Mụn xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể cũng gây khó chịu, đau đớn và ảnh hưởng đến vẻ ngoài. Đương nhiên, da đầu nổi mụn cũng sẽ không làm bạn cảm thấy thoải mái hơn các vị trí khác. Bạn có tự hỏi tại sao mụn lại xuất hiện trên da đầu? Liệu mụn trên da đầu có thể tự khỏi mà không cần điều trị như ở mặt? Hãy để chuyên gia Ngọc Dung giúp bạn hiểu rõ hơn về các vấn đề này trong bài viết bên dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Da đầu nổi mụn có sao không? Cách trị mụn trên da đầu an toàn
Contents
Bị nổi mụn trên đầu là bệnh gì?
Da đầu nổi mụn có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng phổ biến nhất là ở người trưởng thành. Tình trạng này thường được phát hiện muộn hơn do bị tóc che phủ, cho đến khi có cảm giác đau nhức và ngứa ngáy mới nhận ra.
Mụn ở đầu thường là những nốt mụn trứng cá hoặc mụn nhọt, có thể xuất hiện ở vùng trán, đỉnh đầu, gần chân tóc và cả phía sau đầu. Chúng xuất hiện khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn do bã nhờn và tế bào chết. Sự tắc nghẽn này sẽ dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn và xuất hiện tình trạng viêm, tạo ra các vết sưng tấy, mụn có nhân trên da đầu.
Để biết cụ thể như thế nào thì hãy cùng xem các phân tích chi tiết hơn từ chuyên gia Ngọc Dung trong phần bên dưới.
Nguyên nhân mọc mụn trên da đầu
Da đầu nổi mụn cũng tương tự như việc nổi mụn trên mặt, lưng hay ngực, cũng hình thành nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng chung quy, tất cả nguyên nhân đều do tăng tiết bã nhờn, tích tụ tế bào chết và bít tắc lỗ chân lông. Điều này sẽ tạo điều kiện có lợi cho các vi khuẩn, nấm mốc phát triển bên trong da đầu và gây ra mụn trứng cá, mụn viêm.
Dưới đây là các nguyên nhân làm đầu mọc mụn phổ biến nhất:
- Hàm lượng androgen tăng sẽ làm tăng các hormone sinh sản, gây tăng tiết bã nhờn và mất cân bằng lipid trong bã nhờn. Điều này sẽ dẫn đến da đầu nổi mụn. Tình trạng này xuất hiện phổ biến ở nhóm người bị hội chứng buồng trứng đa nang.
- Không gội đầu thường xuyên đặc biệt là sau khi da đầu đổ nhiều mồ hôi do vận động quá mức.
- Đội mũ thời gian dài gây ra ma sát và tăng độ ẩm tạo điều kiện cho nấm men phát triển.
- Không điều trị gàu đúng cách, gây tắc nghẽn lỗ chân lông và tăng sản xuất bã nhờn.
- Sử dụng các sản phẩm dành cho tóc có chứa nhiều thành phần gây hại như silicone, dầu khoáng, hương liệu, chất tạo bọt làm nang lông bị viêm, gây mọc mụn trên đầu.
- Tích tụ nhiều vi khuẩn như P.acnes, C.Acnes, vi khuẩn tụ cầu vành và các loại nấm men, vi sinh vật có hại khác.
Các triệu chứng của mụn da đầu
Như đã chia sẻ, mọc mụn ở đầu ít được nhận biết sớm do bị tóc che mất. Nhưng bạn cũng có thể nhận ra da đầu nổi mụn thông qua một số dấu hiệu và cảm giác sau:
- Các nốt mụn nhỏ li ti chạy dọc theo đường chân tóc, viền trán.
- Các vết sưng có mủ, đầu trắng thường mang theo cảm giác ngứa và khó chịu cho da đầu.
- Các vết sưng tấy, đỏ sẽ tạo cảm giác căng cứng trên da và có kèm theo cảm giác đau nhức.
- Các nốt u nang, mụn sẩn thường sẽ bị đau nhức dữ dội khi vô tình chạm vào.
- Mụn ở đầu sẽ mọc theo từng cụm hoặc lan rộng trên toàn bộ da đầu nếu tình trạng viêm không được kiểm soát.
- Da đầu nổi mụn thường kèm theo nấm da đầu, gàu và gãy rụng tóc.
Tìm hiểu thêm: Tại sao triệt lông mặt lại nổi mụn? Những nguyên nhân chính
Một số loại mụn trên đầu thường gặp
Dựa vào nguyên nhân làm da đầu nổi mụn và các biểu hiện của chúng trên da sẽ phân ra thành các loại mụn da đầu sau:
- Mụn đầu trắng/đầu đen: Đây là tình trạng mụn cấp độ nhẹ, xuất hiện trên da là các nốt nhỏ li ti, có màu trắng hoặc các vết sưng nhỏ có đốm đen bên trên.
- Mụn mủ, mụn sẩn: Các nốt mụn bị sưng tấy, không có đầu và chúng có độ thô ráp, sần như bị phồng rộp. Bên trong các nốt mụn này có chứa dịch màu vàng, tráng nếu bị vỡ ra dễ lây lan cho các vùng da lân cận.
- Mụn bọc, u nang: Đây là cấp độ nặng nhất, có chứa dịch bên trong và được bọc bởi lớp màng mỏng, có cảm giác mềm hơn mụn sẩn.
Cách điều trị mụn trên da đầu hiệu quả
Trên đầu nổi mụn sẽ mang lại nhiều cảm giác khó chịu khi đội mũ. Nhất là khi chải đầu, nếu lỡ chạm phải chúng sẽ để lại cảm giác “thốn” vô cùng. Nếu chẳng may làm vỡ ra thì càng là da đầu bị viêm nghiêm trọng hơn.
Chính vì thế, khi phát hiện da đầu nổi mụn bạn nên xem lại thói quen chăm sóc đầu tóc hàng ngày của mình có vấn đề gì không, sản phẩm sử dụng như thế nào và bắt đầu tìm cách trị mụn trên đầu phù hợp nhất.
Dùng thuốc không kê đơn trị mụn ở da đầu
Khi mọc mụn ở trên đầu, một trong cách cách dễ thực hiện nhưng vẫn mang đến hiệu quả cao chính là dùng dầu gội có chứa các thành phần hỗ trợ điều trị mụn và chăm sóc da đầu.
Hãy chọn các loại dầu gội có chứa axit salicylic, axit glycolic hoặc benzoyl peroxide để sử dụng. Các sản phẩm này sẽ giúp loại bỏ bã nhờn dư thừa, bụi bẩn và tế bào chết trên da đầu để làm thông thoáng lỗ chân lông. Ngoài ra, chúng cũng sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, hạn chế nhiễm trùng vào kích thích collagen cho tóc chắc khỏe.
Ngoài các sản phẩm dầu gội bạn có thể dùng thêm kem/thuốc đặc trị mụn ở đầu có chứa các thành phần như ketoconazole, ciclopirox hoặc dầu cây trà.
>>>>>Xem thêm: Tại sao phun môi không lên màu? Bí quyết khắc phục
Trị mụn trên đầu bằng thuốc uống kê đơn
Trong trường hợp da đầu nổi mụn nghiêm trọng hơn, mụn trứng cá bùng phát mạnh thì các bác sĩ da liễu sẽ đề xuất một số liệu pháp điều trị cao hơn. Các loại thuốc thường được kê cho tình trạng này là:
- Isotretinoin đường uống
- Kháng sinh bôi ngoài
- Thuốc kháng sinh đường uống
- Retinoid hoặc corticosteroid
Tuy nhiên, các loại thuốc kê toa này thường mang đến một vài tác dụng phụ khi sử dụng. Do đó, bạn chỉ nên dùng theo chỉ định từ bác sĩ và không được tự ý thay đổi hay thêm liều lượng.
Điều trị da dầu nổi mụn bằng công nghệ cao
Bên cạnh điều trị bằng dầu gội và các loại thuốc kê toa thì khi bị mụn trên đầu kèm theo rụng tóc nhiều thì bạn có thể hướng đến việc điều trị bằng các liệu pháp ánh sáng. Trong các loại ánh sáng nổi bật đang được ứng dụng hiện này thì có 2 loại thích hợp cho trường hợp này là:
- Liệu pháp ánh sáng Led: Sự kết hợp của ánh sáng xanh và đỏ sẽ giúp vô hiệu hóa mụn trứng cá, tăng tốc độ phục hồi cho da đầu và tóc. Ánh sáng xanh có khả năng tiêu diệt một số loại vi khuẩn phát triển ở nang lông, giúp kiểm soát bã nhờn và giảm mụn. Còn ánh sáng đỏ sẽ tăng sản xuất collagen và elastin để phục hồi liên kết tế bào ở nang lông và chân tóc.
- Liệu pháp ánh sáng IPL: Đây là công nghệ ánh sáng trắng cường độ cao có thể đi sâu vào da để phá hủy tế bào vi khuẩn gây mụn. Ngoài ra, ánh sáng IPL còn làm co các tuyến bã nhờn, giảm dầu thừa và giúp lỗ chân lông thông thoáng hơn.
Tuy sử dụng công nghệ cao sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho da đầu. Nhưng phương pháp tiên tiến này không dành cho tất cả mọi người. Hơn nữa, nếu da đầu bị nổi mụn, bạn cần biết rõ nguyên nhân gây ra và cần đánh giá tổng quát tình trạng da đầu cũng như sức khỏe trước khi áp dụng các phương pháp này.
Đó là công việc của chuyên gia và đương nhiên bạn cần có sự hỗ trợ của họ hơn bao giờ hết khi gặp phải các vấn đề về mụn khó giải quyết. Hãy điền thông tin vào FORM bên dưới, bạn sẽ được sắp xếp một buổi hẹn với chuyên gia và trao đổi cụ thể hơn về các vấn đề này: