Việc bị mụn là chuyện sớm muộn của tuổi dậy thì. Tuy nhiên, mức độ nặng nhẹ còn tùy vào cơ địa và thói quen chăm sóc da. Để có cách trị mụn tuổi dậy thì đúng và phù hợp, chúng ta cần làm rõ được nguyên nhân cũng như phân loại mụn trong giai đoạn này.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân và cách trị mụn tuổi dậy thì nam, nữ nhanh nhất
Tùy vào từng tình trạng mà sẽ áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau. Chuyên gia TMV Ngọc Dung sẽ giúp bạn làm rõ các vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây. Theo dõi ngay để biết cách xử lý các nốt mụn dậy thì nhé!
Contents
Các dạng mụn tuổi dậy thì thường gặp
Trước khi tìm cách trị mụn tuổi dậy thì, chúng ta cần phân loại các loại mụn ở giai đoạn này. Vì dựa vào mức độ nặng nhẹ khác nhau mới có thể đưa ra hướng xử lý tốt nhất được.
Các loại mụn ở tuổi dậy thì sẽ được chia thành 2 nhóm chính:
- Mụn không viêm: Điển hình là mụn ẩn, mụn đầu đen và mụn đầu trắng. Các nốt mụn này không sưng, không đau, chỉ cộm lên trên da. Chủ yếu là do sự tích tụ bã nhờn và tế bào chết ở lỗ chân lông.
- Mụn viêm: Thường là mụn bọc, mụn trứng cá đỏ, mụn mủ. Những nốt mụn này thường là do vi khuẩn xâm nhập và gây viêm. Chúng có dấu hiệu sưng, gây đau nhức và có mủ bên trong.
Nguyên nhân gây mụn ở tuổi dậy thì
Khi bước vào tuổi dậy thì sẽ có nhiều thay đổi diễn ra trong cơ thể. Mụn trứng cá cũng được xem là biểu hiện thông thường của độ tuổi này. Nó có thể xuất hiện trên mặt và nhiều bộ phận khác của cơ thể như cổ, lưng, vai và trước ngực. Vậy vì sao ở tuổi dậy thì lại có mụn?
Thay đổi hormone androgen – rối loạn nội tiết tố
Sự thay đổi nội tiết tố chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra mụn ở tuổi dậy thì. Vào độ tuổi này, nồng độ hormone androgen và các yếu tố tăng trưởng IGF-1 tăng cao, nên sẽ kích thích tuyến dầu hoạt động mạnh.
Dầu khi được tiết ra sẽ di chuyển tới lỗ chân lông, nó sẽ làm tế bào chết bị dính chặt ở đây và dẫn đến tắc nghẽn. Từ đó vi khuẩn sẽ tấn công, phát triển dẫn đến viêm và gây ra mụn.
Vì vậy, bên cạnh tìm cách trị mụn tuổi dậy thì, chúng ta còn cần áp dụng một số biện pháp để cân bằng lại nội tiết tố trong cơ thể.
Tìm hiểu thêm: Những món ăn sáng ít calo dễ làm nhất giúp giảm cân, giữ dáng
Không làm sạch hoặc làm sạch da không đúng cách
Da mặt không được làm sạch hoặc làm sạch không đúng cách cũng là nguyên nhân gây nổi mụn ở tuổi dậy thì. Tuổi dậy thì thường có thời gian vận động đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường. Nếu sau khi vận động, không làm sạch da ngay thì bụi bẩn và vi khuẩn sẽ bám vào và góp phần hình thành mụn.
Ngoài ra, rửa mặt là thói quen tốt cho da, tuy nhiên chỉ rửa mặt thì sẽ không thể làm sạch mụn. Nếu rửa mặt quá nhiều cũng sẽ làm da bị khô, dễ kích ứng và cũng dẫn đến nổi mụn.
Dị ứng mỹ phẩm/sử dụng mỹ phẩm trôi nổi
Việc sử dụng mỹ phẩm trong tuổi dậy thì vẫn còn vấp phải nhiều tranh cãi. Nhiều người cũng cho rằng đây chính là nguyên do khiến mụn phát triển dai dẳng. Vì trong nhiều loại mỹ phẩm kém chất lượng, có chứa các thành phần gây kích ứng da. Khi da bị kích ứng sẽ dễ dẫn đến viêm nhiễm và nổi mụn là một trong những biểu hiện rõ nhất.
>>>>>Xem thêm: Cách dùng kết hợp Retinol và Vitamin C trong chăm sóc da
Chế độ sinh hoạt/dinh dưỡng không khoa học
Thức khuya, lười vận động, ăn uống không khoa học, tiêu thụ nhiều thực phẩm dầu mỡ, đồ ngọt,… là một trong những thói quen xấu gây hại cho da. Nhất là trong giai đoạn nội tiết tố đang bị mất cân bằng, nếu duy trì các thói quen này sẽ làm cho tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn. Da sẽ không đủ khả năng tự chữa lành, từ đó dẫn đến thâm và sẹo rỗ.
Như vậy có thể thấy, tuy mụn ở tuổi dậy thì chủ yếu đến từ việc rối loạn nội tiết tố, nhưng nó sẽ phát triển mạnh và nghiêm trọng hơn nếu không được chăm sóc đúng cách. Ngoài ra, việc sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng và chế độ ăn không lành mạnh cũng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của da và dẫn đến mụn.
Dựa vào từng nguyên nhân cụ thể mà chúng ta sẽ đưa ra các cách trị mụn tuổi dậy thì phù hợp nhất. Thông thường, cần có sự kết hợp từ nhiều phương pháp thì kết quả điều trị mới có tính khả quan.
Hiện nay, chuyên gia da liễu thường ưu tiên sử dụng các cách trị mụn tuổi dậy thì là thuốc bôi dạng gel/cream và kết hơp với một số thói quen chăm sóc da ngay tại nhà. Tuy nhiên, chuyên gia cần kiểm tra tình trạng trước khi quyết định chỉ định điều trị bằng thành phần nào là thích hợp nhất.
Bạn có thể để lại thông tin ở FORM bên dưới đây để được tư vấn cụ thể hơn về vấn đề này: