất bên trong, cơ chế bệnh sinh để có kết luận chung nhất.
Nếu dựa vào những biểu hiện trên da thì tàn nhang là những đốm nhỏ như đầu tăm, phẳng, màu nâu đỏ hoặc vàng nhạt xuất hiện trên da. Chúng phổ biến ở mặt, cổ, vai và cánh tay; đặc biệt là xuất hiện nhiều ở những người có làn da sáng màu. Tàn nhang có xu hướng sẫm màu hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vậy bản chất tàn nhang là gì?
Tàn nhang chính là sự tính tụ quá mức của sắc tố melanin – sắc tố quy định màu da. Các melanin này là sản phẩm của tế bào hắc tố melanocytes, được sản sinh và tổng hợp tại bào quan melanosome rồi vận chuyển lên các tế bào keratinocyte (tế bào sừng trong lớp thượng bì). Nhưng nếu số lượng melanin tăng sinh quá mức sẽ xuất hiện tình trạng phân bố không đều và tích tụ melanin tại một vị trí nào đó ở lớp sừng. Kết quả là những chấm tàn nhang trên mặt hình thành.
Tàn nhang có mấy loại?
Tàn nhang có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là ở nữ và những người có làn da sáng màu. Mặc dù biểu hiện ra bên ngoài da là những đốm màu nhỏ, nhưng tàn nhang vẫn có phân loại của nó. Dựa vào kích thước, màu sắc và đặc tính của tàn nhang để phân loại. Vậy tàn nhang có mấy loại phổ biến? Hãy xem ngay đáp án dưới đây:
Tàn nhang Ephelides
Dựa vào hình ảnh tàn nhang trên da, thì loại phổ biến nhất chính là Ephelides. Đây là loại tàn nhang có kích thước nhỏ, thường dưới 2mm. Nó có màu nâu nhạt hoặc vàng nhạt. Tàn nhang Ephelides xuất hiện do di truyền hoặc do ánh nắng mặt trời, có ở mọi độ tuổi; biểu hiện nhiều nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên. Các đốm tàn nhang này có thể mờ đi hoặc lặn mất vào mùa đông.
Tàn nhang Solar Lentigines
Khác với hình ảnh tàn nhang Ephelides, Solar Lentigines là loại tàn nhang có kích thước lớn hơn, thường từ 2mm đến 1cm. Chúng có màu nâu sẫm hoặc đen, có đường viền rõ ràng và có xu hướng sẫm màu hơn khi tiếp xúc với ánh nắng; không mờ đi vào mùa đông. Tàn nhang Solar Lentigines thường liên quan đến lão hóa, nên có nhiều ở người lớn tuổi.
Ngoài hai loại tàn nhang vừa nêu thì còn có một số loại tàn nhang/rối loạn sắc tố ít phổ biến hơn là tàn nhang Becker và Riehl. Becker là một dạng bớt sắc tố, thường xuất hiện ở trẻ em. Còn Riehl là dạng rối loạn sắc tố có màu xanh xám có chủ yếu ở người lớn tuổi.
Cách nhận biết tàn nhang trên mặt
Tuy đã biết tàn nhang là gì, nhưng nhiều người vẫn gặp khó khăn trong việc phân biệt mặt tàn nhang với các rối loạn sắc tố khác, đặc biệt là nám da mặt. Bởi vì cả hai đều có điểm chung là những rối loạn sắc tố da tăng sinh melanin.
Việc xác định chính xác đó là tàn nhang hay nám cũng rất quan trọng, bởi vì mỗi loại sẽ có mức độ tổn thương khác nhau nên phương pháp và phác đồ điều trị cũng sẽ có nhiều điểm không tương đồng. Để tránh tình trạng nhận nhầm người quen này thì hãy xem qua các nhận biết tàn nhang dưới đây:
- Tàn nhang thường là những đốm tròn hoặc bầu dục, có kích thước nhỏ.
- Chúng có màu nâu nhạt, nâu sẫm hoặc vàng nhạt.
- Tàn nhang trên mặt là vị trí phổ biến nhất, nhưng chúng cũng có thể xuất hiện nhiều ở vùng cổ, mu bàn tay và cánh tay.
- Tàn nhang không mọc thành mảng mà mọc riêng lẻ hoặc từng cụm.
- Tàn nhang biểu hiện rõ nhất vào mùa hè và nhạt màu hơn vào mùa đông. Trong khi đó, nám chỉ có xu hướng đậm màu hơn, không phân biệt thời tiết.
Đó là cách nhận biết tàn nhang bằng mắt thường, nhưng để phân biệt chính xác đâu là tàn nhang, đâu là nám thì có thể dùng thêm kính soi da. Bởi vì nám thường nằm sâu trong da, còn tàn nhang chỉ nằm ở lớp biểu bì.
Tìm hiểu thêm: Cách xử lý khi cạo lông vùng kín bị nổi mụn và mẩn đỏ
Nguyên nhân bị tàn nhang
Ngoài việc nắm rõ cách nhận biết tàn nhang và biểu hiện bên ngoài của loại rối loạn sắc tố này, chúng ta còn phải biết được chính xác nguyên nhân da bị tàn nhang là gì. Vì khi tìm được nguyên nhân, cơ hội chữa trị thành công sẽ cao hơn.
Có rất nhiều nguyên nhân bị tàn nhang nhưng phổ biến nhất trong đó chính là:
Tia cực tím – Nguyên nhân chính khiến da bị tàn nhang
Tia cực tím (tia UV) là một phần của bức xạ điện từ đến từ ánh sáng mặt trời. Tia cực tím được chia làm 3 loại chính là UVA, UVB và UVC. Trong đó, UVA chiếm phần lớn, có khả năng thâm nhập sâu vào da, gây ra các vấn đề về lão hóa. Mặt bị tàn nhang cũng là hậu quả da tia UVA để lại trên da khi tiếp xúc.
Tia UVA khi tiếp xúc với da sẽ kích thích hoạt động của enzyme tyrosinase – một enzyme chịu trách nhiệm thúc đẩy tổng hợp melanin, dẫn đến tăng sinh melanin trên da và dẫn đến da tàn nhang ngày càng nhiều.
Đó là lý do mà chuyên gia khuyên chúng ta hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là trong các khung giờ nắng cao điểm từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Mỗi khi ra đường phải nhớ thoa kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên và có màng lọc chống cả UVA,UVB.
Tốt nhất là nên mặc thêm áo chống nắng, đeo khẩu trang, kính râm và đội mũ khi ra trời nắng. Trong túi skincare nên bổ sung thêm nhiều sản phẩm chứa các thành phần chống oxy hóa và chất dưỡng trắng da như Vitamin C, Alpha Arbutin,…
Tàn nhang hình thành do yếu tố di truyền
Nguyên nhân bị tàn nhang có thể xuất phát từ yếu tố di truyền. Theo các nghiên cứu, những ai sở hữu gen MC1R biến thể pheomelanin sẽ có làn da sáng và có nguy cơ bị tàn nhang cao hơn so với những người khác. Nếu trong gia đình bạn, hầu hết mọi người đều có làn da trắng sáng và có bị tàn nhang thì khả năng cao bạn cũng không tránh khỏi những đốm màu li ti này.
Mặc dù gen di truyền là yếu tố quan trọng dẫn đến hình thành tàn nhang, nhưng nguyên nhân da bị tàn nhang còn có rất nhiều, chẳng hạn như việc tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời vừa nêu trên. Vì vậy, nếu bạn có gen MC1R biến thể pheomelanin thì càng phải bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời kỹ hơn. Ngoài ra, nếu muốn xóa bỏ tàn nhang thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để được kiểm tra và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
>>>>>Xem thêm: Xoài bao nhiêu calo? Ăn xoài xanh, xoài chín có béo không?
Ngoài hai nguyên nhân vừa nêu trên thì tàn nhang có hình thành do sự thay đổi nội tiết tố, sử dụng thuốc tránh thai, sử dụng một số loại mỹ phẩm tổn thương hàng rào bảo vệ da hoặc do mắc một số bệnh lý. Do có khác nhiều yếu tố khác nhau tác động đến nên để điều trị tàn nhang dứt điểm, giảm tỷ lệ tái phát thì phải tìm ra nguyên nhân da bị tàn nhang là gì. Bạn có thể nhờ bác sĩ hỗ trợ trong vấn đề này qua FORM dưới đây: