Sự kiện trọng đại đang đến gần, nhưng đột nhiên bị mụn bọc ở cằm khiến bạn cảm thấy khó chịu và mất đi sự tự tin? Vậy thì giờ đây, hãy để chuyên gia Ngọc dung giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra mụn bọc và đưa ra một vài bí quyết giúp bạn đối phó với chúng. Đừng bỏ lỡ những thông tin này nếu bạn muốn sự kiện sắp tới bản thân sẽ là tâm điểm tỏa sáng nhé!
Bạn đang đọc: Mụn bọc ở cằm: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả
Mụn bọc ở cằm là gì?
Mụn bọc là một dạng mụn trứng cá nghiêm trọng, đặc trưng bởi các nốt sần phát triển sâu dưới da. Các nốt sần này khi xuất hiện trên bề mặt da sẽ là những nốt màu đỏ, sưng tấy.
Mụn bọc ở cằm là loại phổ biến nhất và chúng không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Chỉ cần có sự xuất hiện của bã nhờn, tế bào chết và vi khuẩn P.acnes thì nguy cơ phát triển thành mụn bọc rất cao. Các nốt mụn này thường không dễ chịu, có thể tồn tại vài tuần hoặc thậm chí vài tháng và gây đau đớn vô cùng.
Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, mụn bọc có thể để lại những vết sẹo vĩnh viễn trên da, gây tổn thương không thể phục hồi.
Dấu hiệu nhận biết mụn bọc ở cằm
Như vừa chia sẻ, mụn bọc ở khu vực quanh cằm là những nốt sần màu đỏ, có dấu hiệu bị sưng. Kích thước của chúng thường dao động từ 2-5mm, tuy nhiên cũng có thể lớn hơn tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm.
Nhân của mụn bọc thường có màu trắng đục hoặc dịch vàng, và chúng nằm sâu bên trong da, nên cũng khó để trông thấy rõ. Phần dịch bên trong mụn bọc chứa một lượng lớn vi khuẩn, nên nếu bị vỡ ra sẽ dễ lây nhiễm cho các vùng da khác.
Mụn bọc trên cằm cũng có thể bị nhận nhầm với các tình trạng viêm da khác. Do đó, để biết chắc chắn bạn nên tìm đến bác sĩ da liễu để được thăm khám và tư vấn kỹ hơn.
Nguyên nhân gây mụn bọc ở cằm
Nguyên nhân gây mụn bọc ở cằm có thể rất đa dạng và phức tạp. Nhưng bạn cần phải làm rõ các nguyên nhân này trước khi muốn làm chúng biến mất hoàn toàn.
Rối loạn nội tiết tố
Khi cơ thể bị mất cân bằng hormone sẽ gây ra rối loạn nội tiết tố. Sự thay đổi này sẽ gây tăng tiết dầu làm da bị quá tải. Đồng thời, tế bào da cũng liên tục được sản xuất, tế bào chết không kịp đào thải ra bên ngoài sẽ gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Đây là một trong những lý do để vi khuẩn gây mụn bám vào và phát triển.
Tăng tiết dầu tự nhiên
Ở điều kiện thường, vi khuẩn P.acnes thường vô hại. Nhưng khi tăng tiết dầu trong biểu bì sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn này phát triển. Nếu P.acnes tấn công mạnh mẽ, có thể gây ra viêm nhiễm và hình thành các nốt mụn bọc dưới cằm.
Mỹ phẩm kém chất lượng gây hại cho da
Mỹ phẩm kém chất lượng thường chứa nhiều thành phần hóa học, gây kích ứng da. Các sản phẩm này thường bào mòn hàng rào bảo vệ da và khiến da bị khô quá mức. Điều này sẽ gây suy yếu hệ miễn dịch của da và góp phần hình thành mụn bọc ở cằm.
Tìm hiểu thêm: Chế độ ăn 16/8 là gì? Cách áp dụng phương pháp nhịn ăn 16/8
Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không khoa học
Nếu bạn tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu chất béo xấu, đường và các chất điều vị trong thực phẩm, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của da. Các chất này có thể gây rối loạn chức năng chuyển hóa và ảnh hưởng đến quá trình loại bỏ độc tố từ gan và thận. Độc tố sẽ tích tụ trong tế bào da, gây viêm nhiễm và từ đó hình thành mụn bọc dưới cằm.
Ngoài ra, thiếu ngủ, thói quen thức khuya và tiếp xúc với ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử cũng có thể làm giảm sức sống của da, làm suy yếu chức năng tế bào và da dễ bị tấn công bởi vi khuẩn gây mụn.
Di truyền
Mặc dù yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến việc hình thành mụn bọc, tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng vì điều này. Điều quan trọng là duy trì một thói quen chăm sóc da đúng cách và áp dụng một lối sống khoa học. Bằng cách này có thể giúp giảm sự xâm nhập của các vi khuẩn gây mụn, bảo vệ da tốt hơn trước sự tác động của nhiều yếu tố khác.
Vệ sinh da không đúng cách
Mụn bọc có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó việc vệ sinh da không đúng cách có thể là một nguyên nhân quan trọng. Khi vệ sinh da không đúng cách, dầu và bụi bẩn có thể tích tụ trên da, gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn phát triển, gây ra sự viêm nhiễm và hình thành mụn bọc.
Thói quen nặn mụn bằng tay
Việc tự nặn mụn bằng tay có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho da, đặc biệt là khi xử lý mụn bọc ở cằm. Khi bạn tự nặn mụn, có nguy cơ tạo ra tổn thương cho da, ví dụ như làm rách da hoặc tạo ra vết thương nhỏ. Vi khuẩn gây mụn sẽ len lỏi vào những vị trí này và gây nhiễm trùng và tăng nguy cơ hình thành sẹo sau mụn.
Lông mọc ngược vào da
Đối với nam giới, khi cạo râu, lưỡi cạo có thể cắt ngang sợi lông và khi lông mọc lại, nó có thể mọc ngược vào trong da thay vì mọc ra ngoài. Điều này có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm và hình thành mụn bọc ở cằm nam giới.
Thức khuya, ngủ không đủ giấc
Khi không ngủ đủ giấc, cơ thể không có thời gian để phục hồi và tái tạo một cách tối ưu, gây ra căng thẳng và stress. Tình trạng căng thẳng kéo dài có thể làm tăng sự sản xuất hormone cortisol (hormone căng thẳng) và ảnh hưởng đến cân bằng nội tiết tố tổng thể.
Sự mất cân bằng nội tiết tố có thể góp phần vào tăng sản xuất dầu da, gây bít tắc lỗ chân lông và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công. Từ đó, mụn bọc sẽ hình thành và càng ngày càng sưng to.
>>>>>Xem thêm: Làm hồng nhũ hoa bằng mật ong với 8 cách đơn giản tại nhà
Có thể thấy, mụn bọc ở cằm có thể bị gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, nếu không xác định chính xác, việc điều trị sẽ gặp nhiều bất lợi. Ví dụ, nếu mụn xuất hiện do rối loạn nội tiết tố, thì bên cạnh trị mụn bạn cũng cần có biện pháp cân bằng nội tiết nếu không sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị mụn.
Nhưng để xác định nguyên nhân mụn bọc do đâu, bạn cần có sự hỗ trợ từ chuyên gia. Họ sẽ dùng một số biện pháp lâm sàng để chẩn đoán và đưa ra kết luận chi tiết nhất.
Vì vậy, hãy để thông tin vào FORM dưới đây, chúng tôi sẽ sắp xếp cho bạn một cuộc hẹn cùng với chuyên gia. Trong cuộc hẹn này, chuyên gia sẽ trực tiếp thăm khám và phân tích tình trạng da của bạn nhằm đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.