Viêm nang lông là tình trạng bệnh lý ngoài da xuất hiện ở chân, tay, lưng, vùng kín và cả mặt. Những đặc điểm, dấu hiệu nhận biết của bệnh này thường bị nhiều người nhầm lẫn với mụn trứng cá. Vì vậy, bài viết này của TMV Ngọc Dung sẽ cho bạn rõ dấu hiệu viêm nang lông là gì, cách trị và phòng ngừa viêm lỗ chân lông.
Bạn đang đọc: Viêm nang lông là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và phòng ngừa
Contents
- 1 Viêm nang lông là gì?
- 2 Dấu hiệu viêm nang lông
- 3 9 loại viêm nang lông thường gặp
- 4 Các vị trí viêm nang lông thường xuất hiện
- 5 Nguyên nhân bị viêm nang lông
- 6 Các biến chứng có thể gặp khi bị viêm lỗ chân lông
- 7 Cách điều trị viêm nang lông
- 8 Điều trị viêm lỗ chân lông công nghệ cao tại TMV Ngọc Dung
- 9 Biện pháp phòng ngừa viêm chân lông
- 10 Lời kết
Viêm nang lông là gì?
Viêm nang lông (viêm lỗ chân lông) là hiện tượng một hoặc nhiều nang lông trên da bị viêm nhiễm do tác động của vi khuẩn hoặc nấm. Ban đầu có thể xuất hiện như những búi nhỏ màu đỏ hoặc mụn nhọt có đầu trắng xung quanh nang lông đi kèm với cảm giác đau và ngứa. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng tình trạng viêm sẽ tạo ra những vết loét, gây khó chịu và tạo cảm giác tự ti, xấu hổ và thậm chí để lại sẹo.
Dấu hiệu viêm nang lông
Dấu hiệu chính của nang lông bị viêm là sự xuất hiện của những đốm mụn đỏ trên da. Những đốm này có thể có hình dáng giống như vết sưng màu trắng và đôi khi chứa mủ (mụn mủ) phát triển xung quanh nang lông.
Tình trạng viêm thường đi kèm với cảm giác đau, ngứa, bứt rứt, làm nhiều người cảm thấy muốn gãi. Tuy nhiên, gãi vào vùng da bị viêm lông có thể làm tình trạng viêm trở nên tệ hơn. Gãi da có thể dẫn đến việc trầy da, làm tăng khả năng lỗ chân lông bị hở ra, và cũng làm cho da trở nên dễ bị nhiễm trùng hơn.
9 loại viêm nang lông thường gặp
Viêm lỗ chân lông thường xuất hiện ở các vùng da nhạy cảm trên cơ thể với đa dạng hình khác nhau rất khó nhận biết. Một số loại viêm chân lông phổ biến như sau:
- Viêm nang lông do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus): Vi khuẩn này thường xâm nhập vào nang lông thông qua các vết thương hở. Một khi nhiễm trùng tụ cầu vàng có thể dẫn đến việc xuất hiện ban hoặc mụn đầu trắng chứa mủ.
- Viêm lỗ chân lông do Pseudomonas aeruginosa: Loại vi khuẩn này thường phát triển ở bồn tắm nước nóng hoặc những vùng nước mất cân bằng về Clo và độ pH. Gây ra viêm nang lông phát ban tròn trên trên da cùng cảm giác ngứa
- Nhiễm trùng ở nang lông do nấm Malassezia: Vi khuẩn này thường xuất hiện ở vùng ngực trên và vùng lưng nơi có tuyến mồ hôi hoạt động mạnh trong môi trường nóng, ẩm. Các biểu hiện thường bao gồm sự xuất hiện của sẩn ngứa và mụn mủ tại các nang lông trên vùng lưng, cánh tay và đôi khi có thể mọc ở gáy và mặt.
- Viêm lông mọc ngược (Pseudofolliculitis barbae): Tình trạng này thường xuất hiện ở vùng mặt và cổ của nam giới. Nguyên nhân là do khi dùng dao cạo ma sát sâu tạo cơ hội cho lông mọc ngược hình thành gây kích ứng, tạo những nốt đỏ, sưng.
- Viêm lông ở cằm (Sycosis barbae): Sycosis barbae không chỉ là một tình trạng viêm nang lông thông thường, mà là một dạng nang lông nhiễm trùng nghiêm trọng, khiến cho toàn bộ nang lông bị ảnh hưởng và hình thành các nốt mụn mủ lớn màu đỏ.
- Viêm chân lông do vi khuẩn gram âm: Thường gặp khi sử dụng kháng sinh lâu dài để điều trị mụn trứng cá. Khi bị mắc viêm nang lông dạng này, quá trình điều trị trở nên phức tạp hơn và đòi hỏi sự can thiệp chuyên sâu từ các chuyên gia da liễu.
- Nhọt cụm (Furuncles): Furuncles xuất hiện khi nang lông nhiễm vi khuẩn tụ cầu khuẩn sâu, thường thể hiện bằng vết sưng đau đớn màu hồng hoặc đỏ, vùng da xung quanh cũng trở nên đỏ và sưng lên, thường đi kèm với sự tích tụ mủ.
- Nhọt (Carbuncles): Mụn nhọt là một tình trạng phổ biến xảy ra khi nang lông bị nhiễm trùng sâu, thường được đặc trưng bởi vết sưng đỏ, mềm và gây đau đớn.
- Viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan (Eosinophilic): Thường xuất hiện ở những bệnh nhân có hệ thống miễn dịch yếu hoặc ở trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Biểu hiện của bệnh thường bao gồm mụn mủ ngứa, đặc biệt là ở vai, cánh tay trên, cổ và trán.
Các vị trí viêm nang lông thường xuất hiện
Bệnh viêm chân lông thường xuất hiện ở các vị trí có tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh như sau:
Nang lông bị viêm xuất hiện trên mặt
Viêm nang lông trên mặt có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như tụ cầu vàng, vi khuẩn mủ xanh, nấm, và cả vi khuẩn Demodex folliculorum. Tình trạng này thường hình thành mụn đỏ, mụn đầu trắng, mụn đầu đen và gây ngứa da, mẩn đỏ, da sần sùi, và một số vấn đề khác như lông/râu mọc ngược và xoắn vào trong.
Viêm trên mặt thường kéo dài, khó chữa và có khả năng tái phát nhiều lần. Các chân râu bị viêm thường xuất hiện mụn đỏ và khi mụn vỡ có thể để lại vết trầy và đóng vảy. Mụn viêm nằm rải rác hoặc có thể tập trung lại thành đám trên da mặt.
Viêm nang lông da đầu
Viêm nang lông da đầu là một bệnh phổ biến thường xuất hiện ở những người có da đầu dầu và làm việc trong môi trường nóng, ẩm và ô nhiễm. Nguyên nhân chính của bệnh này thường liên quan đến vi khuẩn tụ cầu vàng, vi khuẩn gram âm và nấm Trichophyton.
Biểu hiện của viêm nang tóc thường bao gồm sần nhỏ như hạt kê ở chân tóc, có vảy, gây ngứa da, thường xuất hiện ở vùng gáy và hai bên tóc mai. Trong trường hợp nặng, bệnh có thể lan rộng tới vùng râu, lông mi, lông nách và kéo dài trong nhiều năm, gây ra những vấn đề nghiêm trọng như nhiễm khuẩn, chốc lở, và xuất hiện hạch đau hai bên cổ.
Viêm nang lông lưng
Viêm chân lông ở lưng thường xuất phát từ sự xâm nhập của vi khuẩn, đặc biệt là tụ cầu, vào nang lông. Nguyên nhân bao gồm các yếu tố như bẩm sinh, cạo lông hoặc tẩy lông không đúng cách, dị ứng hoặc nhiễm khuẩn, vệ sinh cá nhân chưa kĩ, mặc quần áo có chất liệu thô cứng và không thấm hút mồ hôi tốt.
Biểu hiện của viêm nang lông ở lưng thường hiện rõ qua sự xuất hiện của nhiều nốt sần đỏ, gây ngứa và khó chịu. Trong những trường hợp nặng, những nốt sần này có thể phát triển thành mụn nhọt, đinh râu ở lưng, có thể để lại sẹo và vết thâm đen khi da bình phục.
Viêm nang lông vùng kín
Cả nam giới và nữ giới đều có thể mắc viêm nang lông vùng kín. Nhiễm trùng ở nang lông vùng kín có thể do vi khuẩn, thường là do Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn), virus hoặc nấm. Nguyên nhân thường là do lông mọc ngược, hoặc nhiễm khuẩn từ dao cạo.
Nguyên nhân bị viêm nang lông
Viêm lỗ chân lông là một trong những bệnh da liễu dễ mắc phải trong mùa hè. Bởi thời tiết nóng bức, cơ thể đổ mồ hôi gây tắc nghẽn lỗ chân lông và cũng tạo thời cơ, môi trường cho các loại vi khuẩn, nấm vùng vẫy.
Vi khuẩn
Viêm chân lông thường được gây ra bởi sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, trong đó tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa) và vi khuẩn gram âm được xác định là những nguyên nhân hàng đầu. Các vi khuẩn này có thể tồn tại tự nhiên trên da, xâm nhập vào và gây ra tình trạng viêm lỗ chân lông.
Tìm hiểu thêm: 1 Tô hủ tiếu bao nhiêu calo? Ăn hủ tiếu có mập không?
Do nhiễm Nấm
Viêm lỗ chân lông ở khu vực trên lưng, ngực, và vai thường do sự xâm lấn của các loại nấm, trong đó có nấm men Trichophyton rubrum, Malassezia folliculitis (Pityrosporum folliculitis), hoặc Candida. Các thanh thiếu niên, đặc biệt là những người có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ thường tạo điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của nấm và gây nên nhiều vấn đề về da.
- Nấm men Trichophyton rubrum thường là một trong những loại nấm gây viêm lỗ chân lông xảy ra khi nấm xâm nhập vào nang lông, gây ra những triệu chứng như mụn đỏ, ngứa và bứt rứt.
- Malassezia folliculitis hay Pityrosporum folliculitis cũng là một loại nấm khác thường gặp và gây ra viêm lỗ chân lông, đặc biệt là ở vùng da có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh.
- Ngoài ra, Candida cũng có thể làm kích thích việc phát triển của nang lông và gây nên tình trạng viêm, đặc biệt là khi da bị ẩm ướt hoặc tổn thương.
Các yếu tố bên trong
Ngoài do vi khuẩn và nấm thì các yếu tố bên trong đóng góp vào nguy cơ mắc viêm lỗ chân lông có thể bao gồm:
- Sử dụng một số loại thuốc: Việc sử dụng một số loại thuốc như kem corticosteroid, prednisone, cũng như các liệu pháp kháng sinh dài hạn để điều trị mụn trứng cá có thể ảnh hưởng đến tình trạng da và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và nấm, dẫn đến viêm lông.
- Viêm da hoặc đổ mồ hôi quá mức: Tình trạng viêm da hoặc sản xuất mồ hôi quá nhiều có thể làm tăng độ ẩm và nhiệt độ trên da, tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn và nấm phát triển. Đặc biệt là khi da bị thương, tổn thương, có thể dễ dàng xâm nhập vào nang lông và gây viêm.
- Hệ miễn dịch của cơ thể yếu: Những người có hệ thống miễn dịch yếu, làm giảm khả năng chống lại vi khuẩn và nấm. Do đó, họ có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh ngoại vi như viêm lỗ chân lông khi bị nhiễm khuẩn từ môi trường xung quanh.
Các yếu tố bên ngoài
Ngoài các yếu tố nội tại như vi khuẩn, nấm, tình trạng lông mọc ngược và ký sinh trùng có những yếu tố bên ngoài cũng đóng vai trò quan trọng trong nguy cơ gây ra viêm nang lông. Các yếu tố này bao gồm:
- Do mặc quần áo ẩm, không thấm hút: Thường xuyên mặc quần áo có chất liệu không thấm hút tốt, giữ mồ hôi và giữ nhiệt có thể tạo điều kiện ẩm ướt, làm tăng nguy cơ phát triển vi khuẩn và nấm. Việc sử dụng găng tay và ủng cao su cũng có thể tạo ra môi trường chứa ẩm và ấm áp, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn và nấm trên da.
- Do tiếp xúc với nguồn nước bị nhiễm khuẩn: Ngâm mình trong bồn nước nóng, bồn tạo sóng hoặc sử dụng hồ bơi công cộng không vệ sinh sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn và nấm trên da.
- Tổn thương nang lông do các phương pháp làm đẹp: Việc cạo, tẩy lông, đeo quần áo chật, hoặc sử dụng các phương pháp làm đẹp như duỗi tóc, đội tóc giả, nối tóc giả có thể gây tổn thương cho nang lông, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm xâm nhập và gây ra viêm nang lông.
Các biến chứng có thể gặp khi bị viêm lỗ chân lông
Viêm nang lông có thể gây ra các biến chứng đáng chú ý và việc hiểu rõ về những vấn đề này có thể giúp người bệnh duy trì sức khỏe da một cách tốt nhất. Các biến chứng thường gặp bao gồm:
- Nhiễm trùng tái phát hoặc lan rộng: Mặc dù đã được điều trị, nhưng trong một số trường hợp, viêm lỗ chân lông có thể tái phát hoặc lan rộng ra các vùng da khác.
- Sẹo vĩnh viễn: Mụn nhọt hoặc các biểu hiện nhiễm trùng ở nang lông nặng để lại sẹo trên da. Sẹo này có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn, tùy thuộc vào cách mà cơ thể phản ứng và quy mô của vết thương.
- Mảng da sẫm màu hoặc nhạt hơn: Việc nhiễm trùng ở nang lông có thể dẫn đến các vùng da trở nên sẫm màu hơn (tăng sắc tố) hoặc nhạt hơn (giảm sắc tố) so với da bình thường. Mặc dù thường là tạm thời, nhưng có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tự tin của người bệnh.
Cách điều trị viêm nang lông
Có bao nhiêu loại nhiễm trùng ở nang lông thì có bấy nhiêu cách trị viêm chân lông. Nhưng về cơ bản sẽ có những cách trị sau:
Sử dụng thuốc trị viêm nang lông
Nếu bạn gặp tình trạng viêm nang lông và không thấy cải thiện sau 1-2 tuần áp dụng biện pháp tự nhiên tại nhà thì phải tìm đến bác sĩ da liễu ngay. Bác sĩ sẽ thăm khám, quyết định kê đơn một loại thuốc phù hợp với tình trạng viêm. Bác sĩ có thể kê đơn những loại thuốc sau:
- Kem kháng sinh sử dụng để kiểm soát nhiễm trùng do vi khuẩn.
- Kháng sinh đường uống điều trị nhiễm trùng ở mức độ nặng hơn.
- Kem chống nấm tại chỗ cho trường hợp nhiễm trùng nấm.
- Dầu gội chống nấm được sử dụng cho các trường hợp viêm lông trên đầu.
- Thuốc chống nấm đường uống điều trị nhiễm trùng nấm từ bên trong.
- Kem steroid giảm viêm và ngứa.
- Corticosteroid đường uống dùng trong các trường hợp nhiễm trùng nặng và toàn bộ cơ thể.
Dấu hiệu nhiễm trùng lan rộng, mẩn đỏ tăng đột ngột kèm theo đau, sốt, ớn lạnh và mệt mỏi cần có sự can thiệp của bác sĩ.
Thực hiện tiểu phẫu trị viêm nang lông nặng
Trong trường hợp viêm nang lông nặng với sự xuất hiện của mụn nhọt, bác sĩ có thể quyết định thực hiện tiểu phẫu để giảm bớt cảm giác đau và thúc đẩy quá trình phục hồi. Tiểu phẫu này thường bao gồm việc rạch một đường nhỏ trên mụn nhọt để dẫn lưu mủ và giảm áp lực nang lông. Một trong những ưu điểm của phương pháp này là khả năng giảm đau nhanh chóng, cũng như tăng tốc quá trình phục hồi so với việc chờ đợi mụn nhọt tự vỡ.
Trị viêm nang lông với công nghệ laser
Đối với viêm lỗ chân lông nghiêm trọng, các chuyên gia da liễu có thể đề xuất sử dụng liệu pháp ánh sáng hoặc laser như một phương pháp điều trị hiệu quả. Các phương pháp này tập trung vào việc cải thiện các triệu chứng của bệnh nhanh chóng và mang lại hiệu quả tích cực.
Liệu pháp ánh sáng và laser hoạt động bằng cách sử dụng ánh sáng tác động lên các nang lông bị viêm, giúp kiểm soát viêm lông, giảm sưng đau và kích thích quá trình hồi phục của da. Đặc biệt, quá trình này giúp giảm tình trạng nhiễm trùng và làm mờ vết thâm nếu có.
Điều trị viêm lỗ chân lông công nghệ cao tại TMV Ngọc Dung
Viêm lỗ chân lông không thể tự biến mất mà cần có sự tư vấn của bác sĩ và can thiệp công nghệ cao. TMV Ngọc Dung là địa chỉ tin cậy cho quá trình điều trị viêm nang lông với ứng dụng công nghệ cao và sự chăm sóc tận tâm. Khách hàng khi bị viêm lỗ chân lông sẽ được tư vấn chi tiết để chọn lựa phương pháp điều trị phù hợp, bao gồm việc sử dụng công nghệ tiên tiến cùng với việc kết hợp kem bôi.
Chuyên gia da liễu tại TMV Ngọc Dung có đến 24 năm kinh nghiệm trực tiếp tư vấn và thực hiện quá trình điều trị. Sự hiểu biết sâu rộng về vấn đề da liễu và các phương pháp điều trị mới nhất giúp chuyên gia đưa ra lời khuyên chính xác và hiệu quả.
Ngoài ra, cơ sở vật chất của 18 chi nhánh Hệ thống Thẩm mỹ viện Ngọc Dung được trang bị đầy đủ trang thiết bị và đảm bảo vệ sinh, khử trùng theo đúng quy định của Bộ Y tế mang lại một môi trường an toàn, sạch sẽ và hiện đại cho quá trình điều trị của khách hàng. Đặt lịch tư vấn ngay tại đây để Ngọc Dung Beauty Center giúp bạn xác định đúng và xử đẹp viêm lông.
Biện pháp phòng ngừa viêm chân lông
Để ngăn chặn sự xuất hiện và tái phát của viêm chân lông, có những biện pháp phòng ngừa cơ bản mà bạn có thể thực hiện:
- Sử dụng khăn mặt và khăn tắm riêng biệt, không dùng chung để tránh lây nhiễm và phòng ngừa vi khuẩn hay nấm lan rộng.
- Sử dụng nước xà phòng nóng khi giặt quần áo, đặc biệt là khăn tắm và những loại quần áo dễ thấm dầu để đảm bảo sự sạch sẽ.
- Tránh ma sát do ba lô, mũ bảo hiểm hay quần áo chật. Điều này giúp giảm áp lực lên da và giảm khả năng kích thích nang lông.
- Nếu thường xuyên sử dụng găng tay cao su, hãy lộn ngược chúng ra ngoài sau mỗi lần sử dụng, rửa sạch và lau khô để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.
- Đặc biệt là nếu có vấn đề như đổ mồ hôi quá nhiều (hyperhidrosis), cần được điều trị để giảm nguy cơ phát sinh viêm nang lông.
- Nếu viêm lỗ chân lông thường xuyên tái phát, cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
>>>>>Xem thêm: 16 Cách trị thâm môi hiệu quả, hồng hào, căng mọng trở lại
Lời kết
Viêm nang lông là một vấn đề da liễu phổ biến mà nhiều người phải đối mặt, đặc biệt là khi chúng ta không chú ý đến việc chăm sóc da mỗi ngày. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu về mặt tâm lý mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển, gây ra những vấn đề da liễu khó chịu.
Để giải quyết triệt để tình trạng viêm nang lông, TMV Ngọc Dung là địa chỉ uy tín và chuyên nghiệp. Với đội ngũ chuyên gia da liễu giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn những giải pháp hiệu quả và an toàn nhất. Quy trình điều trị tại TMV Ngọc Dung không chỉ sử dụng công nghệ cao mà còn kết hợp với các sản phẩm chăm sóc da chất lượng, giúp cải thiện tình trạng viêm lỗ chân lông một cách nhanh chóng. Để lại thông tin của bạn dưới đây, chuyên gia của Ngọc Dung sẽ liên hệ ngay để tư vấn chi tiết về tình trạng da và đề xuất giải pháp tốt nhất.