Nám râu là một bệnh lý da liễu phức tạp về rối loạn sắc tố da, thường xảy ra ở phụ nữ khi bắt đầu bước qua tuổi 30. Loại nám này khá khó điều trị và không dễ dàng loại bỏ hoàn toàn. Hơn nữa, nó dễ bị tác động bởi tia tử ngoại, khiến các vết nám trở nên sẫm màu hơn và lan ra rộng hơn. Để khắc phục tình trạng này, hãy cùng khám phá các phương pháp điều trị nám râu tận gốc được TMV Ngọc Dung tổng hợp dưới đây.
Bạn đang đọc: Nám râu là gì? 13 cách trị nám râu mép tại nhà hiệu quả
Contents
Nám râu là gì?
Nám râu (hay nám râu mép, nám hàm râu) là một dạng nám da tập trung đặc biệt ở vùng ria mép. Tình trạng này hình thành các vùng thâm đen trên da so với các vùng da khác trên khuôn mặt.
Nám râu xuất hiện dưới dạng những mảng da sậm màu, khiến người mắc phải tình trạng này vô cùng tự ti về vẻ ngoài, đặc biệt là phái đẹp.
Nếu không được điều trị kịp thời, hàm lượng sắc tố melanin sẽ tăng lên, làm cho vết nám lan rộng nhanh chóng và màu sắc trở nên đậm hơn so với trước đó.
Sự xuất hiện của nám da, bao gồm cả nám râu, có nguồn gốc từ sự suy giảm đáng kể của hormone estrogen trong cơ thể. Điều này dẫn đến những hoạt động mạnh mẽ của các gốc tự do, kích thích tăng sản xuất melanin.
Ngoài ra, thiếu hụt collagen cũng làm giảm khả năng da hấp thụ chất dinh dưỡng, dẫn đến quá trình lão hóa sớm và biểu hiện bằng tình trạng da sạm nám, tàn nhang và các vấn đề khác.
Dù nám râu không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng nó ảnh hưởng đáng kể đến thẩm mỹ, khiến người gặp phải rất mất tự tin. Không ít trường hợp đã tìm mọi cách để điều trị nám râu dứt điểm, hy vọng có thể nhanh chóng khôi phục lại làn da trắng sáng và mịn màng.
Tuy nhiên, việc điều trị nám râu không hề đơn giản, nếu không thực hiện đúng cách, nó có thể tái phát, lan rộng và làm vết nám trở nên sậm màu hơn.
Dấu hiệu nhận biết bệnh nám râu
Nám râu có những đặc điểm dễ nhận biết như sau:
- Hình dạng: Nám râu thường xuất hiện dưới dạng các đốm tròn không đồng nhất trên da. Có kích thước tương đương với đầu một chiếc đinh. Những đốm này có thể phân bố rải rác hoặc xuất hiện đơn lẻ trên da.
- Màu sắc: Các vết nám thường có màu sắc từ nâu vàng đến nâu sậm. Màu sắc của những vết nám này càng đậm hơn khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
- Vị trí: Nám râu chủ yếu xuất hiện ở khu vực quanh miệng và ria mép. Đây là nơi thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và các yếu tố môi trường khác, góp phần vào sự hình thành và phát triển của nám râu.
Bị nám râu do đâu?
Để tìm phương pháp điều trị nám râu dứt điểm, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng này. Có hai yếu tố chính đóng vai trò trong nguyên nhân nám râu, bao gồm yếu tố nội sinh và ngoại sinh.
Nguyên nhân bên trong (yếu tố nội sinh)
Có những yếu tố nội sinh ảnh hưởng đến nám râu như sau:
- Nám râu bẩm sinh có thể xuất hiện do yếu tố di truyền từ cha mẹ. Nếu gia đình có ông bà, cha mẹ bị nám thì khả năng cao con cái sau này cũng dễ bị nám.
- Rối loạn nội tiết trong giai đoạn dậy thì, quá trình mang thai, thực phẩm chức năng, kháng sinh,…gây kích thích quá trình sản xuất các sắc tố melanin, hình thành nám
- Tác động từ thuốc tránh thai: Một tác dụng phụ phổ biến của thuốc tránh thai là gây mất cân bằng nội tiết tố. Do đó, không tránh khỏi việc sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng nám da.
- Bởi căng thẳng, áp lực: Căng thẳng, lo lắng kéo dài có thể khiến cơ thể sản xuất một lượng lớn corticoid. Đây cũng là một loại hormone ảnh hưởng đến việc sản xuất melanin, gây ra nám da… Ngoài ra, tổn thương từ mụn do căng thẳng cũng có thể tạo thành các vết thâm sạm quanh vùng miệng.
Nguyên nhân bên ngoài (yếu tố từ môi trường)
Các yếu tố ảnh hưởng ngoại sinh đến nám râu gồm:
- Thường xuyên tiếp xúc với tia bức xạ từ ánh nắng mặt trời: Khi chúng ta tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đồng nghĩa với việc tiếp xúc với tia UV – loại tia này khi tác động lâu dần kích thích sự sản sinh melanin, gây nám da, tăng nguy cơ mắc ung thư da và làm da nhanh chóng lão hóa. Đặc biệt, những người không sử dụng khẩu trang khi di chuyển hoặc làm việc thường xuyên dưới ánh nắng mặt trời có nguy cơ bị nám hàm râu cao hơn.
- Chế độ ăn uống không khoa học, bao gồm việc tiêu thụ quá nhiều đường và chất béo xấu, thức ăn nhanh, thiếu vitamin và chất xơ cũng kéo theo sự hình thành các mảng nám râu mép quanh vùng miệng
- Sống trong môi trường ô nhiễm.
- Lạm dụng các sản phẩm mỹ phẩm chất lượng kém.
Tìm hiểu thêm: 3 loại thịt giàu collagen giúp đẹp dáng, giảm cân tại nhà hiệu quả
“Bật mí” 13 cách trị nám râu hiệu quả, nhanh chóng
Để giảm thiểu tình trạng nám râu mép và khôi phục làn da sáng mịn, chị em có thể tham khảo những phương pháp điều trị nám dứt điểm loại nám này với 10 cách dưới đây:
Đánh bay nám râu bằng lá tía tô
Lá tía tô là một lựa chọn phổ biến khi muốn điều trị nám râu, vì nó chứa nhiều vitamin A, C, E và axit omega-6, có tác dụng dưỡng ẩm, làm sáng da và chống oxy hóa. Dưới đây là cách trị nám râu tại nhà bằng lá tía tô:
- Rửa sạch lá tía tô và để ráo, sau đó giã nát lá tía tô cùng với một ít nước.
- Làm sạch da mặt bằng nước ấm để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất.
- Thoa một lớp mỏng mặt nạ từ lá tía tô đã giã lên khu vực bị nám râu.
- Giữ mặt nạ trên da khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm.
- Áp dụng phương pháp trị nám râu bằng lá tía tô từ 2 đến 3 lần mỗi tuần.
Dùng dưa chuột và sữa chua chữa nám râu mép
Dưa chuột là nguồn cung cấp rất nhiều vitamin C, E và axit hữu cơ, đồng thời chứa chất chống oxy hóa. Vì vậy, nó đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung độ ẩm và duy trì độ ẩm cho da, cũng như loại bỏ tế bào chết. Các chất trong dưa chuột cũng có khả năng ức chế sự sản xuất melanin, ngăn chặn quá trình hình thành nám râu.
Sữa chua không đường có hàm lượng acid lactic cao, giúp ngăn chặn vi khuẩn gây hại, kích thích tái tạo tế bào mới để thay thế tế bào cũ, loại bỏ da chết và làm mềm vùng da bị sần, cứng.
Dưới đây là cách trị nám râu bằng dưa chuột và sữa chua:
- Rửa sạch dưa chuột bằng nước sạch, sau đó ép lấy nước cốt.
- Trộn nước cốt dưa chuột với sữa chua không đường với tỷ lệ 1:1, khuấy đều để tạo thành một hỗn hợp sánh mịn.
- Rửa sạch mặt và loại bỏ mọi bụi bẩn trên da, sau đó thoa một lớp hỗn hợp lên da.
- Đợi trong vòng 15 phút để các dưỡng chất thẩm thấu sâu vào da.
- Rửa mặt bằng nước sạch và sau đó sử dụng nước hoa hồng để se khít lỗ chân lông.
Sử dụng nha đam để trị nám râu
Nha đam, còn được gọi là lô hội, có chứa một lượng nước cao, giúp dưỡng ẩm và làm da mềm mịn. Nha đam cũng chứa nhiều khoáng chất như canxi, natri, kẽm và các loại vitamin như A, B1, B5, E, C. Tất cả những chất dinh dưỡng này đều rất quan trọng để phục hồi và làm tươi mới làn da. Đặc biệt, acid Gamma Linolenic có trong nha đam có khả năng xử lý các đốm nám, loại bỏ các pigment đậm màu và thúc đẩy quá trình tái tạo da mới.
Dưới đây là cách trị nám râu bằng nha đam:
- Lau sạch mặt để loại bỏ bụi bẩn, sau đó đặt khăn ấm lên da trong khoảng 5 phút để giãn nở lỗ chân lông, giúp dưỡng chất từ nha đam thẩm thấu sâu vào da.
- Trước khi đi ngủ, nhẹ nhàng thoa lớp gel nha đam tự nhiên lên vùng da bị nám.
- Rửa sạch mặt bằng nước ấm sau khi để nha đam trên da từ 15-20 phút.
>>>>>Xem thêm: Tàn nhang là gì? Nguyên nhân bị tàn nhang và cách điều trị
Mặc dù nha đam chứa những thành phần có lợi cho làn da, nhưng trên thực tế không ít trường hợp đã xuất hiện kích ứng với mủ nha đam khi dùng nó để điều trị nám. Những tình trạng kích ứng như nổi mẩn đỏ, nổi mụn nước, mụn viêm, đỏ da, là tình trạng đáng báo động, chị em không nên vì “ham rẻ” mà khiến cho tình trạng nám râu trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, nên sử dụng những phương pháp trị nám bằng công nghệ cao, có khả năng điều trị nám da triệt để, không xâm lấn, không đau đớn. Cam kết da đẹp chỉ sau 1 liệu trình thực hiện.
Để lại thông tin bên dưới, chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ tư vấn miễn phí và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất cho bạn. Là phái đẹp, chúng ta xứng đáng để hưởng những điều tốt nhất mỗi ngày!