Mụn ẩn thường xuất hiện nhiều ở khu vực trán, cằm và mũi. Nhìn trực diện sẽ thấy lỗ chân lông phình to, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Nhất là ở mũi, vị trí trung tâm của khuôn mặt. Tuy không viêm nhưng lại làm bề mặt da bị sần sùi và bóng dầu. Hãy cùng Ngọc Dung tìm hiểu ngay nguyên nhân gây ra mụn ẩn ở mũi và các cách điều trị hiệu quả để dứt điểm tình trạng này nhé!
Bạn đang đọc: Mụn ẩn ở mũi: Nguyên nhân, dấu hiệu và các cách điều trị
Contents
- 1 Mụn ẩn ở mũi là gì? Dấu hiệu nhận biết mụn ẩn
- 2 Tại sao mũi lại nổi mụn ẩn?
- 3 Cách điều trị mụn ẩn ở mũi và làm sạch ngăn ngừa mụn
- 3.1 Trị mụn ẩn ở cánh mũi bằng Retinol
- 3.2 Đánh bay mụn ẩn ở cánh mũi bằng Salicylic Acid và Glycolic Acid
- 3.3 Chữa mụn ẩn ở mũi với Benzoyl Peroxide
- 3.4 Giảm mụn ẩn trên mũi với Sulfur lưu huỳnh
- 3.5 Trị mụn ẩn ở mũi bằng tinh dầu tràm trà
- 3.6 Xóa mụn ẩn trên cánh mũi với trà xanh
- 3.7 Chữa mụn ẩn ở mũi với rau diếp cá
- 3.8 Giảm mụn ẩn ở cánh mũi với nha đam
- 3.9 Loại bỏ mụn ẩn ở mũi với cám gạo
- 4 Điều trị mụn ẩn dứt điểm an toàn, nhanh chóng tại TMV Ngọc Dung
Mụn ẩn ở mũi là gì? Dấu hiệu nhận biết mụn ẩn
Mụn ẩn ở mũi là loại mụn dưới da, không có đầu đen hay đầu trắng như mụn trứng cá thông thường. Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể nhận thấy được mụn ẩn, bởi chúng không viêm, không sưng, không đau và các nốt mụn lại nằm sâu trong nang lông. Tuy nhiên, vẫn có thể cảm nhận được qua những dấu hiệu dưới đây:
- Mụn ẩn không mọc riêng lẻ mà mọc thành cụm nhỏ
- Làm bề mặt da thô ráp, sần sùi
- Làm da mặt bị cộm, ngứa ngáy khó chịu
- Mụn ẩn không có đầu mụn như mụn trứng cá
Mụn ẩn có thể xuất hiện ở nhiều vị trí, nhưng nhiều nhất là ở hai bên cánh mũi và đầu mũi. Bởi đây là nơi tập trung nhiều lỗ chân lông và có nhiều tuyến dầu hoạt động. Mũi cũng là vị trí cao nhất của khuôn mặt, nên nó dễ tiếp xúc với các yếu tố từ môi trường và làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của vùng da nơi đây.
Tại sao mũi lại nổi mụn ẩn?
Mụn ẩn ở mũi hay ở những vùng da khác đều xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Loại mụn này không khó để điều trị, nhưng để triệt để thì không dễ; nó rất dễ tái đi tái lại nếu như chúng ta không chú ý đến vấn đề chăm sóc da. Hoặc có thể phát triển thành mụn viêm, mụn trứng cá nếu như da không được làm sạch, không kiểm soát được tuyến dầu.
Trước khi tìm hiểu một số cách loại bỏ mụn ẩn ở mũi, hãy ghi nhớ lại 4 nguyên nhân chính dẫn đến hình thành mụn ở bên dưới da sau đây:
Mất cân bằng hormone Androgen
Hầu như mọi vấn đề về mụn đều có liên quan đến sự mất cân bằng hormone Androgen trong cơ thể. Sự mất cân bằng này là rối loạn nội tiết tố, kích thích hoạt động của tuyến dầu làm lượng bã nhờn trên bề mặt da bị tăng vọt. Kết quả là tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, gây viêm và dẫn đến mụn.
Da khô, tiết bã nhờn
Da khô, thiếu ẩm vẫn bị mụn ẩn, vì tuyến dầu sẽ bị kích thích để sản xuất dầu nhiều hơn bù vào độ ẩm bị mất đi. Khi dầu được sản xuất dư thừa sẽ tồn đọng trên bề mặt da và cản trở tế bào chết bong tróc. Lâu ngày thì các tế bào này sẽ tụ lại cùng với bã nhờn và các mảnh vụn bụi bẩn khác. Các búi tắc này sẽ tạo thành mụn đầu trắng, đầu đen và cả mụn ẩn dưới da.
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh
Mụn ẩn ở mũi cũng hình thành do việc duy trì các thói quen sinh hoạt không lành mạnh trong thời gian dài. Chẳng hạn từ thói quen ăn đồ cay nóng, thức ăn chế biến nhiều dầu mỡ, thức khuya và lười vận động. Các thói quen này sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi chất bên trong cơ thể, suy yếu hệ miễn dịch; không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn là da dễ bị nổi mụn hơn.
Đặc biệt, thói quen chạm tay vào da mặt, sờ mũi có thể lây truyền vi khuẩn vào da, dẫn đến mụn phát triển mạnh mẽ.
Vệ sinh da vùng mũi không đúng cách
Làm sạch da mặt là bước cơ bản để duy trì một trạng thái khỏe mạnh cho da. Nhưng làm sạch da sai cách sẽ tạo ra nhiều tổn thương cho da và là nguồn cơ của các loại mụn. Ví dụ như việc dùng dầu tẩy trang mà không làm sạch kỹ lưỡng sẽ làm da bị bí, dễ tiết dầu và dẫn đến mụn.
Hoặc việc sử dụng sữa rửa mặt có chứa thành phần axit nồng độ cao cũng sẽ làm ảnh hưởng chức năng của hàng rào bảo vệ da, khiến da dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn gây mụn.
Ngoài vấn đề vệ sinh da không đúng cách, thói quen trang điểm dày cộm cũng có thể khiến cặn bẩn thấm sâu vào da, phát triển thành mụn ẩn ở mũi, trán và cằm. Các dụng cụ trang điểm nếu không được làm sạch cũng có thể là nơi vi khuẩn bám vào và lây sang da trong quá trình sử dụng.
Ô nhiễm từ môi trường
Da mặt, nhất là má và mũi là những vị trí thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, hóa chất và nhiều tác nhân ô nhiễm khác từ môi trường. Chăn, gối và màn cũng là nơi sinh sản của nhiều vi khuẩn; chúng cũng là những vật dụng thường xuyên tiếp xúc với da mặt chúng ta. Tất cả những yếu tố này đều có thể là nguyên nhân dẫn đến mụn ẩn ở mũi.
Mặc dù nguyên nhân gây mụn có thể khác nhau, nhưng chung quy, chúng đều dẫn đến tình trạng gia tăng tiết bã nhờn và tắc nghẽn lỗ chân lông. Vì thế, để trị mụn ẩn ở mũi và trả lại bề mặt da thông thoáng, chúng ta cần phải chấm dứt tình trạng này.
Cách điều trị mụn ẩn ở mũi và làm sạch ngăn ngừa mụn
Mụn ẩn ở mũi là tình trạng phổ biến, xuất hiện ở nhiều độ tuổi, cả nam và nữ đều có khả năng bị nổi mụn ẩn gần như nhau. Điều trị mụn ẩn có một điểm khác biệt hơn so với các loại mụn khác chính là bắt buộc chúng ta phải đẩy mụn ra ngoài và nhổ chúng đi. Bởi để mụn ẩn càng lâu trên da, chúng sẽ ăn sâu vào các lớp bên trong, làm tổn thương cấu trúc da và khó khăn trong việc điều trị dứt điểm.
Dưới đây là một số cách đẩy mụn ẩn và làm sạch da mà bạn có thể tham khảo qua:
Trị mụn ẩn ở cánh mũi bằng Retinol
Trị mụn ẩn ở mũi với Retinol là một trong những lựa chọn phổ biến và được gợi ý bởi nhiều chuyên gia. Đây là hoạt chất thuộc nhóm Retinoids, dẫn xuất của Vitamin A có khả năng thúc đẩy luân chuyển tế bào, tăng tốc quá trình tái tạo da. Nhờ đó mà có thể loại bỏ được tế bào chết và giảm tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông.
Retinol cũng có đặc tính kháng viêm nên trong quá trình hoạt động nó cũng sẽ ức chế phản ứng viêm có thể xảy ra, ngăn ngừa sự phát triển của mụn viêm.
Trong lúc sử dụng Retinol trị mụn ẩn ở mũi thì thường có biểu hiện bên ngoài là bong tróc da. Sau một thời gian khoảng 2-3 tuần, bề mặt da sẽ có dấu hiệu bị đẩy mụn ra bên ngoài. Khi trồi lên bề mặt thì mụn ẩn sẽ biểu hiện ở mụn đầu đen, đầu trắng và có thể là mụn viêm. Giai đoạn này thường kéo dài trong 2 tuần và giảm dần sau 4 tuần.
Đánh bay mụn ẩn ở cánh mũi bằng Salicylic Acid và Glycolic Acid
Dùng Retinol là một lựa chọn tốt cho mụn ẩn, nhưng do Retinol không có tín tẩy nên để làm sạch tế bào chết ở trong lỗ chân lông và bề mặt da thì nhóm axit hữu cơ như Salicylic Acid và Glycolic Acid là một biện pháp hữu ích.
Hai hoạt chất này có khả năng phá vỡ liên kết tế bào lớp sừng để loại bỏ chúng. Trong đó, Salicylic Acid có thể hòa tan dầu thừa, giúp kiểm soát bã nhờn trong lỗ chân lông và giúp da thông thoáng. Còn Glycolic Acid do thuộc tính ưa nước nên sẽ duy trì độ ẩm cho da trong quá trình hoạt động.
Kết hợp Retinol cùng với một trong hai hoạt chất này có thể sẽ thúc đẩy quá trình trị mụn ẩn ở cánh mũi hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đừng sử dụng chúng trong cùng một lúc, tránh da gặp kích ứng dẫn đến bùng phát mụn viêm nghiêm trọng hơn.
Nếu bạn có làn da khô, nhạy cảm thì hãy thay thế bằng các axit hữu cơ nhẹ nhàng hơn như Citric Acid, Mandelic Acid hoặc Gluconolactone.
Lưu ý, khi dùng các hoạt chất này để trị mụn ẩn ở mũi, mụn sẽ đẩy lên bề mặt da. Đây có thể là dấu hiệu tốt nhưng cũng có thể là tín hiệu cho thấy da đang bị kích ứng với thành phần trị mụn. Nếu mụn được đẩy lên không cùng vị trí với mụn ẩn thì bạn nên hạ liều hoặc tạm ngừng sử dụng các thành phần này.
Chữa mụn ẩn ở mũi với Benzoyl Peroxide
Bên cạnh những hoạt chất vừa liệt kê thì Benzoyl Peroxide cũng là một lựa chọn lý tưởng cho các thể loại mụn, bao gồm cả mụn ẩn ở mũi. Thành phần này có khả năng diệt vi khuẩn kỵ khí, nên sẽ ngăn cản tình trạng mụn ẩn bị viêm và gây đau nhức. Nhưng hãy nhớ rằng, Benzoyl Peroxide có thể gây khô và kích ứng da, do đó, nên bắt đầu với một lượng nhỏ và tăng dần theo khả năng dung nạp của da.
Giảm mụn ẩn trên mũi với Sulfur lưu huỳnh
Dùng Sulfur – lưu huỳnh trị mụn ẩn cũng là một giải pháp có thể nghĩ tới. Thành phần này có thể làm sạch da, giảm viêm và kiểm soát bã nhờn. Nó sẽ giúp nhân mụn mau khô và đẩy lên trên bề mặt da.
Bạn có thể tìm được rất nhiều dòng kem trị mụn chứa lưu huỳnh trên thị trường. Nhưng nó có thể được kết hợp với một số thành phần khác để nâng cao tính hiệu quả nên bạn cần đọc kỹ bảng thành phần để tránh những thành phần gây kích ứng cho da của mình.
Tìm hiểu thêm: Cách chăm sóc da khô lấy lại độ căng bóng ẩm mịn tự nhiên
Trị mụn ẩn ở mũi bằng tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà là một thành phần có tính chống khuẩn, kháng viêm và làm dịu các kích trên da mụn. Nếu bị mụn ẩn ở mũi, bạn có thể cứu cánh bằng loại tinh dầu này, nhưng nhớ phải pha loãng ra trước khi sử dụng để tránh da bị khô và nổi mẩn đỏ.
Bạn có thể sử dụng dầu tràm trà giảm mụn ẩn ở cánh mũi theo cách sau:
- Rửa sạch da mặt và vùng mũi rồi lau khô.
- Cho 3 giọt tinh dầu tràm trà vào bát nhỏ rồi pha loãng với nước hoa hồng.
- Rửa tay sạch rồi dùng ngón tay thấm dung dịch vừa pha thoa lên mũi.
- Xoa đều hai bên cánh mũi và đầu mũi trong 2 phút rồi để tinh dầu thấm vào da khoảng 5 phút.
- Sau 5 phút thì dùng nước ấm rửa sạch da rồi lau khô.
Bạn có thể áp dụng cách này trong vài ngày liền để nhận thấy sự cải thiện. Nhưng nhớ là dùng thêm kem dưỡng ẩm để không làm da bị khô nhé.
Xóa mụn ẩn trên cánh mũi với trà xanh
Ngoài tràm trà thì trà xanh cũng là một thành phần trị mụn, làm sạch da khá phổ biến. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều dòng sản phẩm dành cho mụn có chứa thành phần này. Nhưng nếu chưa có trong tủ skincare thì không sao cả, hãy áp dụng thử cách trị mụn ẩn ở mũi bằng bột trà xanh bên dưới đây:
- Nên rửa mặt sạch và có thể tẩy tế bào trước khi đắp mặt nạ trà xanh.
- Cho khoảng 2 thìa bột trà xanh vào bát; thêm vào đó 1 thìa tinh dầu tràm trà và một ít nước ấm rồi khuấy đều lên để tạo thành hỗn hợp sền sệt.
- Đắp hỗn hợp lên vùng mũi bị mụn ẩn hoặc có thể đắp lên cả da mặt.
- Để mặt nạ trà xanh trên da khoảng 15 phút rồi dùng nước sạch để rửa lại.
Do trà xanh có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn và chứa nhiều chất chống oxy hóa nên sẽ giúp cải thiện tình trạng mụn ẩn rất hiệu quả. Sau một khoảng thời gian sử dụng, tình trạng tiết bã nhờn và tắc nghẽn lỗ chân lông cũng có thể được giảm thiểu.
Chữa mụn ẩn ở mũi với rau diếp cá
Rau diếp cá có chứa một số hợp chất hữu cơ có đặc tính chống oxy hóa, kháng viêm nên cũng được sử dụng để làm sạch da và ngăn ngừa mụn ẩn. Nếu bạn thường xuyên ăn rau diếp cá thì có thể bổ sung trực tiếp những thành phần này cho da, nhưng nếu không được thì có thể làm thành mặt nạ để sử dụng. Tuy nhiên, không được dùng trên da bị viêm hay có vết thương hở.
Các bước làm và đắp mặt nạ rau diếp cá trị mụn ẩn ở mũi như sau:
- Chọn khoảng 10 lá rau diếp cá tươi, có màu xanh đậm và đem đi rửa sạch với nước muối.
- Xay nhuyễn rau diếp cá với muối tinh rồi chắt lấy phần nước cốt.
- Rửa mặt sạch với nước ấm và sữa rửa mặt dành cho da mụn.
- Lấy cọ hoặc dùng ngón tay bôi nước cốt rau diếp cá lên vùng mũi và massage trong khoảng 2 phút.
- Hết 2 phút thì để nguyên trên da thêm 15-20 phút rồi mới rửa sạch lại với nước.
Giảm mụn ẩn ở cánh mũi với nha đam
Dùng nha đam nguyên chất có thể làm da bị ngứa nếu như không làm sạch chất nhầy có trong đó. Nên bạn có thể sử dụng sản phẩm gel nha đam được bán ở siêu thị để làm sạch da trong trường hợp bị mụn ẩn ở mũi, cằm hoặc trán. Nếu da đổ nhiều dầu và lỗ chân lông to thì bạn có thể áp dụng cách làm sau:
- Trộn 2 thìa gel nha đam với 1 thìa nước cốt chanh.
- Làm sạch da mặt theo các bước tẩy trang, sữa rửa mặt và toner.
- Sau đó bôi hỗn hợp gel nha đam và nước cốt chanh lên vùng mũi bị mụn ẩn hoặc bôi khắp da mặt.
- Để như thế trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch với nước mát.
- Nếu da hơi khô sau khi đắp mặt nạ thì dùng thêm thoa thêm một lớp kem dưỡng mỏng.
Loại bỏ mụn ẩn ở mũi với cám gạo
Ngoài những cách trị mụn ẩn ở mũi như trên, bạn có thể ngăn ngừa mụn ẩn, làm sạch và cấp ẩm cho da bằng một loại mặt nạ tự nhiên được làm từ cám gạo. Có rất nhiều nguyên tố vi lượng được tìm thấy trong cám gạo, có thể hỗ trợ nuôi dưỡng làn da và giảm mụn hiệu quả. Bạn có thể đắp mặt này 2-3 lần/tuần hoặc xen kẽ với các loại mặt nạ trên để da luôn thông thoáng và khỏe mạnh.
Cách làm và đắp mặt nạ cám gạo giảm mụn ẩn ở cánh mũi như sau:
- Cho 3 thìa cám gạo vào bát nhỏ và trộn với một ít sữa tươi không đường sao cho tạo thành hỗn hợp sánh mịn.
- Da mặt sau khi làm sạch thì đắp hỗn hợp kia lên, tập trung ở hai bên cánh mũi bị nhiều mụn ẩn.
- Cho da thư giãn trong 15-20 phút rồi rửa sạch nhiều lần với nước, tránh để sót cặn bã trong lỗ chân lông.
>>>>>Xem thêm: Ăn cá có béo không? 11 Loại cá ăn không sợ béo, lo tăng cân
Điều trị mụn ẩn dứt điểm an toàn, nhanh chóng tại TMV Ngọc Dung
Mụn ẩn có thể tái đi tái lại dù trước đó đã bị loại bỏ hoàn toàn. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc chưa giải quyết được các vấn đề như tiết bã nhờn, lỗ chân lông to hay sừng hóa. Các vấn đề này có thể được xử lý bằng một số hoạt chất nồng độ cao nhưng cũng có thể ứng dụng công nghệ laser để cải thiện.
Nếu sử dụng laser có thể giảm thiểu được tổn thương ở các vùng da lân cận, tránh tình trạng đẩy mụn và đặc biệt là hiệu quả nhanh chóng. Tia laser khi chiếu vào da sẽ sinh nhiệt, làm nóng các vùng da bị mụn ẩn, phá vỡ các màng tế bào bao bọc mụn, phá vỡ chúng thành những mảnh vụn rồi đào thải ra ngoài theo cơ chế tự nhiên. Sức nóng cũng sẽ kích thích sự co lại của các protein, giúp lỗ chân lông thu nhỏ, tránh bị ứ đọng bã nhờn và tế bào chết.
Đó cũng là một phần lý do Ngọc Dung thường áp dụng công nghệ laser để xử lý các ca mụn ở nhiều cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị sẽ phụ thuộc vào từng quy trình và phản ứng của cơ thể. Nên chuyên gia của Ngọc Dung luôn khuyến khích các khách hàng đến trực tiếp để được soi và phân tích tình trạng mụn bằng thiết bị kỹ thuật số hiện đại. Sau khi có bảng phân tích, chuyên gia sẽ định hướng cụ thể nên điều trị bằng phương pháp hay loại laser nào.
Laser CO2, Fractional CO2 hay IPL đều là những phương án hấp dẫn dành cho da mụn ẩn. Nhưng do bước sóng khác nhau nên phải dựa vào độ nông sâu của mình mà lựa chọn. Cạnh đó, không phải ai cũng có thể dùng laser để trị mụn nên cần cân nhắc thật kỹ. Đó là lý do bạn cần trao đổi chi tiết hơn với chuyên gia trong lĩnh vực này trước khi thực hiện.
Bạn có thể đặt lịch khám da với Ngọc Dung qua FORM dưới đây. Nhớ nhấn chọn dịch vụ điều trị da để chúng tôi nắm rõ nhu cầu của bạn nhé: