Dày sừng nang lông là gì? Bao lâu thì hết, có chữa được không?

Rate this post

Dày sừng nang lông là một vấn đề da liễu thường gặp, không gây hại hay ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, tình trạng này khiến làn da trở nên sần sùi, gây ngứa và mất đi vẻ mịn màng tự nhiên, ảnh hưởng đến vẻ đẹp thẩm mỹ của da, khiến nhiều chị em cảm thấy tự ti. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Có cách nào để điều trị dứt điểm hay không? Bạn hãy cùng TMV Ngọc Dung tham khảo ngay những thông tin chi tiết dưới đây!

Bạn đang đọc: Dày sừng nang lông là gì? Bao lâu thì hết, có chữa được không?

Tham khảo ngay dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị dày sừng nang lông dưới đây!

Dày sừng nang lông là gì?

Dày sừng nang lông (Keratosis pilaris), còn được biết đến với tên gọi là “da gà”, đây là một hiện tượng khá thường gặp, không gây hại cho sức khỏe. Thường xuất hiện nhiều ở độ tuổi thanh thiếu niên và ít gặp hơn ở tuổi trưởng thành. Đặc trưng của tình trạng này là những xuất hiện nhiều nốt sần nhỏ và không đau quanh nang lông, những nốt sần có thể có màu đỏ, nâu, trắng hoặc cùng màu với da. Thường xuất hiện ở các khu vực trên cơ thể có nang lông, đặc biệt là trên cánh tay và chân.

Dày sừng nang lông là một tình trạng da khá phổ biến và lành tính

Dấu hiệu nhận biết dày sừng nang lông

Các biểu hiện chính của dày sừng nang lông mà bạn có thể dễ dàng quan sát là những nốt nhỏ li ti và sần sùi phủ khắp bề mặt da, đặc biệt là quanh các nang lông. Trong một số trường hợp, đây có thể là triệu chứng duy nhất, nhưng cũng có thể đi kèm với các dấu hiệu khác như:

  • Da bị nổi sần như da gà và ngứa.
  • Các nốt sần có thể bị viêm và bị kích ứng, làm thay đổi màu da.
  • Khi sờ lên bề mặt da sẽ có cảm giác giống như sờ lên giấy nhám.
  • Tình trạng này thường trở nên nặng hơn khi thời tiết hanh khô vào mùa đông.

Dày sừng ở nang lông khiến làn da có cảm giác ngứa ngáy hoặc khô ráp khi sờ vào

Nguyên nhân gây dày sừng nang lông

Thông thường, tình trạng này thường xảy ra do sự tích tụ của keratin, một loại protein cứng có trong lông và tóc, đóng vai trò như một lớp giáp bảo vệ da khỏi các tác nhân gây nhiễm trùng và chất độc hại. Sự tích tụ này này trên bề mặt da sẽ gây tắc nghẽn lỗ chân lông khiến da trở nên sần sùi, thô ráp.

Mặc dù nguyên nhân cụ thể khiến keratin tích tụ dưới da và gây ra dày sừng nang lông vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng một số yếu tố được cho là có thể tăng nguy cơ phát triển tình trạng này, bao gồm: Do tình trạng khô da, vệ sinh da không sạch sẽ, bện chàm, thừa cân và do di truyền.

Tình trạng dày sừng nang lông thường hình thành do sự tích tụ của keratin

Những người nào dễ bị bệnh dày sừng nang lông?

Dày sừng nang lông là một tình trạng da mà ai cũng có thể gặp phải, tuy nhiên một số nhóm người có khả năng gặp cao hơn:

  • Người có làn da khô.
  • Những người mắc bệnh chàm hoặc có làn da giống vảy cá.
  • Những người thường xuyên bị sốt vào mùa hè.
  • Người béo phì.
  • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
  • Trẻ em và thanh thiếu niên.

Sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai hoặc trong tuổi dậy thì có thể kích thích sự xuất hiện của tình trạng này.

Dày sừng ở nang lông thường xuất hiện ở mẹ bầu đang trong thai kỳ

Dày sừng nang lông bao lâu thì hết? Có chữa được không?

Tình trạng dày sừng nang lông hiện nay chưa có phương pháp điều trị dứt điểm hoàn toàn. Nó thường sẽ tự thuyên giảm dần theo thời gian, phụ thuộc vào tình trạng cơ địa của làn da. Vì vậy để giảm thiểu các triệu chứng ngứa ngáy, thô ráp, bạn cần thực hiện một số phương pháp chăm sóc làn da.

Tìm hiểu thêm: 5 Tips làm hồng nhũ hoa bằng vaseline an toàn, cấp tốc tại nhà

Bệnh dày sừng nang lông thể tự điều trị dứt điểm

Cách cải thiện tình trạng dày sừng nang lông

Để nhanh chóng khắc phục tình trạng nang lông dày sừng tại nhà, bạn có thể tham khảo thêm một số phương pháp dưới đây: 

Dùng thuốc bôi dày sừng nang lông

Để giảm thiểu sự tích tụ của keratin và làm thông thoáng lỗ chặn ở nang lông, bạn có thể sử dụng một số loại kem chứa Vitamin A, như Retinoid. Trong trường hợp da bạn xuất hiện tình trạng viêm, đỏ và sần sùi, hãy cân nhắc sử dụng thêm corticoid để mang lại hiệu quả tốt hơn.

Tuy nhiên, trước khi lựa chọn bất kỳ sản phẩm nào, bạn cần tuân thủ theo thời gian và liều lượng mà bác sĩ da liễu chỉ định để ngăn ngừa một số tác dụng phụ như da khô kích ứng. Đồng thời, phụ nữ mang thai, đang nuôi con bằng sữa mẹ, hoặc có ý định mang thai trong thời gian tới cần tránh sử dụng những loại thuốc này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và em bé.

Sử dụng thuốc bôi để làm giảm các triệu chứng dày sừng ở nang lông

Cải thiện dày sừng nang lông bằng laser

Trong trường hợp tình trạng dày sừng nang lông nghiêm trọng và không có dấu hiệu thuyên giảm khi sử dụng các liệu pháp chăm sóc thông thường như thuốc mỡ và kem dưỡng ẩm, việc áp dụng liệu pháp laser có thể được xem xét. Liệu pháp laser hiện đại không chỉ giúp cải thiện đáng kể kết cấu và vẻ ngoại hình của làn da mà còn giảm viêm, mẩn đỏ hiệu quả.

Tuy nhiên, quá trình điều trị nang lông dày sừng là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì và cần nhiều thời gian. Vì tình trạng này không thể được chữa khỏi hoàn toàn, do đó bạn cũng cần duy trì thực hiện biện pháp này thường xuyên.

Tẩy chế bào chết cho da định kỳ

Việc thực hiện tẩy tế bào chết body đều đặn từ 1 đến 2 lần mỗi tuần để chăm sóc da, giúp loại bỏ lớp tế bào chết và tái tạo bề mặt da, mang lại làn da mịn màng và tươi sáng. Tuy nhiên, khi thực hiện tẩy da chết bạn hãy tránh sử dụng lực mạnh vì điều này có thể gây hại cho da. 

Bạn có thể lựa chọn tẩy tế bào chết hóa hoặc tẩy tế bào chết vật lý dựa theo tình trạng da và nhu cầu của bản thân. Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng nguyên liệu tự nhiên tại nhà để pha chế hỗn hợp tẩy da chết, vừa an toàn vừa hiệu quả và giảm thiểu nguy cơ phản ứng phụ.

Tẩy tế bào chết với cám gạo

Cám gạo là một trong những nguyên liệu tự nhiên có khả năng tẩy tế bào chết hiệu quả, đồng thời cung cấp hàm lượng vitamin B dồi dào cho cơ thể, đặc biệt khi kết hợp với sữa chua hỗn hợp này không chỉ giúp làn da sạch sẽ hơn mà còn trở nên mềm mịn hơn sau khi thực hiện.

Bạn hãy trộn đều nửa bát cám gạo với sữa chua hoặc sữa tươi để tạo nên một hỗn hợp mịn màng. Sau khi tắm sạch, bạn hãy thoa hỗn hợp này lên làn da toàn thân, và nhẹ nhàng massage khoảng 15 phút để các dưỡng chất thấm sâu, tạo ma sát và loại bỏ tế bào chết. Sau đó hãy tắm lại đê làm sạch da.

Tẩy tế bào chết bằng bột cám gạo hiệu quả tại nhà

Tẩy da chết bằng bã cà phê

Bã cà phê không chỉ có hiệu quả đặc biệt trong việc tẩy sạch lớp da chết mà còn giúp tái tạo làn da mới mịn màng hơn. Bạn có thể kết hợp nguyên liệu này với dầu oliu để tăng cường bổ sung dưỡng chất cho làn da, dầu oliu với hàm lượng vitamin E và omega 3 cao, cung cấp độ ẩm và nuôi dưỡng da, giúp da trở nên mềm mại và rạng rỡ.

Cách thực hiện tẩy tế bào chết bằng bã cà phê như sau: Trộn đều bã cà phê và dầu oliu trong một bát nhỏ để tạo thành một hỗn hợp hơi sệt. Sau khi tắm bạn đừng vội lau khô da, mà hãy thoa hỗn hợp này lên khắp cơ thể và massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn trong khoảng 10-15 phút. Cuối cùng tắm lại một lần nữa.

Tẩy tế bào chết bằng bột yến mạch

Yến mạch không chỉ giúp tẩy tế bào chết nhẹ nhàng mà còn có tác dụng làm dịu da, giảm thiểu kích ứng và mẩn đỏ. Khi kết hợp nguyên liệu này với sữa chua giàu vitamin C, B và các chất béo, bạn sẽ có ngay một hỗn hợp tẩy da chết nuôi dưỡng da từ sâu bên trong, giúp da trở nên mềm mại và mịn màng hơn.

Bạn hãy xay yến mạch thành bột mịn và trộn đều với sữa chua tạo thành hỗn hợp sánh. Tương tự như những cách trên, sau khi tắm bạn hãy thoa hỗn hợp lên da và massage để tẩy tế bào chết trong khoảng 15 phút, sau đó tắm lại một lần nữa để làm sạch da hoàn toàn.

Tẩy tế bào chết bằng bột yến mạch an toàn dịu nhẹ

Dưỡng ẩm cho da đều đặn

Dưỡng ẩm luôn là một trong những bước chăm sóc da quan trọng trong quá trình điều trị dày sừng nang lông. Làn da khô có thể khiến cho tình trạng này trở nên tồi tệ hơn. Việc sử dụng kem dưỡng ẩm không chỉ giúp làm mềm da và giảm thiểu các nốt sần sùi mà còn cung cấp độ ẩm cần thiết, giảm ngứa và mang lại cảm giác thoải mái cho da.

Các chuyên gia thường khuyến nghị sử dụng những loại kem dưỡng ẩm có chứa Urea khi điều trị dày sừng nang lông nhờ khả năng làm mềm và cấp ẩm cho làn da hiệu quả. Để đạt được kết quả tốt nhất, bạn nên thoa kem dưỡng ẩm 1-2 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau khi tắm, khi da còn ẩm và lỗ chân lông mở rộng, điều này sẽ tạo điều kiện tốt nhất để da hấp thụ dưỡng chất.

Dưỡng ẩm là một trong những bước quan trọng trong quá trình điều trị dày sừng nang lông

Cải thiện nang lông dày sừng bằng dầu mè và củ hành

Sử dụng hỗn hợp dầu mè và củ hành là một trong những kinh nghiệm chữa dày sừng nang lông được nhiều chị em truyền tai nhau. Để thực hiện bạn hãy chuẩn bị dầu mè và 1 củ hành. Tiến đến đun nóng dầu mè và sau đó đổ vào một lọ thủy tinh đã được đã được làm sạch. Đậy nắp cẩn thận và bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ẩm mốc.

Khi cần sử dụng, thì cắt đôi củ hành, nhúng vào dầu mè đã chuẩn bị và nhẹ nhàng thoa lên khu vực da cần được chăm sóc. Áp dụng phương pháp này 2-3 lần mỗi ngày để cải thiện tình trạng da.

Các lưu ý khi chăm sóc da dày sừng nang lông

Dù dày sừng nang lông không thể được chữa khỏi hoàn toàn, nhiều trường hợp có thể thuyên giảm tự nhiên theo thời gian mà không cần điều trị. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp chăm sóc da tại nhà là cực kỳ quan trọng để giảm thiểu triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng tái phát. Dưới đây là một số khuyến nghị để chăm sóc da hiệu quả:

  • Hạn chế sử dụng nước nóng khi tắm, mà chỉ nên sử dụng nước ấm hoặc nước mát.
  • Bạn không nên tắm quá lâu, nên giới hạn thời gian tắm trong vòng 15 phút để bảo vệ lớp dầu tự nhiên trên da.
  • Hãy lựa chọn sữa tắm, xà phòng tắm dành cho da nhạy cảm hoặc sản phẩm từ chó thành phần từ thiên nhiên, tránh các loại có tính tẩy mạnh.
  • Thực hiện tẩy tế bào chết định kỳ để loại bỏ lớp da khô, da chết, giúp da không bị bít tắc và mềm mại hơn.
  • Tránh chà xát da mạnh khi gặp tình trạng này, hãy nhẹ nhàng với làn da của bạn để tránh kích ứng và làm trầm trọng thêm các triệu chứng.
  • Kết hợp sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày để duy trì độ ẩm cho da.
  • Duy trì độ ẩm trong không gian sống, đặc biệt là phòng ngủ.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh các loại quá chật có thể gây ma sát và tổn thương da.
  • Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời để tránh làm các triệu trứng nặng thêm

>>>>>Xem thêm: Rụng lông mày có sao không? Cách khắc phục lông mày bị rụng

Lựa chọn xà phòng tắm lành tính dịu nhẹ để cải thiện tình trạng da

Lời kết

Việc chăm sóc và điều trị dày sừng nang lông thường yêu cầu sự nhẹ nhàng và kiên nhẫn, đồng thời cần cân nhắc kỹ lưỡng trong việc lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp, an toàn. Ngoài ra, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên, đừng ngần ngại liên hệ ngay đến Hotline *3232 để được tư vấn miễn phí bởi đội ngũ bác sĩ da liễu hàng đầu tại TMV Ngọc Dung.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *