Nứt gót chân là một tình trạng khá phổ biến và thường diễn ra khi da ở vùng gót chân trở nên khô, bong tróc và nứt nẻ, có thể gây cảm giác khó chịu và đau rát, làm ảnh hưởng đến khả năng di chuyển hàng ngày của nhiều người. Mặc dù nứt nẻ gót chân không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tuy nhiên nếu không điều trị sớm, tình trạng này sẽ gây ra nhiều khó khăn bất tiện trong quá trình sinh hoạt. Cùng Thẩm mỹ viện Ngọc Dung tham khảo ngay nguyên nhân và cách trị nứt gót chân hiệu quả bên dưới nội dung sau.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân gót chân bị nứt & cách trị nứt gót chân hiệu quả
Contents
- 1 Tình trạng nứt gót chân là gì?
- 2 Một số triệu chứng thường gặp khi bị nứt gót
- 3 Bị nứt gót chân là thiếu chất gì? Nguyên nhân gót chân khô nứt nẻ
- 3.1 Nứt da chân do cơ thể thiếu nước
- 3.2 Gót chân bị nứt do cơ thể thiếu vitamin
- 3.3 Gót chân nứt nẻ do bị thừa cân
- 3.4 Gót chân bị nứt do vệ sinh chân không sạch sẽ
- 3.5 Nứt chân do mang giày không phù hợp
- 3.6 Chân bị nứt nẻ do đứng quá lâu
- 3.7 Nẻ gót chân do bị nhiễm nấm
- 3.8 Nứt gót chân do bước vào thời kỳ tiền mãn kinh
- 3.9 Do một số bệnh lý khác
- 4 Những cách trị nứt gót chân hiệu hiệu quả
- 5 Các biện pháp ngăn ngừa nứt gót chân
- 6 Lời kết
Tình trạng nứt gót chân là gì?
Nứt gót chân là một triệu chứng ngoài da khá phổ biến, thường xuất hiện dưới dạng các vết nứt nhỏ, bong tróc và nông trên bề mặt da vùng bàn chân. Trong một số trường hợp, những vết nứt có thể trở nên sâu hơn và gây chảy .máu. Tình trạng nứt nẻ gót chân thường xuất hiện khi thời tiết mào mùa hanh khô
Theo khảo sát thì tỷ lệ phụ nữ mắc phải tình trạng này cao hơn 50% so với nam giới. Những vết nứt sâu ở gót chân không chỉ gây cảm giác đau rát mà còn có khả năng dẫn đến chảy máu và nhiễm trùng, gây ra nhiều rắc rối và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.
Một số triệu chứng thường gặp khi bị nứt gót
Nứt gót chân có thể biểu hiện qua các dấu hiệu như:
- Da gót chân khô nứt nẻ, đầu ngón chân bị khô nứt, có thể kèm theo cảm giác ngứa;
- Vết nứt có thể gây ra chảy máu;
- Cảm giác đau hoặc khó chịu tại khu vực nứt nẻ;
- Tình trạng viêm nhiễm, da quanh vùng nứt đỏ và có thể phát triển thành loét.
nếu tình trạng này kéo dài, mà không được điều trị, xử lý kịp thời thì có thể chuyến biến nặng gây mất cảm giác ở vùng gót, thậm chí là viêm mô tế vào hoặc nhiễm trùng.
Bị nứt gót chân là thiếu chất gì? Nguyên nhân gót chân khô nứt nẻ
Tình trạng bị nứt gót chân có thể xuất hiện do nhiều yếu tố khác nhau, như cơ thể thiếu các dưỡng chất vitamin cần thiết hoặc thậm chí là do thiếu nước,… bên cạnh đó nứt chân còn từ những nguyên nhân phổ biến dưới đây:
Nứt da chân do cơ thể thiếu nước
Thiếu nước không chỉ làm suy yếu sức khỏe chung, mà còn có thể làm rạn da chân, đặc biệt là da ở gót chân, trở nên khô ráp và nứt nẻ. Bên cạnh đó, sự kết hợp giữa thiếu nước và nhiệt độ không khí thấp càng làm tăng nguy cơ bị nứt gót chân lên cao.
Gót chân bị nứt do cơ thể thiếu vitamin
Ngoài ra, nứt gót chân cũng có thể là biểu hiện cho thấy cơ thể đang thiếu hụt một số dưỡng chất quan trọng, đặc biệt là vitamin B3. Vitamin B3, hay còn gọi là niacin, được xem là một thành phần quan trọng của nhóm vitamin B hòa tan trong nước. Dưỡng chất này đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, cũng như duy trì sức khỏe cho da, tóc và hệ thần kinh.
Sự thiếu hụt vitamin B3 có thể dẫn đến bệnh Pellagra, một dạng bệnh y khoa phổ biến với các biểu hiện như da khô, nứt nẻ đặc biệt là ở gót chân, cùng một số triệu chứng khác như viêm da, mất trí nhớ, và tiêu chảy.
Ngoài vitamin B3, tình trạng nứt nẻ gót chân cũng có thể là hậu quả của việc thiếu vitamin A, C, E, các vi chất như kẽm, và các loại acid béo không no. Mỗi loại vitamin và vi chất này đều có vai trò riêng biệt trong việc duy trì sức khỏe của da và cơ thể. Do đó, việc cân nhắc một chế độ ăn uống cân đối và đa dạng, cung cấp đủ các loại vitamin và vi chất cần thiết, là bước quan trọng để ngăn chặn và điều trị tình trạng nứt gót chân hiệu quả.
Gót chân nứt nẻ do bị thừa cân
Tại sao bị nứt gót chân? Tình trạng thừa cân béo phì tạo ra áp lực rất lớn đến gót chân, điều ngày cũng góp phần dẫn đến tình trạng gót chân khô nứt nẻ. Bởi lẽ, khi trọng lượng cơ thể tăng lên, bàn chân, đặc biệt là gót chân, phải mở rộng và chịu áp lực nhiều hơn, điều này có thể dẫn đến tình trạng nứt nẻ ở gót chân.
Gót chân bị nứt do vệ sinh chân không sạch sẽ
Nứt gót chân cũng có thể hình thành do không giữ gìn vệ sinh chân cẩn thận. Khi bạn thường xuyên đi dép, đi chân không, mang sandal, hoặc thường xuyên ngâm chân trong nước, vùng da chân của bạn có thể tiếp xúc với bụi bẩn và vi khuẩn. Các chất bẩn này, theo thời gian, sẽ tích tụ trên da chân và ngấm sâu vào lớp tế bào chết bên ngoài, gây ra tình trạng nứt nẻ trên da chân và gót chân nếu chân không được làm sạch thường xuyên và đúng cách.
Nứt chân do mang giày không phù hợp
Ngoài ra, tình trạng nứt gót chân cũng có thể xuất phát do thói quen sử dụng những loại giày dép không phù hợp. Việc mang giày quá chật hoặc quá rộng, sẽ tạo ra áp lực lớn và không đồng đều lên gót chân, dẫn đến sự căng giãn của lớp mỡ dưới da và cuối cùng là nứt nẻ.
Đặc biệt, việc thường xuyên sử dụng dép xỏ ngón hoặc giày cao gót hở gót có thể làm tăng nguy cơ nứt nẻ. Bởi lẻ, giày cao gót ngoài việc tạo áp lực lên gót chân, còn góp phần khiến cho lớp mỡ dưới gót phải giãn nở nhiều hơn để giữ cân bằng cho cơ thể, từ đó gây ra tình trạng nứt nẻ.
Chân bị nứt nẻ do đứng quá lâu
Đứng quá lâu, nhất là trên các bề mặt cứng như sàn bê tông hoặc sàn gỗ, cũng có thể tạo ra những áp lực lớn lên bàn chân và gót chân. Hoạt động này không chỉ ảnh hưởng đến gót chân mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ vùng da chân, từ đó dẫn đến tình trạng nứt nẻ da gót chân.
Nẻ gót chân do bị nhiễm nấm
Bên cạnh đó, tình trạng nhiễm nấm chân cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nứt nẻ da. Tuy nhiên, việc điều trị nấm chân cần được sự tư vấn thăm khám bởi bác sĩ da liễu.
Nứt gót chân do bước vào thời kỳ tiền mãn kinh
Phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh thường đối mặt với nhiều thay đổi trong cơ thể, trong đó có tình trạng nứt nẻ gót chân. Điều này là do sự xuất hiện của chứng dày sừng quang hóa, một tình trạng khiến cho nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể trở nên khô ráp và nứt nẻ, chứ không chỉ ở gót chân.
Do một số bệnh lý khác
Không dừng lại ở các yếu tố ngoại sinh, tình trạng nứt gót chân cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như: đái tháo đường, suy giáp, viêm da dị ứng, bệnh vẩy nến,…Nhận biết và quản lý những yếu tố bệnh lý này là bước quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị hiệu quả tình trạng gót chân nứt nẻ.
Những cách trị nứt gót chân hiệu hiệu quả
Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể tham khảo một số phương pháp điều trị bằng nguyên liệu tự nhiên an toàn tại nhà dưới đây:
Tẩy tế bào chết cho da chân
Tẩy tế bào chết cho gót chân là một trong những phương pháp làm đẹp an toàn hiệu quả để khắc phục tình trạng da thô ráp, nứt nẻ. Cách trị nứt gót chân với phương pháp tẩy tế bào chết:
- Bước 1: Ngâm chân trong nước ấm khoảng 20 phút để làm mềm da và chuẩn bị cho quá trình tẩy tế bào chết.
- Bước 2: Sử dụng đá cuội, bàn chải chuyên dụng hoặc xơ mướp để nhẹ nhàng loại bỏ tế bào chết trên bàn chân.
- Bước 3: Sau khi tẩy tế bào chết, lau khô chân một cách nhẹ nhàng để không làm tổn thương da.
- Bước 4: Thoa một lớp kem dưỡng ẩm, đặc biệt chú ý đến những vùng da nứt nẻ, để nuôi dưỡng và phục hồi độ ẩm cho da.
Lưu ý: Tránh tẩy tế bào chết khi da chân còn khô, vì điều này có thể làm da dễ bị tổn thương hơn.
Tìm hiểu thêm: Nổi mụn ở cổ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách trị nhanh nhất
Sử dụng kem dưỡng ẩm trị nẻ gót chân
Sử dụng kem dưỡng ẩm đều đặn mỗi ngày cũng là một trong những phương pháp giúp bạn ngăn ngừa và trị nứt gót chân hiệu quả. Các loại kem dưỡng ẩm thường chứa các thành phần như Axit salicylic, Ure, Saccharide isomerate, và Axit alpha-hydroxy, giúp loại bỏ tế bào chết, cung cấp độ ẩm và làm mềm da.
Khi sử dụng kem dưỡng ẩm, bạn nên áp dụng nó 2-3 lần mỗi ngày để đảm bảo làn da luôn được hydrat hóa đầy đủ. Đồng thời, để bảo vệ gót chân, hãy tránh đi chân trần và sử dụng giày dép thích hợp.
Tuy nhiên, nếu vẫn chưa biết nứt gót chân bôi gì? Thì vaseline là một gợi ý bạn có thể tham khảo, bên cạnh đó bạn nên tham khảo ý kiến của của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự mua và sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của chuyên gia, điều này có thể khiến tình trạng gót chân bị nứt trở nên nghiêm trọng hơn.
Sử dụng Vaseline trị nứt gót chân
Vaseline từ lâu đã là một sản phẩm dưỡng ẩm quen thuộc, không chỉ giữ ẩm cho da mà còn là giải pháp đơn giản và hiệu quả để khắc phục tình trạng nứt gót. Bạn có thể áp dụng cách trị nứt gót chân bằng vaseline với các bước cơ bản dưới đây:
- Bước 1: Trước tiên, bạn cần rửa chân thật sạch với nước ấm. Độ ấm của nước sẽ giúp giải nở lỗ chân lông và làm mềm da, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thẩm thấu dưỡng chất. Sau đó, sử dụng một chiếc khăn mềm, nhẹ nhàng lau khô chân.
- Bước 2: Lấy một lượng Vaseline vừa phải và thoa đều lên vùng gót chân bị nứt. Vaseline sẽ tạo một lớp màng bảo vệ, giữ ẩm và hỗ trợ quá trình phục hồi da.
- Bước 3: Dùng ngón tay massage nhẹ nhàng để Vaseline có thể thấm sâu vào da, đồng thời kích thích tuần hoàn máu tại khu vực này.
- Bước 4: Sau khi thoa Vaseline, bạn có thể mang một đôi tất mềm để giữ ẩm. Điều này giúp Vaseline thẩm thấu sâu hơn vào da qua đêm hoặc trong suốt thời gian dài.
- Bước 5: Để có kết quả tốt nhất, hãy thoa Vaseline hàng ngày, đặc biệt trước khi đi ngủ. Điều này giúp duy trì độ mềm mại cho da và phòng ngừa tình trạng nứt gót chân tái phát.
Cách trị nứt gót chân với nguyên liệu thiên nhiên
Ngày các sản phẩm chăm sóc da thông thường, bạn cũng có thể tận dụng những nguyên liệu tự nhiên dưới đây để khắc phục tình trạng nứt chân.
Cách trị nứt gót chân bằng dầu dừa
Dầu dừa thường được biết đến với hàm lượng vitamin A, E và các axit béo thiết yếu như axit lauric và axit phenolic, nguyên liệu này sẽ là lựa chọn tuyệt vời trong việc chăm sóc da, đặc biệt khi điều trị tình trạng gót chân bị nứt.
Các dưỡng chất trong dầu dừa không chỉ cung cấp độ ẩm cần thiết cho da mà còn giúp giảm tình trạng da khô, nứt nẻ, đồng thời làm da trở nên săn chắc và mịn màng hơn.
Hướng dẫn cách trị nứt gót chân bằng dầu dừa:
- Bước 1: Chuẩn bị một chậu nước ấm pha với một chút muối để ngâm chân. Nước muối ấm sẽ giúp làm mềm da chân và chuẩn bị da để hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Bạn cũng có thể thêm một vài giọt tinh dầu tùy chọn vào nước để tạo cảm giác thư giãn và dễ chịu hơn.
- Bước 2: Sau khi ngâm chân trong khoảng 10-15 phút, bạn hãy sử dụng khăn mềm để lau khô chân nhẹ nhàng.
- Bước 3: Lấy một lượng dầu dừa nguyên chất vừa đủ và thoa đều lên lòng bàn tay. Massage nhẹ nhàng lên gót chân bằng động tác tròn để dầu dừa thấm sâu vào da, giúp nuôi dưỡng và phục hồi các vùng da khô và nứt nẻ.
- Bước 3: Cuối cùng, rửa sạch chân với nước ấm. Áp dụng phương pháp này khoảng 2 lần mỗi tuần sẽ giúp bạn nhận thấy sự cải thiện đáng kể tình trạng gót chân khô nứt nẻ.
Việc sử dụng dầu dừa không chỉ là một phương pháp tự nhiên, an toàn mà còn rất hiệu quả trong việc chăm sóc và cải thiện sức khỏe của làn da, đặc biệt là đối với những vấn đề như nứt gót chân.
Cách trị nứt gót chân bằng nhựa đu đủ
Nhựa đu đủ giàu vitamin A, C và enzyme papain, giúp loại bỏ tế bào chết và làm cho da chân trở nên mềm mại hơn. Bạn có thể tận dụng nguyên liệu này để trị nứt gót với những bước cơ bản dưới đây:
- Bước 1: Hãy chuẩn bị một quả đu đủ xanh, dao gọt và một chiếc khăn mềm.
- Bước 2: Sử dụng dao gọt để cắt đi phần đuôi cuống của đu đủ, lúc này bạn sẽ thấy nhựa chảy ra, hãy dùng 1 chén nhỏ để hứng lấy lượng nhựa này, bạn có thể lặp lại quy trình này để lấy nhiều nhựa hơn.
- Bước 3: Sau đó rửa sạch và lau khô da chân, rồi thoa đều lớp nhựa này lên vùng gót chân bị nứt và massage nhẹ nhàng.
- Bước 4: Giữ nhựa đu đủ trên chân trong khoảng 15-20 phút để các dưỡng chất trong nhựa có thời gian thấm sâu và phát huy tác dụng. trị nứt gót chân
Cách trị nứt gót chân bằng chuối
Chuối cũng là một trong những nguồn dưỡng chất dồi dào với các thành phần như kali, vitamin B6, B12, magie, mang lại nhiều lợi ích cho da. Khi áp dụng chuối trong chăm sóc da, bạn sẽ cung cấp cho làn da những dưỡng chất cần thiết, giúp da trở nên mềm mại, loại bỏ tế bào chết hiệu quả, đồng thời nguyên liệu này còn có khả năng kháng khuẩn và thúc đẩy quá trình tái tạo da.
Cách áp dụng mẹo trị nứt gót chân:
- Bước 1: Lấy 2 quả chuối tiêu chín, bóc vỏ và cho vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn.
- Bước 2: Sau khi tẩy tế bào chết và loại bỏ lớp sừng trên da, bạn hãy rửa sạch chân với xà phòng và lau khô.
- Bước 3: Thoa đều hỗn hợp chuối lên gót chân, giữ nguyên trong khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch vùng da này lại với nước ấm.
Để đạt hiệu quả tốt nhất, hãy áp dụng phương pháp này hàng ngày. Bạn sẽ thấy sự cải thiện rõ rệt trên các vết nứt chân của mình.
Cách chữa nứt gót chân với băng cá nhân dạng lỏng
Băng cá nhân dạng lỏng cũng là một giải pháp hiệu quả và tiện lợi cho việc điều trị nứt gót, đặc biệt trong trường hợp các vết nứt sâu và chảy máu. Sản phẩm này thường được sử dụng dưới dạng kem bôi, tạo ra một lớp bảo vệ kín đáo, giúp ngăn chặn sự nhiễm trùng và ngăn ngừa tình trạng nứt nẻ thêm. Một lợi ích nổi bật của băng dạng lỏng là khả năng bám chặt vào da, cho phép bạn hoạt động cả ngày mà không lo băng bị bong tróc.
Các biện pháp ngăn ngừa nứt gót chân
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo ngay cách ngăn ngừa tình trạng gót chân bị nứt dưới đây để giữ cho đôi chân luôn hồng hào, mịn màng:
Mang giày, dép có kích thước phù hợp với chân
Để bảo vệ đôi chân tránh khỏi những rủi ro khô ráp, nứt gót chân, thì việc lựa chọn loại giày dép phù hợp cũng đóng vai trò cực kỳ quan trong trọng. Đôi giày hoặc dép lý tưởng nên có độ mềm mại và thoải mái, đồng thời có sự hỗ trợ đặc biệt ở phần gót.
Bên cạnh đó, bạn cần chọn những đôi giày hoặc dép vững chắc, có phần gót rộng và êm ái để giảm bớt áp lực và tránh tổn thương khi bạn di chuyển và thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Dưới đây là một số sản phẩm giày dép bạn không nên sử dụng khi bị nứt gót:
- Dép xăng đan hoặc dép xỏ ngón có thể gây đau và không cung cấp đủ sự hỗ trợ cần thiết để nâng đỡ gót chân.
- Giày quá chật, làm tăng nguy cơ tổn thương, nứt nẻ cho bàn chân.
- Giày đế nhọn và giày cao gót không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến cấu trúc cột sống và mu bàn chân, làm tăng nguy cơ đau nhức và nứt nẻ chân.
Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất
Một trong những cách hiệu quả nhất để điều trị nứt gót chân là duy trì một chế độ ăn uống cân đối, giàu dưỡng chất và vitamin. Một chế độ ăn lành mạnh không chỉ tăng cường sức khỏe tổng thể mà còn cung cấp đủ nước và dưỡng chất cần thiết cho làn da, giúp duy trì độ ẩm, làm giảm tình trạng bong tróc, mang lại làn da mềm mại, mịn màng.
Để hỗ trợ quá trình này, bạn có thể tăng cường bổ sung các loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống hằng ngày:
- Quả bơ: Với hàm lượng cao của vitamin E, vitamin C và chất béo không bão hòa, bơ giúp nuôi dưỡng và làm mềm da.
- Cá: Các loại cá giàu omega-3 sẽ hỗ trợ quá trình sản xuất collagen, giúp da trở nên săn chắc và mịn màng.
- Cách loại rau xanh: Rau bina và các loại rau xanh khác chứa nhiều Vitamin E, omega-4, sắt và các khoáng chất khác, hỗ trợ làn da trở nên khỏe mạnh và săn chắc.
- Uống các loại nước ép: Nước ép chứa hàm lượng vitamin cao, đây cũng là biện pháp giúp cấp ẩm cho da được toàn diện, từ đó giúp hỗ trợ ngăn ngừa hiệu quả trình trạng gót chân khô nứt nẻ.
Những lựa chọn dinh dưỡng thông minh này không chỉ cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn giúp tăng cường sức khỏe và vẻ đẹp của làn da.
Chăm sóc da chân đúng cách
Để duy trì sức khỏe tốt cho da và phòng tránh tình trạng nứt gót chân, hãy áp dụng những biện pháp chăm sóc da sau:
- Đảm bảo uống đủ ít nhất 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày, giúp cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể, duy trì độ ẩm và độ đàn hồi cho làn da.
- Nếu công việc đòi hỏi bạn phải đứng lâu, hãy hạn chế thời gian đứng liên tục ở một vị trí hoặc sử dụng miếng lót giày để giảm áp lực lên gót chân.
- Đặc biệt quan trọng với những người thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường nhiệt đới hoặc lạnh. Việc sử dụng kem dưỡng ẩm đều đặn giúp ngăn chặn tình trạng khô da và nứt chân.
- Chọn giày hoặc dép có kích cỡ phù hợp, cung cấp sự thoải mái và hỗ trợ tốt cho bàn chân.
- Chà gót chân, tẩy tế bào chết định kỳ để giúp tái tạo làn da, giữ cho da chân mềm mại và ngăn ngừa tình trạng nứt nẻ.
- Tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về việc bị nứt gót chân bôi thuốc gì để có những lựa chọn những sản phẩm thuốc bôi trị gót chân nứt nẻ phù hợp cho làn da của mình.
Áp dụng những thói quen này sẽ giúp cải thiện đáng kể sức khỏe và vẻ đẹp của làn da, đặc biệt là vùng da ở gót chân.
>>>>>Xem thêm: 100g Thịt bò bao nhiêu calo? Giá trị dinh dưỡng của thịt bò
Lời kết
Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, cách ngăn ngừa và điều trị tình trạng nứt gót chân hiệu quả. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề trên, đừng ngần ngại liên hệ ngay cho Thẩm mỹ viện Ngọc Dung qua Hotline *3232 để được tư vấn cụ thể hơn.