Da mặt sần sùi và ngứa là một tình trạng thường gặp, đặc biệt trong điều kiện thời tiết khô hanh và trở lạnh. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoài, làm da trở nên kém mịn màng, mà còn gây ra những cảm giác ngứa rát khó chịu. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn chưa biết da mặt bị ngứa sần sùi phải làm sao? Cùng Thẩm mỹ viện Ngọc Dung tham khảo dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này bên dưới nội sau.
Bạn đang đọc: Da mặt bị ngứa sần sùi phải làm sao? Cách xử lý hiệu quả
Contents
- 1 Các biểu hiện khi da bị nổi sần và ngứa
- 2 Nguyên nhân da mặt bị ngứa, sần sùi
- 2.1 Da bị sần ngứa do khí hậu
- 2.2 Da nổi sần ngứa do ô nhiễm
- 2.3 Da bị kích ứng, dị ứng mỹ phẩm
- 2.4 Da ngứa nổi sần do thiếu nước
- 2.5 Mặt bị ngứa do thay đổi nội tiết tố
- 2.6 Da nổi sần ngứa do thói quen ăn uống, sinh hoạt
- 2.7 Da bị khô sần và ngứa do căng thẳng
- 2.8 Da ngứa nổi sần do ảnh hưởng của tuổi tác
- 2.9 Mặt nổi mẩn đỏ ngứa do bệnh lý
- 2.10 Mặt bị sưng đỏ và ngứa do chất gây dị ứng hoặc chất kích thích
- 3 Da nổi sần ngứa cảnh báo bệnh gì?
- 4 Vậy da mặt bị ngứa sần sùi phải làm sao?
Các biểu hiện khi da bị nổi sần và ngứa
Trước khi giải đáp thắc mắc da mặt bị ngứa sần sùi phải làm sao? bạn cần nắm rõ về tình trạng da mặt ngứa và sần sùi mà mình đang gặp phải để biết cách điều trị phù hợp. Tình trạng này khá phổ biến và thường được nhận biết qua các đặc điểm như mẩn đỏ nhỏ li ti xuất hiện trên mặt, gây cảm giác ngứa và khó chịu.
Ngoài ra, có thể gặp thêm một số triệu chứng da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa điển hình dưới đây:
- Da mặt đỏ lên và xuất hiện các nốt sần, đốm nhỏ trên da.
- Da mặt có cảm giác ngứa kéo dài, đặc trưng cho tình trạng dị ứng da mặt và gây nhiều bất tiện, khó chịu.
- Hình thành các mảng mề đay trên da
- Da trở nên khô, bong tróc, nứt nẻ ở vùng trán, cánh mũi, má và cằm
- Da mặt đàn hồi kém, không được mịn màng
Ngoài ra, tình trạng này không chỉ xuất hiện nhiều ở da mặt, các dấu hiệu dị ứng còn xuất hiện ở các khu vực xung quanh như mắt, môi, lưỡi với các biểu hiện như môi sưng và đỏ, mắt đỏ, nước mắt chảy liên tục, ngứa mắt, lưỡi sưng và cảm giác đau rát.
Nguyên nhân da mặt bị ngứa, sần sùi
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng da mặt bị dị ứng mà bạn có thể tham khảo:
Da bị sần ngứa do khí hậu
Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới với đặc điểm khí hậu nóng và ẩm đặc trưng. Sự mất cân bằng về độ ẩm trong không khí, dù là quá cao hoặc quá thấp do thời tiết hanh khô, hoặc trở lạnh đều có thể gây ra những rối loạn như ngứa, sần sùi và bong tróc trên da mặt. Tuy nhiên, hầu hết các dấu hiệu dị ứng do thời tiết đều có xu hướng hồi phục nhanh chóng và ít khi để lại biến chứng.
Da nổi sần ngứa do ô nhiễm
Ngày nay, cùng với sự phát triển, đô thị hóa, môi trường ngày càng ô nhiễm đến mức báo động, không khí chứa đầy khói bụi, điều này khiến cho làn da của chúng ta dễ bị bít tắc lỗ chân lông, nếu không được vệ sinh chăm sóc kỹ lưỡng tình trạng này có thể gây dị ứng da mặt, ngứa và sần đỏ. Tuy nhiên, các vấn đề da này thường không kéo dài, thường tự giải quyết trong vài ngày hoặc tối đa là hai tuần.
Da bị kích ứng, dị ứng mỹ phẩm
Ngày nay, nhiều chị em thường lựa chọn các liệu pháp peel da với retinol hoặc các hợp chất có nồng độ cao, điều này khiến làn da dễ bị bào mòn. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường cũng có không ít loại mỹ phẩm có chứa hương hiệu mạnh và chất bảo quản, việc sử dụng lâu dài có thể gây ra tình trạng kích ứng mỹ phẩm gây ngứa, nổi mẩn đỏ, bong tróc, và sần sùi trên da mặt. Tuy nhiên, những triệu chứng này thường chỉ xuất hiện tạm thời và biến mất khi ngừng sử dụng sản phẩm gây kích ứng.
Da ngứa nổi sần do thiếu nước
Tình trạng da bị khô ráp, ngứa sần do thiếu nước cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến mà nhiều người gặp phải. Ngoài ra, da thiếu nước còn dễ bị bong tróc, nứt nẻ, làm giảm tính thẩm mỹ. Việc cung cấp đủ nước cho da, đặc biệt là vùng da mặt, không chỉ giúp da trở nên mềm mịn, chống lão hóa da mà còn giảm thiểu rủi ro của các vấn đề như dị ứng, ngứa và sần sùi.
Mặt bị ngứa do thay đổi nội tiết tố
Sự thay đổi nội tiết tố có thể gây ra nhiều rối loạn trong cơ thể, tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng mà còn góp phần khiến cho làn da của nhiều chị em bị khô ráp, nổi mụn. Sự thay đổi này có thể khiến da tiết dầu nhiều hơn, gây tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành mụn. Trong một số trường hợp, như tuổi dậy thì hay mang thai, nó còn có thể khiến da bị kích ứng, ngứa và sần sùi.
Da nổi sần ngứa do thói quen ăn uống, sinh hoạt
Thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày cũng có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều khía cạnh của sức khỏe, bao gồm hệ tiêu hóa, hệ thần kinh và cả làn da. Việc thức khuya, ăn nhiều thức ăn cay nóng, hoặc ăn phải các loại thực phẩm mà bạn có thể dị ứng như hải sản hay các loại đậu có thể dẫn đến các vấn đề da như da bị sạm đen, mụn trứng cá, hoặc dị ứng sần ngứa.
Da bị khô sần và ngứa do căng thẳng
Stress và căng thẳng kéo dài không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng mà còn có thể là nguyên nhân khiến da mặt trở nên ngứa và sần sùi. Căng thẳng tinh thần gây ra sự thay đổi trong nội tiết tố, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tổng thể và sự cân bằng của làn da.
Da ngứa nổi sần do ảnh hưởng của tuổi tác
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng da ngứa sần sùi chính là quá trình lão hóa da. Khi tuổi tăng, làn da bắt đầu lão hóa, mất đi độ ẩm và đàn hồi tự nhiên cũng như làm suy giảm đi ‘hàng rào’ bảo vệ da. Điều này dễ dẫn đến các vấn đề như da sần sùi ngứa.
Mặt nổi mẩn đỏ ngứa do bệnh lý
Trong một số trường hợp, các bệnh lý như chàm, vảy nến, viêm da tiết bã, và viêm da tiếp xúc cũng có thể là nguyên nhân gây ngứa, sần sùi, và làm da bị bong tróc. Đối với trường hợp này, bạn cần tham khảo trực tiếp với bác sĩ da liễu để được thăm khám và điều trị.
Mặt bị sưng đỏ và ngứa do chất gây dị ứng hoặc chất kích thích
Trong cuộc sống hiện đại, tất cả các yếu tố xung quanh đều có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng da bị kích ứng. Những tác nhân này, dù tác động nhẹ hay mạnh, đều có khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh chàm, thậm chí dẫn đến viêm da tiếp xúc. Dưới đây là một số loại sản phẩm bạn nên xem xét đến khả năng gây kích da trước khi sử dụng:
- Xà phòng và các loại sữa tắm, chất tẩy rửa gia dụng, bao gồm bột giặt và các loại thuốc tẩy.
- Nước hoa, xịt ngăn mùi
- Thuốc mỡ chứa kháng khuẩn.
- Formaldehyde, một loại hóa chất thường gặp trong keo và chất khử trùng.
- Cocamidopropyl betaine, thường có trong kem dưỡng da và dầu gội.
- Paraphenylene-diamine, thường tìm thấy trong thuốc nhuộm da và hình xăm tạm thời.
Tìm hiểu thêm: Sẹo mụn có tự hết không? Cách phòng trành và giảm sẹo mụn
Da nổi sần ngứa cảnh báo bệnh gì?
Khi gặp tình trạng nổi mẩn ngứa, da khô ráp nhiều người thường băn khoăn: da mặt bị ngứa sần sùi phải làm sao? Và liệu trình trạng này có phải dấu hiệu quả một số bệnh lý nguy hiểm. Dưới đây là một số bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng ngứa rát da mặt:
Nổi mề đay
Mề đay là tình trạng da phát triển các nốt đỏ ngứa, thường xuất phát từ phản ứng dị ứng với các yếu tố như ăn phải những thực phẩm độc hại như cây tầm ma, dị ứng thuốc, thức ăn, mỹ phẩm, hoặc đôi khi xảy ra mà không rõ nguyên nhân. Mề đay có thể xuất hiện trên tay, chân, hoặc khắp cơ thể, khiến da bị ngứa nổi sần nhưng không lây lan từ người này sang người khác.
Viêm bã nhờn
Viêm da tiết bã nhờn trên mặt gây ra các cơn ngứa, nóng rát và mẩn đỏ do hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn. Đây có thể là kết quả của yếu tố di truyền hoặc rối loạn nội tiết tố. Mức độ ngứa và tình trạng bệnh sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng người bệnh.
Viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng cũng là một trong những tình trạng da khá phổ biến, biểu hiện qua các triệu chứng như vết đỏ, ngứa rát, sần sùi trên mặt hoặc các vùng da khác trên cơ thể. Tình trạng dị ứng này thường xuất phát từ các tác nhân như chất tẩy rửa, mỹ phẩm hoặc khói và bụi.
Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc thường xuất hiện khi làn da liên tục tiếp xúc với các chất gây kích ứng như niken từ trang sức, điện thoại di động, gọng kính, khóa kéo, và thắt lưng. Các chất khác như sơn móng tay, nước hoa, dầu gội, mủ cao su, và xi măng cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng. Bên cạnh đó, nếu da mặt tiếp xúc với những hóa chất này có thể phát triển tình trạng da ngứa nổi sần, phát ban.
Bệnh vẩy nến
Vảy nến là một tình trạng da phức tạp, thường xuất hiện do sự mất cân bằng trong hoạt động của hệ miễn dịch hoặc do các yếu tố như thời tiết, hút thuốc lá, hoặc nhiễm trùng. Những người mắc bệnh này thường thấy da nổi các mảng đỏ, bong tróc, đóng vảy và phủ một lớp vảy màu bạc, gây cảm giác khó chịu.
Bệnh chàm da
Bệnh chàm da khi xuất hiện ở mặt, có thể khiến da mặt bị ngứa và sần sùi. Các triệu chứng điển hình khác của bệnh chàm da mặt bao gồm da khô, đỏ, bong tróc và ngứa.
Vậy da mặt bị ngứa sần sùi phải làm sao?
Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản dưới đây:
Tránh việc gãi lên vùng da bị ngứa
Khi da mặt bị ngứa và sần sùi không ít người thường đưa tay lên gãi liên tục, tuy nhiên dù cảm giác ngứa có thể gây khó chịu, nhưng việc gãi mạnh có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Bạn nên hạn chế việc gãi để tránh làm tổn thương da, đồng thời chú trọng giữ da sạch sẽ và thường xuyên dưỡng ẩm da mặt, bảo vệ da khỏi tác động của tia UV trong ánh nắng mặt trời.
Chườm lạnh lên mặt
Để giảm bớt cảm giác khó chịu, bạn có thể chườm đá lạnh hoặc đặt khăn lạnh lên vùng da bị ngứa trong khoảng 5-10 phút để làm dịu da. Nếu sử dụng đá, bạn không nên chườm trực tiếp lên mặt, mà nên sử dụng khăn mềm bọc đá lại trước khi thưc hiện nhé.
Ngoài ra việc chườm đá lên mặt cũng mang lại nhiều lợi ích làm đẹp cho làn da, để hiểu hơn về công dụng của phương pháp này bạn hãy tham khảo thêm bài viết Chườm đá lên mặt có tác dụng gì? Cách làm đẹp da với đá lạnh.
Tránh các tác nhân gây dị ứng
Nếu da mặt ngứa và sần sùi do phản ứng dị ứng, điều quan trọng là bạn phải xác định và hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các chất gây dị ứng như niken, mỹ phẩm, phấn hoa, và các tác nhân khác. Việc này giúp giảm thiểu nguy cơ da trở nên tồi tệ hơn do dị ứng.
Da mặt bị ngứa sần sùi phải làm sao? Uống nước đầy đủ
Một bước quan trọng trong để cải thiện tình trạng da khô, bong tróc, và sần sùi là đảm bảo bạn uống đủ nước mỗi ngày, khoảng 1,5-2 lít. Điều này không chỉ giúp da duy trì độ ẩm từ bên trong mà còn hỗ trợ sức khỏe tổng thể của cơ thể.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Bổ sung chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều loại rau quả, và giảm thiểu các thực phẩm chứa dầu mỡ, cay nóng, điều này có thể đóng góp đáng kể vào việc cải thiện làn da của bạn. Một chế độ ăn uống cân đối không chỉ tốt cho da mà còn có lợi cho sức khỏe.
Duy trì độ ẩm trong không khí
Để bảo vệ làn da, đặc biệt trong những thời kỳ chuyển mùa như thu và đông, nên duy trì một môi trường với độ ẩm phù hợp cho da. bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm, đặt trong nhà hoặc phòng làm việc, điều này sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng da bị sần ngứa vào thời tiết hanh khô.
Sử dụng kem dưỡng ẩm cho da
Nếu bạn đang băn khoăn không biết da mặt bị ngứa sần sùi phải làm sao, thì Việc lựa chọn sử dụng các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, không chứa hương liệu từ các thương hiệu uy tín có thể là giải pháp hiệu quả để làm dịu cảm giác ngứa rát, đồng thời cải thiện các vấn đề da hiệu quả hơn.
bạn hãy thoa kem dưỡng ẩm 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối để giúp duy trì độ ẩm cần thiết, hỗ trợ da chống lại tình trạng da khô bong tróc, sần ngứa và nẻ da mặt.
>>>>>Xem thêm: Ăn cam có béo không? Ăn cam lúc nào giảm mỡ, giảm cân tốt?
Điều trị dị ứng da
Trong trường hợp da mặt ngứa sần sùi do dị ứng, bên cạnh việc tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được thăm khám và điều trị các vấn đề liên quan đến dị ứng được hiệu quả.
Bên cạnh đó, để không cần phải lo lắng việc da mặt bị ngứa sần sùi phải làm sao, bạn có thể ghé ngay các cơ sở Thẩm mỹ viện Ngọc Dung trên toàn quốc để được thăm khám và tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ da liễu hàng đầu, đồng thời TMV Ngọc Dung cũng mang đến cho khách hàng nhiều liệu pháp chăm sóc da cũng công nghệ thẩm mỹ hiện đại, giúp cấp ẩm và điều trị các vấn đề da an toàn, hiệu quả. Đăng ký thông tin chi tiết dưới đây để được tư vấn miễn phí bởi chuyên gia.