Mụn tuổi dậy thì kéo dài bao lâu? Có thể tự hết hay không?

Rate this post

Sự thay đổi nội tiết là nguyên nhân chính dẫn đến mụn dậy thì (hay còn gọi là mụn trứng cá ở tuổi thiếu niên). Vậy mụn tuổi dậy thì kéo dài bao lâu? Có tự hết không? Vì sao có nhiều trường hợp mụn dậy thì kéo dài sang tuổi trưởng thành? Hãy cùng chuyên gia Ngọc Dung lý giải mọi vấn đề liên quan đến mụn tuổi dậy thì trong bài viết hôm nay nhé!

Bạn đang đọc: Mụn tuổi dậy thì kéo dài bao lâu? Có thể tự hết hay không?

Mụn tuổi dậy thì kéo dài bao lâu?

Mụn tuổi dậy thì là gì? Thời điểm xuất hiện mụn tuổi dậy thì

Khi bước vào giai đoạn tuổi dậy thì, cơ thể của cả nam và nữ đều có những thay đổi đáng kể về tâm sinh lý, trong đó đáng chú ý là tình trạng nổi mụn trên da. Vậy mụn tuổi dậy thì là gì?

Mụn tuổi dậy thì (hay còn được gọi là mụn nội tiết) là mụn xuất hiện trên da do tăng nội tiết tố và da sản xuất quá nhiều dầu dư thừa. 

Khi lượng dầu được sản xuất quá nhiều, chúng sẽ di chuyển đến nang lông và tích tụ ở đó, gây ra tắc nghẽn, khiến vi khuẩn tấn công, gây viêm. Từ đó hình thành mụn.

Tuổi dậy thì là giai đoạn mà cơ thể đón nhận nhiều thay đổi lớn và mụn là một trong những biểu hiện bên ngoài có thể trông thấy rõ nhất. Thời điểm mụn xuất hiện sẽ khác nhau ở từng đối tượng, thường nằm trong khoảng 9 – 14 tuổi.

Con gái sẽ có xu hướng dậy thì sớm hơn con trai. Nhưng trong độ tuổi dậy thì, con trai lại dễ bị mụn trứng cá và mức độ cũng sẽ nghiêm trọng hơn. 

Vậy mụn tuổi dậy thì có tự hết không? Mụn tuổi dậy thì kéo dài bao lâu? Ngọc Dung sẽ giải đáp mọi thắc mắc ở các nội dung tiếp theo. Cùng tìm hiểu tiếp nhé!

Mụn dậy thì thường phát triển vào độ tuổi 9 – 14

Nguyên nhân gây mụn tuổi dậy thì

Trước khi có câu trả lời chính xác cho câu hỏi mụn tuổi dậy thì kéo dài bao lâu, chuyên gia Ngọc Dung sẽ chỉ ra một số nguyên nhân gây nổi mụn ở độ tuổi này để giúp bạn hiểu rõ hơn, cũng như biết cách chăm sóc và điều trị mụn cho đúng.

Tuổi dậy thì dễ bị nổi mụn là do sự rối loạn nội tiết tố bên trong cơ thể, nồng độ các hormone có sự tăng đột biến nên đã tạo ra nhiều tác động tiêu cực lên làn da.

Ở độ tuổi này, hormone androgen (progesterone và testosterone) tăng cao sẽ làm cho tuyến dầu phát triển lớn hơn. Da tự tiết ra nhiều dầu và đẩy lên trên bề mặt. Tuy nhiên, trong quá trình này, dầu có thể bị ứ đọng lại lỗ chân lông và trở thành nhiên liệu cho vi khuẩn sinh sôi.

Trong đó, testosterone chính là thủ phạm chính gây nổi mụn ở tuổi dậy thì. Điều này cũng có thể giải thích lý do vì sao con trai lại dễ bị mụn hơn con gái trong giai đoạn dậy thì.

Sự thay đổi nội tiết tố là yếu tố chi phối sự phát triển của mụn tuổi dậy thì. Tuy nhiên, không phải ai rơi vào giai đoạn này cũng sẽ bị nổi mụn và thời điểm nổi mụn, cũng như mức độ nghiêm trọng của mụn tuổi dậy thì cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Vì thế, ngoài nội tiết tố, mụn tuổi dậy thì còn hình thành và phát triển do:

  • Gen di truyền có thể làm ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone trong giai đoạn dậy thì, khả năng miễn dịch và kháng khuẩn cũng có thể di truyền từ bố hoặc mẹ. 
  • Không có thói quen chăm sóc da và làm sạch da đúng cách.
  • Sử dụng một số sản phẩm làm tăng lượng dầu trên da.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh, nhiều dầu mỡ và thức ăn nhanh.
  • Căng thẳng làm tăng nồng độ cortisol cũng có thể kích thích tuyến dầu sản xuất nhiều dầu hơn.

Nặn mụn có thể làm mụn dậy thì trở nên tồi tệ hơn

Các dấu hiệu và phân loại mụn tuổi dậy thì

Mụn trứng cá tuổi dậy thì thường xuất hiện ở vùng chữ T, ngực, lưng và nhiều nơi khác trên cơ thể. Tuy nhiên, mụn vẫn tập trung chủ yếu ở “mặt tiền”, nơi mà tuyến dầu hoạt động nhiều nhất.

Mụn tuổi dậy thì kéo dài bao lâu thì sẽ tùy vào sự phát triển của chúng trên da. Thông thường, tuổi dậy thì sẽ xuất hiện nhiều nhất là mụn đầu trắng và đầu đen. Đây là hai loại mụn không viêm, được tạo thành từ tế bào chết và bã nhờn ở lỗ chân lông.

  • Mụn đầu trắng: hay còn gọi là mụn cám, là một dạng mụn trứng cá kín nằm bên dưới da.
  • Mụn đầu đen: là mụn trứng cá mở, lỗ chân lông thường nở to và làm dầu bị oxy hóa trong không khí nên đầu mụn có màu đen.

Cả 2 loại mụn này chỉ làm kết cấu da bị sần sùi, xỉn màu nhưng không gây đau nhức. 

Sang giai đoạn phát triển tiếp theo là sự bùng phát dữ dội của mụn đầu đen và đầu trắng. Số lượng mụn sẽ nhiều hơn và có xu hướng lan sang vùng da như cổ, cằm, ngực và lưng. Thời điểm này da cũng sẽ có sự xuất hiện của các nốt mụn mủ hoặc nốt sần đỏ.

Nếu giai đoạn bùng phát trên không được kiểm soát thì mụn trứng cá sẽ chuyển sang giai đoạn viêm. Da sẽ có nhiều hơn các nốt mụn mủ, mụn bọc, u nang và có thể dẫn đến nhiễm trùng, tạo ra nhiều ổ mụn viêm lớn. Ở giai đoạn này, các vùng bị mụn sẽ bị sưng đỏ, chứa nhiều mủ và gây đau nhức dữ dội.

Tìm hiểu thêm: Lông mày Thái: Tinh xảo và quyến rũ – Trào lưu HOT nhất 2024

Có thể sử dụng lưu huỳnh trị mụn trứng cá và ức chế viêm nhiễm trên da trong giai đoạn đầu

Mụn tuổi dậy thì kéo dài bao lâu? 

Như đã chia sẻ, nguyên nhân chính gây ra mụn tuổi dậy thì chính là do nồng độ androgen tăng cao, làm cho lượng dầu tiết ra nhiều hơn so với nhu cầu của da. Điều này đã dẫn đến tình trạng mọc mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn sẩn, mụn mủ và mụn bọc ở nhiều nơi trên cơ thể. 

Đương nhiên, sự xuất hiện của mụn trong độ tuổi dậy thì là chuyện hết sức bình thường. Nhưng sự phát triển dữ dội của chúng cũng làm không ít người hoang mang và không biết mụn dậy thì kéo dài bao lâu, có tự hết không và có để lại sẹo hay không.

Với câu hỏi mụn tuổi dậy thì kéo dài bao lâu thì rất khó để có câu trả lời chính xác. Vì “tuổi thọ” của mụn cũng có thể khác nhau ở từng giới tính, cơ địa và thói quen chăm sóc da.

Nhưng cơ bản, sau khi kết thúc tuổi dậy thì, nồng độ hormone đã cân bằng thì sự phát triển của mụn cũng sẽ bị chậm lại. Người ta thường có xu hướng hết mụn dậy thì sau khi bước qua 20, nhưng cũng có người có thể kéo dài tình trạng này sang tuổi 25, 30.

Thậm chí là sau khi trưởng thành, mụn trứng cá vẫn sẽ phát triển mạnh ở một số đối tượng, nhất là phụ nữ. Lý do là gì thì hãy cùng chuyên gia Ngọc Dung trả lời trong phần tiếp theo nhé.

Mụn tuổi dậy thì kéo dài bao lâu? Mụn trứng cá thường có xu hướng giảm bớt sau tuổi 20

Tại sao qua tuổi dậy thì vẫn bị mụn?

Với chia sẻ bên trên, chúng ta đã biết được mụn tuổi dậy thì kéo dài bao lâu và có thể tự hết hay không. Tuy nhiên, như đã đề cập, vẫn có nhiều trường hợp mụn dậy thì kéo sang cả tuổi trưởng thành và có xu hướng trầm trọng hơn nữa. Để lý giải điều này, chuyên gia Ngọc Dung đã có một vài ý kiến sau đây:

Qua giai đoạn dậy thì, làn da nam giới có xu hướng khỏe và láng mịn hơn nữ. Họ cũng ít bị mụn hơn. Lý do là vì cơ thể phụ nữ vẫn bị chi phối bởi nội tiết tố. Sự thay đổi hormone trong kỳ kinh nguyệt và mang thai đã khiến cho làn da phụ nữ bị mụn tấn công dữ dội. Và điều này có thể giảm dần sau khi họ bước qua giai đoạn tiền mãn kinh.

Tuy nhiên, qua tuổi dậy thì vẫn bị mụn trứng cá không hoàn toàn do nội tiết tố gây ra. Các nguyên nhân có thể dẫn đến mụn trứng cá ở người trưởng thành thường đến từ các yếu tố bên ngoài. Chẳng hạn như là:

  • Dị ứng với mỹ phẩm, sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, chứa nhiều thành phần gây kích ứng da như paraben, rượu biến tính, triethanolamine, chất tạo mùi, propylene glycol, phenoxyethanol,…
  • Chăm sóc da sai cách, không tẩy tế bào chết và dưỡng ẩm cho da.
  • Peel da nồng độ cao, gây breakout, bong tróc và đẩy mụn.
  • Chế độ ăn, sinh hoạt không điều độ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và da.
  • Dễ bị căng thẳng, áp lực, làm mất cân bằng hormone trong cơ thể.
  • Sử dụng nhiều chất kích thích, uống rượu bia và đồ uống có ga.

Mụn tuổi dậy thì kéo dài là do chăm sóc da sai cách

Cách tốt nhất để điều trị mụn dậy thì là gì?

Chúng ta có thể chấm dứt sự phát triển của mụn dậy thì trong giai đoạn dầu bằng các hoạt chất trị mụn ngoài da nồng độ thấp như axit salicylic, benzoyl peroxide, differin hoặc axit azelaic. Các hoạt chất này có thể làm bong lớp sừng bên ngoài, giảm tiết dầu và tắc nghẽn lỗ chân lông. Chúng có thể cải thiện tình trạng mụn trứng cá sau vài tuần.

Đối với trường hợp nặng hơn thì nên tìm đến chuyên gia da liễu để được tư vấn điều trị. Thông thường, các chuyên gia sẽ kèm theo thuốc bôi một số loại thuốc kháng sinh đường uống để kiểm soát viêm và giảm mụn trứng cá.

Mụn trứng cá tuổi dậy thì là vấn đề hết sức bình thường, nên bạn chỉ cần chú ý đến chế độ chăm sóc da và ăn uống là đã có thể khống chế mụn hiệu quả. Hoặc có thể tham khảo chia sẻ cách trị mụn tuổi dậy thì cho nam và nữ để biết cách chăm sóc và bảo vệ da giai đoạn này nhé.

>>>>>Xem thêm: Phun xăm chân mày – Bí quyết sở hữu dáng mày chuẩn thời thượng

Thường xuyên vệ sinh da để không bị mụn tuổi dậy thì

Trường hợp mụn dậy thì kéo dài sang tuổi 20 và chưa có dấu hiệu dừng lại, bạn có thể tham khảo thêm các phương pháp điều trị mụn bằng công nghệ hiện đại kết hợp với các điều trị bằng hormone để giúp da nhanh chóng phục hồi.

Một trong số các phương pháp được ưa chuộng trong điều trị mụn chính là laser và điều trị bằng ánh sáng xanh. Mỗi phương pháp đều sẽ có cơ chế hoạt động khác nhau nhưng đều mang đến hiệu quả vượt trội trong trị mụn và trị sẹo thâm sau mụn. Tuy nhiên, các phương pháp này có ấn định độ tuổi và cơ địa, nên cần có sự cho phép từ chuyên gia mới có thể thực hiện.

Bạn có thể để lại thông tin liên hệ trong FORM dưới đây, Ngọc Dung sẽ đặt ngay một lịch hẹn với chuyên gia giúp bạn. Mọi thắc mắc đều có thể trao đổi trong buổi hẹn này, nên đừng bỏ lỡ cơ hội này nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *