Các món ăn chơi từ chân gà luôn khiến bao tín đồ ẩm thực phải siêu lòng, nhớ nhung, thèm thuồng mỗi khi nhắc đến. Bởi thế mà những câu hỏi 1 cái chân gà bao nhiêu calo hay ăn chân gà có béo không luôn là chủ đề được quan tâm. Ở bài viết này, hãy cùng TMV Ngọc Dung khám phá lượng calo trong các món ăn từ chân gà và ăn chân gà có mập không nhé!
Bạn đang đọc: Chân gà bao nhiêu calo? Ăn chân gà có mập (béo) không?
Contents
100g Chân gà bao nhiêu calo?
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, một phần chân gà (khoảng 100g) có khoảng 215,1 calo. Vậy 1 cái chân gà bao nhiêu calo? Trung bình một cái chân gà có khoảng 73 calo và một cặp chân gà có khoảng 143 calo. Tuy nhiên, lượng calo trong chân gà cụ thể có thể thay đổi tùy theo cách chế biến, cụ thể như sau:
- 1 Cái chân gà luộc có khoảng 61 calo
- 1 Cái chân gà nướng truyền thống có khoảng 100 calo
- 1 Cái chân gà nướng muối ớt có khoảng 123 calo
- 1 Cái chân gà ngâm sả có khoảng 130 calo
- 100g Chân gà hấp hành có khoảng 264 calo
- 100g Chân gà ngâm sả ớt có khoảng 458 calo
- 100g Chân gà sốt thái có khoảng 529 617 calo
Giá trị dinh dưỡng trong 100g chân gà
Chân gà, mặc dù không phải là phần có nhiều thịt như ức, đùi, cánh, nhưng lại có nhiều giá trị dinh dưỡng. Trong 100g chân gà, ta có thể tìm thấy một loạt các dưỡng chất quan trọng như sau:
- 20g Protein: giúp cung cấp nguồn amino acid cần thiết cho sự phát triển và tái tạo mô cơ, tăng cường sức khỏe cơ bắp và hệ thống miễn dịch.
- 14,3g Lipid: cung cấp năng lượng cho cơ thể và giúp hấp thụ các vitamin tan trong mỡ.
- 0,2g Carbohydrate: Chân gà chỉ chứa một lượng rất ít carbohydrate. Đây là một lợi thế cho những người ăn kiêng giảm carbohydrate hoặc kiểm soát lượng đường trong cơ thể.
- 7% Canxi và phospho: Hai khoáng chất này là thành phần cơ bản của xương và răng, giúp duy trì sự cứng cáp và chức năng của hệ xương.
- 3% nhu cầu Vitamin A cần thiết hàng ngày: chân gà cung cấp một lượng nhỏ vitamin A, có vai trò quan trọng trong sự phát triển và bảo vệ của mắt, da và hệ thống miễn dịch.
- 21% nhu cầu Vitamin B9 (axit folic) cần thiết hàng ngày: có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp và sửa chữa DNA, phát triển tế bào và hỗ trợ quá trình tạo máu.
Ngoài những dưỡng chất trên, chân gà còn chứa một lượng collagen đáng kể, chiếm khoảng 80% thành phần. Collagen có tác dụng làm đẹp da, cải thiện chức năng của hệ thống xương, dây chằng và ngăn ngừa quá trình lão hóa sớm.
Hơn nữa, chân gà còn chứa chondroitin sulfate và acid hyaluronic, hai chất có vai trò quan trọng trong sự phát triển của con người. Nghiên cứu tại Mỹ đã chỉ ra rằng chân gà có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh lý xương khớp và giúp lành tổn thương nhanh chóng.
Ăn chân gà có béo (mập) không?
Thực tế là chân gà có lượng calo không quá cao và không chứa nhiều chất béo. Nếu bạn kiểm soát khẩu phần ăn và kết hợp chân gà với các nguồn dinh dưỡng khác, như rau xanh và các loại thực phẩm tươi ngon khác, bạn có thể tận hưởng chân gà mà không lo mập hay tăng cân.
Thậm chí, nếu bạn thêm chân gà trong một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học, nó có thể hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Vì chân gà chứa nhiều protein, mà protein là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp cung cấp năng lượng và giữ cho bạn cảm thấy no lâu hơn. Khi bạn cảm thấy no lâu hơn, bạn sẽ ít có xu hướng ăn quá nhiều trong các bữa ăn tiếp theo và giảm thiểu nguy cơ tăng cân.
Tuy nhiên, như với bất kỳ thực phẩm nào, quá mức sử dụng chân gà cũng có thể dẫn đến tăng cân. Nếu bạn ăn quá nhiều chân gà, chế biến chúng với quá nhiều chất phụ gia và chất béo thường xuyên thì chắc chắn sẽ gây tăng cân nhanh chóng.
Ăn chân gà có những lợi ích gì?
Chân gà có chứa nhiều dưỡng chất, vitamin duy trì sức khỏe và cải thiện một số bệnh lý. Sau đây là một vài lợi ích khi ăn chân gà mà bạn nên biết.
Duy trì cân nặng
Collagen, một loại protein quan trọng có mặt trong chân gà, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ cơ bắp. Khi bạn cung cấp đủ lượng collagen cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống lành mạnh, nó giúp duy trì sự phát triển và sức mạnh của cơ bắp. Điều này lại có tác động tích cực đến quá trình cháy chất béo và duy trì cân nặng.
Một điểm đáng chú ý khác là collagen không chứa carbohydrate. Điều này làm cho chân gà là một nguồn protein rất lý tưởng cho chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng. Bạn có thể tận dụng lợi ích của collagen trong chân gà mà không phải lo lắng về việc tiêu thụ quá nhiều carbohydrate trong khẩu phần ăn của mình.
Hơn nữa, collagen còn có khả năng tăng cường năng lượng và thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Khi bạn tiêu thụ collagen từ chân gà, cơ thể có thể sử dụng năng lượng một cách hiệu quả hơn, giúp bạn cảm thấy tỉnh táo và năng động. Đồng thời, quá trình trao đổi chất cũng được kích thích, giúp tăng tốc độ cháy chất béo và duy trì cân nặng.
Ngoài ra, nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình kiểm soát cân nặng thì hãy để chuyên gia giảm béo của Thẩm mỹ viện Ngọc Dung giúp bạn nhé. Chuyên gia của Ngọc Dung có kinh nghiệm xử lý nhiều case giảm mỡ không xâm lấn thành công, lấy lại vóc dáng cho nhiều khách hàng. Hãy để lại thông tin tại FORM để chuyên gia của TMV Ngọc Dung tư vấn chi tiết cho bạn nhé!
Giảm viêm
Collagen là một phần không thể thiếu trong quá trình phục hồi và tái tạo mô. Khi cơ thể gặp phải viêm tại chỗ, collagen giúp kích thích quá trình lành lành và giảm tình trạng viêm. Điều này có ý nghĩa quan trọng vì viêm tại chỗ kéo dài có thể gây đau, sưng và ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và hoạt động hàng ngày của chúng ta.
Ngoài việc giảm viêm tại chỗ, collagen cũng có khả năng giảm thiểu mức độ viêm của cả hệ thống cơ thể. Viêm là trạng thái tự nhiên của cơ thể khi tiếp xúc với sự tổn thương hoặc nhiễm trùng. Tuy nhiên, viêm kéo dài có thể gây tổn hại cho các mô và cơ quan khác, và liên quan đến nhiều tình trạng sức khỏe như viêm khớp, viêm nhiễm, và các vấn đề về tim mạch. Bằng cách cung cấp collagen từ chân gà, bạn có thể giảm thiểu mức độ viêm trong cơ thể và giúp duy trì sức khỏe tổng thể.
Cải thiện tuần hoàn máu
Arginine là một chất có trong collagen chân gà có khả năng kích thích sản xuất oxit nitric trong cơ thể giúp cải thiện tuần hoàn máu. Oxit nitric là một phân tử nhỏ, linh hoạt có khả năng di chuyển tự do giữa các tế bào và các mạch máu.
Khi arginine từ collagen chân gà được hấp thụ vào cơ thể, nó kích thích sự sản xuất oxit nitric. Oxit nitric tiếp tục lan truyền trong hệ thống tuần hoàn, làm giãn các mạch máu. Khi các mạch máu giãn ra, áp lực trong chúng giảm và quá trình tuần hoàn máu diễn ra tốt hơn. Một lượng máu giàu dưỡng chất và oxy được đưa đến các mô và cơ quan, giúp chúng hoạt động tốt hơn và duy trì sức khỏe.
Ăn chân gà giúp chống loãng xương
Khả năng giúp chống loãng xương của chân gà chủ yếu nhờ vào hàm lượng collagen cực kỳ giàu có trong chân gà. Collagen là một loại protein cấu thành chủ yếu của xương, da, răng và các cấu trúc khác trong cơ thể. Nó chịu trách nhiệm xây dựng và duy trì sự cố định của xương. Đồng thời cung cấp tính linh hoạt và đàn hồi cho các cấu trúc liên quan.
Khi tuổi tác tăng, cơ thể dễ dàng mất collagen, dẫn đến sự suy giảm về mật độ xương và tình trạng loãng xương. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung collagen thông qua chân gà có thể giúp cải thiện sự hình thành và mật độ xương, đặc biệt là ở phụ nữ sau mãn kinh.
Lưu ý khi ăn chân gà để tốt cho sức khỏe
Bên cạnh chân gà bao nhiêu calo, cách ăn chân gà sao cho đúng để không ảnh hưởng đến cân nặng hay sức khỏe là điều mà không phải ai cũng biết. Khi ăn chân gà bạn cần lưu ý những điều sau:
Không ăn quá nhiều chân gà
Mặc dù chân gà tốt cho cơ thể, nhưng việc ăn quá nhiều cũng có thể gây hại. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên ăn chân gà vừa đủ và không vượt quá mức 900g mỗi ngày, để đảm bảo rằng lượng calo nạp vào cơ thể không vượt quá mức cần thiết. Chân gà chứa một lượng calo không nhỏ, và việc ăn quá nhiều có thể dẫn đến dư thừa calo và tăng cân.
Ngoài ra, việc ăn quá nhiều chân gà cũng có thể gây căng thẳng cho hệ tiêu hóa. Một lượng lớn chất béo và protein từ chân gà có thể làm khó khăn cho quá trình tiêu hóa và gây ra cảm giác nặng bụng hoặc khó tiêu. Vì vậy, để tận hưởng lợi ích của chân gà mà không gặp phải các vấn đề liên quan đến lượng calo và tiêu hóa, hãy kiểm soát số lượng chân gà bạn ăn.
Tìm hiểu thêm: Trị thâm quầng mắt bằng công nghệ laser giá bao nhiêu?
Ăn chân gà ít dầu mỡ
Các món chân gà được chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ và gia vị cay nóng sẽ làm tăng lượng calo nạp vào, ảnh hưởng đến cân nặng và nổi mụn. Thay vào đó, bạn nên chuyển sang luộc hoặc hấp chân gà để giảm lượng dầu mỡ nạp vào món ăn. Cách chế biến này sẽ giúp loại bỏ một phần chất béo không cần thiết, giữ trọn hương vị tươi ngon, chất dinh dưỡng của chân gà.
Kết hợp với các thực phẩm khác
Chân gà là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng phong phú nhưng lại thiếu tinh bột và chất xơ. Vì vậy, để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, bạn nên kết hợp chân gà với các thực phẩm giàu tinh bột, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Một cách tuyệt vời để kết hợp chân gà với rau xanh như chân gà hấp hành, chân gà ngâm cóc ăn cùng với dưa leo, rau sống. Các món ăn này không chỉ giúp cung cấp chất xơ quan trọng cho quá trình tiêu hóa mà còn có tác dụng giảm mỡ thừa trong cơ thể.
Ngoài ra, bạn cũng cần tránh ăn chân gà nướng bởi chân gà nướng thường chứa nhiều chất béo do quá trình nướng. Và việc tiêu thụ nhiều chất béo không tốt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe
Gợi ý các món ăn ngon được chế biến từ chân gà mà không béo
Trong thế giới ẩm thực, chân gà là nguồn cảm hứng cho những món ngon và đầy dinh dưỡng. Hãy cùng khám phá một số gợi ý món ăn ngon được chế biến từ chân gà mà vẫn giữ được hương vị tuyệt vời mà không cần lo lắng về lượng calo và chất béo nhé.
Chân gà ngâm sả tắc
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 1.5 kg Chân gà
- 7 cây Sả
- 200g Tắc
- 1 củ Tỏi
- 5 củ Hành tím
- 4 trái Chanh
- 10 trái Ớt sừng
- 1 ít Rượu gạo
- 1 chén Nước mắm
- Đá viên (số lượng tùy ý)
- Một ít Muối/đường
Làm sạch chân gà:
- Rửa sạch chân gà với một ít muối.
- Chặt chân gà làm đôi và đem đi luộc.
- Trong nước luộc, thêm 1 muỗng cà phê muối, một ít rượu gạo, 2 cây sả và 5 củ hành tím đập dập. Đun cho đến khi nước sôi, sau đó tắt bếp.
Ngâm chân gà:
- Để giữ độ giòn, cho chân gà ra thau nước có đá và ngâm trong vòng 15 phút.
- Sau đó, vớt chân gà ra để ráo nước.
Chuẩn bị nước mắm đường:
- Bắc nồi lên bếp, đun sôi 1 chén nước mắm.
- Tiếp theo, thêm 2 chén đường vào nồi và đun với lửa vừa đến khi hỗn hợp sôi.
- Tắt bếp và để hỗn hợp nguội.
Chuẩn bị các nguyên liệu khác:
- Cắt lát 5 cây sả, 200g tắc.
- Xay hoặc giã nhỏ tỏi và 7 trái ớt còn lại.
- Vắt lấy 1/2 chén nước cốt chanh từ 4 trái chanh.
Trộn các nguyên liệu:
- Cho chân gà đã ngâm vào thau.
- Lần lượt thêm tỏi, ớt xay, ớt sừng, tắc, sả cắt lát và nước sốt đã nguội vào thau.
- Trộn đều tất cả các nguyên liệu.
Ngâm và bảo quản:
- Đậy kín thau chân gà và để ở nhiệt độ phòng trong 1 giờ.
- Sau đó, bảo quản chân gà trong ngăn mát tủ lạnh.
Khi ăn, chân gà ngâm sả tắc có màu sắc xanh đỏ bắt mắt. Bạn sẽ cảm nhận được chân gà giòn sần sật, vị chua cay cùng mùi thơm của sả và tắc hòa quyện với nhau, tạo nên một hương vị đặc biệt và cuốn hút.
Chân gà hấp rau răm
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 500g Chân gà
- 1 bó Rau răm
- 1 củ Hành tím
- 2 tép Tỏi
- Gia vị thông dụng (đường, muối, tiêu, hạt nêm)
Cách chế biến:
- Rửa sạch chân gà, cắt móng và để ráo.
- Lột vỏ hành tỏi và băm nhuyễn.
- Trộn 500g chân gà với 1 muỗng cà phê đường, 1 thìa muối, 1 thìa hạt nêm và 1/2 thìa tiêu xay.
- Sau đó, thêm hành tỏi đã băm nhuyễn vào và trộn đều.
- Dùng bao tay để trộn đều và đảm bảo chân gà thấm gia vị hơn. Ướp chân gà trong 15 phút.
- Rửa sạch rau răm và để ráo. Lặt từng lá rau răm, loại bỏ lá quá già và lá sâu, úa.
- Cho chân gà vào nồi hấp và hấp trong khoảng 10 phút với lửa lớn.
- Mở nắp nồi và đảo chân gà để đảm bảo chín đều.
- Tiếp theo, cho rau răm đã sơ chế lên trên chân gà và hấp thêm 15 phút nữa.
Chân gà hấp rau răm sẽ có hương thơm ngon mặn mà, với thịt gà mềm ngọt và mùi rau răm thơm lừng. Bạn có thể ăn kèm với chén muối tiêu chanh hoặc sử dụng món ăn này để nhâm nhi trong buổi nhậu.
Chân gà hấp sả ớt
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 500g Chân gà (khoảng 8 cái)
- 100g Sả
- 1 củ Gừng
- 3 quả Ớt
- 1 quả Chanh
- 50g Lá chanh
- 500ml Rượu trắng
Cách chế biến:
- Sau khi mua về, cắt hết móng của chân gà và xóc muối hạt để rửa sạch.
- Đặt chân gà vào chậu có hòa chút muối, rượu trắng và vài lát gừng. Ngâm khoảng 2-3 phút, sau đó vớt chân gà ra, rửa lại với nước lạnh và để ráo nước.
- Chẻ dọc nhánh sả đã làm sạch và xé thành sợi.
- Rửa sạch lá chanh và xắt sợi chỉ.
- Nạo vỏ gừng và rửa sạch ớt tươi. Băm nhỏ một phần ớt và xắt lát phần còn lại.
- Đổ nước vào nồi khoảng 1 đốt ngón tay, thả vào đó vài nhánh sả và vài lát gừng.
- Rửa sạch xửng hấp và rải lớp sả xuống dưới đáy xửng. Tiếp theo, xếp chân gà lên trên và cho vài lát ớt (nếu muốn món ăn cay).
- Đặt xửng vào nồi và đậy kín. Đun lửa vừa và hấp chân gà trong khoảng 5 phút cho chín tới.
- Sau khi chân gà đã chín, vớt ra và cho ngay vào tô nước đá để chân gà trắng và giòn hơn.
Sau khi chân gà nguội, vớt ra và xếp vào đĩa. Trang trí đĩa với vài nhánh sả đã hấp chín, vài lát ớt tươi và lá chanh xắt nhỏ để món ăn thêm phần hấp dẫn. Chấm món ăn cùng với bột canh tiêu vắt chanh hoặc nước tương chua ngọt để tạo hợp vị.
Chân gà hầm thuốc bắc
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 1 kg Chân gà
- 20g Gia vị tiềm thuốc bắc
- 1/2 thìa Hạt nêm
- 1/2 thìa Bột ngọt
- 1/2 thìa Đường
- 1/2 thìa Dầu hào
- 10g Tỏi
- 10g Hành tím
Cách chế biến:
- Sau khi mua chân gà về, cắt bỏ phần móng nhọn và bóp chân gà với muối. Sau đó, xả thật sạch với nước lạnh. Bạn cũng có thể ngâm chân gà trong nước hòa với 15g baking soda và 15ml dấm gạo trong khoảng 15-20 phút. Điều này sẽ giúp loại bỏ chất bẩn và làm cho chân gà mềm nhanh hơn khi nấu.
- Bóc sạch vỏ hành tím và tỏi, sau đó băm nhuyễn.
- Đặt một nồi lên bếp và cho dầu ăn vào. Khi dầu đã nóng, thêm hành và tỏi băm vào và phi thơm.
- Tiếp theo, thêm gia vị tiềm thuốc bắc vào nồi và đảo đều khoảng 2 phút để gia vị thoảng mùi.
- Sau đó, cho chân gà đã sơ chế vào nồi và xào sơ trong khoảng 5 phút để thịt gà săn lại.
- Khi chân gà đã săn, thêm 160ml nước lọc vào nồi để hầm cho đến khi nước sôi.
- Khi nước đã sôi, nêm vào nồi 1/2 thìa hạt nêm, 1/2 thìa bột ngọt, 1/2 thìa đường và 1/2 thìa dầu hào rồi khuấy đều.
- Hầm chân gà thêm 10 phút nữa, sau đó tắt bếp.
Chân gà hầm thuốc bắc sẽ có hương vị thơm ngon và bổ dưỡng với miếng chân gà dai giòn và thấm vị. Để tăng thêm hương vị, bạn có thể thưởng thức món này khi còn nóng, kèm với bánh mì và chén muối tiêu chanh để chấm. Món chân gà hầm thuốc bắc đơn giản trong cách nấu nhưng lại rất bổ dưỡng, đặc biệt phù hợp cho người mới ốm dậy hoặc người bị cảm cúm.
>>>>>Xem thêm: Điêu khắc chân mày 6D: Ưu nhược điểm, bảng giá và hiệu quả
Chân gà hầm đậu phộng
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 500g Chân gà
- 100g Đậu phộng
- 1 quả Ớt
- 100 ml Rượu trắng
- 2 lát Gừng
- 2 thìa Muối
- 2 thìa Nước mắm
- 1 thìa Bột ngọt
- 1 thìa Dầu ăn
- 10g Hành tím
- 5g Hành lá
Cách chế biến:
- Sau khi mua chân gà về, cắt bỏ phần móng nhọn và bóp chân gà với muối, gừng và rượu trắng trong khoảng 5 phút để loại bỏ hết phần nhớt. Sau đó, xả thật sạch với nước lạnh.
- Xả sơ qua nước lạnh để loại bỏ bụi bẩn trên đậu phộng.
- Đổ nước ngập mặt đậu phộng và ngâm trong vòng 45 phút.
- Bắc một nồi lên bếp và cho phần chân gà và đậu phộng đã ngâm vào nồi.
- Thêm hành tím băm, 2 thìa muối, 1 thìa bột ngọt, 1 thìa dầu ăn, 2 thìa nước mắm vào nồi và trộn đều.
- Tiếp theo, cho nước lọc ngập mặt thịt gà và đậu phộng trong nồi.
- Hầm chân gà ở lửa vừa khoảng 30 phút. Mỗi 20 phút, thêm khoảng 200 ml nước vào nồi. Tiếp tục như vậy cho đến khi đã dùng hết 500ml nước lọc.
Lời kết
Trong bài viết này, TMV Ngọc Dung đã cùng bạn tìm hiểu về chân gà bao nhiêu calo và những cách chế biến phổ biến của món ăn này. Từ chân gà luộc đến chân gà nướng và chân gà ngâm sả tắc, mỗi phương pháp chế biến đều mang lại hương vị đặc trưng và lượng calo khác nhau, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và sở thích ẩm thực của mỗi người.
Để tiếp tục hành trình chăm sóc sức khỏe và thân hình hoàn hảo, hãy để chuyên gia của Thẩm mỹ viện Ngọc Dung hỗ trợ bạn. Để lại thông tin của bạn tại FORM dưới đây và chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ để tư vấn giải pháp giảm mỡ và lấy lại vóc dáng nhanh nhất cho bạn nhé!