Nám mảng là bệnh lý da liễu phổ biến, xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau. Những vết nám mảng trên khuôn mặt thường khiến chị em tự ti, ngại giao tiếp, gây không ít phiền toái trong cuộc sống. Đặc biệt, đây còn là loại nám dễ gặp phải và rất khó điều trị dứt điểm. Nếu không được điều trị đúng cách tình trạng nám có thể trầm trọng hơn. Để có thể chấm dứt tình trạng này hãy cùng TMV Ngọc Dung cập nhật những thông tin hữu ích và cách điều trị nám mảng hiệu quả.
Bạn đang đọc: Nám mảng là gì? Cách điều trị nám mảng hiệu quả tại nhà
Contents
Nám mảng là gì?
Nám mảng là nám gì? Nám mảng là tình trạng sắc tố lan rộng trên toàn bề mặt da, tập trung ở tầng nông và có màu sắc đậm rõ trên hai bên má (màu nâu, màu vàng, màu xám).
Nám mảng nằm ở lớp nào của da? Nám mảng là những đốm nám nhỏ, có kích thước từ 1-5mm, xuất hiện tập trung thành cụm trên bề mặt da. Chân nám mảng không ăn sâu vào bên trong mà chỉ nằm ở vùng thượng bì và lớp ngoài cùng của da.
Dữ liệu thống kê cho thấy, có đến 60-70% phụ nữ Việt Nam gặp vấn đề về nám da, tập trung chủ yếu vào nhóm chị em ở độ tuổi trên 30. Trong số các loại nám da thường gặp, nám mảng chiếm tỷ lệ cao nhất, lên đến 65% so với các loại nám khác. Chính vì thế điều trị nám mảng là một thách thức, vì tình trạng này khó khắc phục hoàn toàn, đặc biệt khi kết hợp với sự gia tăng sinh nội các mô mạch máu. Đây là một loại nám đặc biệt và có khả năng tái phát sau một thời gian điều trị.
7 Nguyên nhân hình thành nám mảng trên da
Xác định đúng nguyên nhân gây ra nám mảng là yếu tố đầu tiên quyết định đến kết quả điều trị. Theo đó, nám mảng có thể bắt nguồn từ 7 nguyên nhân như:
- Yếu tố di truyền
- Nội tiết tố thay đổi
- Do tác dụng phụ của thuốc điều trị
- Do mắc các bệnh lý về gan
- Tác động của tia UV
- Dị ứng mỹ phẩm, sử dụng mỹ phẩm không phù hợp
- Do căng thẳng, stress, mệt mỏi
Sau đây, mời bạn cùng theo dõi chi tiết 7 nguyên nhân bị nám mảng nhé!
Yếu tố di truyền
Tình trạng da bị nám mảng do di truyền được gọi là nám da nguyên phát. Yếu tố di truyền thường có thể ảnh hưởng đến khoảng 70% sức khỏe của làn da và toàn bộ cơ thể. Do đó, nếu trong gia đình bạn có người mắc phải tình trạng nám mảng, khả năng bạn cũng sẽ đối mặt với loại nám này.
Nội tiết tố thay đổi
Estrogen, một loại hormone quan trọng, có tác động đến sức khỏe sinh lý và vấn đề về nhan sắc của phụ nữ. Ngoài ra, nó còn điều chỉnh hoạt động của hormone kích thích melanocyte – một hormone quản lý sản xuất sắc tố melanin dưới da.
Vì vậy, khi xuất hiện các vết nám mảng trên khuôn mặt, có thể cho thấy cơ thể bạn đang gặp rối loạn về nội tiết tố. Khi đó, sự sản xuất và phát triển của sắc tố melanin sẽ tăng lên nhanh chóng, góp phần hình thành các mảng nám trên da.
Do tác dụng phụ của thuốc điều trị
Việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh hoặc lạm dụng thuốc tránh thai về lâu về dài có thể gây ra tình trạng nám mặt, đặc biệt là nám mảng. Các thành phần có trong các loại thuốc uống này có thể làm cho hắc sắc tố dưới da tích tụ và chờ đợi để phát triển mạnh mẽ trên bề mặt da.
Mắc các bệnh lý liên quan về gan
Gan đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc lọc và loại bỏ các chất độc khỏi cơ thể. Khi chức năng gan suy giảm, quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị ảnh hưởng. Dẫn đến sự tích tụ các chất độc trong cơ thể thay vì được loại bỏ ra ngoài.
Theo đó, da mặt là vị trí thể hiện gan có đang hoạt động tốt hay không. Nếu bạn gặp vấn đề về da như mụn, nám mảng, tàn nhang, hãy xem xét khả năng gan của bạn đang bị nóng do tiêu thụ nhiều đồ ăn cay nóng hoặc do các hoạt động khác ảnh hưởng đến chức năng gan.
Điều này cho thấy, chế độ sống không lành mạnh của chúng ta có thể làm suy yếu gan và góp phần vào việc hình thành nám mảng.
Do tác động của tia UV
Ánh nắng mặt trời là một yếu tố không thể thiếu trong việc hình thành các mảng nám trên da. Tia tử ngoại (UV) trong ánh nắng mặt trời, khi tiếp xúc trực tiếp với da, kích thích các tế bào melanocytes trong da sản xuất melanin, hình thành “rào chắn” để ngăn tia UV xâm nhập vào da.
Tuy nhiên, quá trình tự vệ tự nhiên của da có thể dẫn đến các tình trạng sạm nám và dần dần hình thành các mảng nám. Độ tiếp xúc với tia UV càng lớn, da càng dễ bị sạm nám và gặp các vấn đề khác như tăng sắc tố da, lão hóa da và nguy cơ mắc ung thư da càng cao.
Dị ứng mỹ phẩm, sử dụng mỹ phẩm không hợp
Sử dụng các sản phẩm, mỹ phẩm để chăm sóc da là xu hướng phổ biến hiện nay. Trên thị trường có nhiều loại sản phẩm chăm sóc da và trang điểm khác nhau để bạn lựa chọn. Tuy nhiên, nếu bạn thiếu kiến thức về chăm sóc da và không tuân thủ chu trình dưỡng da khoa học, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của làn da.
Thực tế, việc lựa chọn một sản phẩm không phù hợp hoặc không có nguồn gốc rõ ràng có thể gây tác động tiêu cực đến làn da. Trong thời gian dài, các thành phần này có thể ảnh hưởng đến lớp biểu bì và gây mòn da. Kết quả, làn da của bạn sẽ trở nên mỏng hơn, nhạy cảm hơn, dễ bị tổn thương bởi ánh nắng mặt trời và tình trạng nám mảng bắt đầu xuất hiện.
Do căng thẳng, stress kéo dài
Dưới tác động của tình trạng căng thẳng và mệt mỏi kéo dài, cơ thể sẽ sản xuất hormone cortisol, được biết đến là “hormone stress”. Sự tăng sản xuất cortisol này có thể tác động lên quá trình sản xuất melanin trong da.
Melanin là chất sắc tố tự nhiên có mặt trong da, và nó đóng vai trò trong việc bảo vệ da khỏi tác động của tia tử ngoại. Tuy nhiên, khi cortisol tăng cao do căng thẳng, nó có thể kích thích tăng sản xuất melanin, dẫn đến sự tích tụ các đốm nâu không đều màu trên da và hình thành nám mảng.
Đối tượng nào dễ bị nám mảng
Các đối tượng sau đây có nguy cơ cao sẽ bị nám mảng:
- Chị em sở hữu làn da nâu, da sẫm màu, sẽ dễ gặp phải tình trạng nám mảng so với da trắng. Do đó, nhóm phụ nữ thuộc gốc La tinh, Châu Á, Châu Phi thường có nguy cơ bị nám cao hơn.
- Phụ nữ có nguy cơ bị nám da cao hơn nam giới: chỉ có khoảng 10% trường hợp nám da là nam giới, trong khi 90% còn lại là phụ nữ.
- Phụ nữ mang thai và sau sinh nở cũng khó tránh khỏi nguy cơ bị nám mảng
- Lạm dụng thuốc tránh thai có thể tăng nguy cơ bị nám mảng.
Tìm hiểu thêm: Lông mày Quan Vũ – Chân mày tướng quan, phú quý, uy quyền
Các dấu hiệu nhận biết nám mảng
Nhiều người thường xuyên nhằm lẫn giữa nám mảng và nám chân sâu, bởi 2 loại nám này có khá nhiều điểm tương đồng. Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết nám mảng mà bạn có thể tham khảo:
- Thường thì các vết nám xuất hiện dưới dạng các mảng trên hai bên gò má, trán và cằm.
- Màu sắc của nám mảng thường có màu nâu nhạt đến đậm dần
- Chân nám nằm ở lớp thượng bì, không đi sâu vào bên trong
- Kích thước của các vết nám nhỏ, thường nằm trong khoảng từ 2 đến 4 cm.
- Nám mảng có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào
Da bị nám mảng có nguy hiểm không?
Nám mảng là tình trạng bệnh da liễu phổ biến thường xuất hiện ở phụ nữ. Nám mảng không đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và cũng không gây nguy hiểm cho người mắc phải. Tuy nhiên, khi gặp phải tình trạng này phái đẹp thường trở nên thu mình, tự ti, ngại xuất hiện trước đám đông bởi yếu tố kém thẩm mỹ mà nó mang lại.
Nám mảng có chữa được không?
Nám mảng được coi là một trong những vấn đề da khó điều trị tận gốc, đặc biệt khi kết hợp với sự tăng sinh của các mô mạch máu bên trong. Đây là một loại nám đặc trưng và thường tái phát sau một khoảng thời gian điều trị. Song, nám mảng vẫn có thể được triệt tận gốc nếu lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp, đơn vị làm đẹp uy tín. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng nám có thể trầm trọng hơn.
Review các cách trị nám mảng hiệu quả, tốt nhất hiện nay
Cách điều trị nám mảng hiệu quả tại nhà phương pháp tự nhiên
Trên các diễn đàn làm đẹp, chị em thường xuyên truyền tai nhau về các phương thức “bí truyền” chữa nám tại nhà bằng nguyên liệu có sẵn. Các cách này vừa tiết kiệm chi phí lại vừa dễ thực hiện:
Cách 1: Sử dụng nghệ tươi để trị nám mảng
- Sử dụng 500 gram nghệ tươi, rửa sạch và ép lấy nước.
- Làm sạch da mặt bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ và thoa đều nước nghệ lên da bằng bông tẩy trang.
- Thư giãn trong 15-20 phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm.
- Có thể thực hiện quá trình này 2-3 lần mỗi tuần để nhận thấy kết quả rõ rệt hơn.
>>>>>Xem thêm: 7 cách triệt lông bằng thảo dược an toàn bạn nên thử
Cách 2: Cà tím giúp làm mờ đốm nâu
- Chuẩn bị 1 trái cà tím, rửa sạch và cắt thành lát mỏng.
- Làm sạch da mặt bằng sữa rửa mặt, sau đó sử dụng toner để cân bằng pH trên da.
- Đắp cà tím trực tiếp lên vùng da bị nám.
- Nhẹ nhàng massage trong một phút, sau đó để yên trong 15-20 phút.
- Rửa mặt bằng nước ấm và thực hiện 2-3 lần mỗi tuần.
Cách 3: Trị nám mảng bằng nước cốt chanh tươi
- Rửa mặt bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ để loại bỏ dầu thừa và bụi bẩn.
- Thấm vài giọt nước cốt chanh vào miếng bông tẩy trang.
- Nhẹ nhàng massage da bằng nước cốt chanh, sau đó thư giãn trong 30 phút.
- Rửa mặt lại bằng nước sạch và thực hiện ít nhất hai lần mỗi tuần để có thể nhận thấy sự thay đổi.
Dùng kem bôi/thuốc đặc trị nám mảng
Ngoài những phương pháp điều trị nám mảng hiệu quả tại nhà được đề cập ở trên, đối với những trường hợp nám mảng nhẹ, bạn vẫn có thể lựa chọn hai hình thức điều trị nám sau:
- Sử dụng kem trị nám có thành phần chứa: Hydroquinone, Axit azelaic, Axit kojic, Tretinoin, Axit glycolic, Mequinol, Arbutin. Những “hoạt chất vàng” này sẽ là yếu tố quan trọng giúp giải quyết vấn đề nám da một cách toàn diện.
- Sử dụng viên uống trị nám tốt nhất với thành phần bao gồm: Tranexamic Acid, L-Glutathione và Alpha Lipoic Acid kết hợp với nhóm các vitamin (A, B3, C, E) và các khoáng chất (selenium, canxi, kẽm). Những thành phần này sẽ hỗ trợ hiệu quả trong việc chống lão hóa da và ngăn chặn tác động của các gốc tự do cho cơ thể.
Tuy nhiên, khi sử dụng các sản phẩm chức năng hỗ trợ điều trị nám, cần tới gặp và tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa da liễu. Và các kem bôi/thuốc đặc trị nám mảng chỉ có tác dụng làm mờ nám đối với trường hợp nám nhẹ. Còn nếu bạn đang bị nám nặng thì bắt buộc phải đến các cơ sở uy tín để điều trị.
Để lại thông tin theo form ngay sau đây để được đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm tại TMV Ngọc Dung hỗ trợ tư vấn nhanh chóng nhé!