Mụn ở cằm là bệnh gì? Nó có phải là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm nào hay không? Nếu đây là vấn đề đang khiến bạn stress thì hãy để chuyên gia Ngọc Dung giúp bạn gỡ rối ngay trong bài viết này. Chúng ta sẽ cùng khám phá nguyên nhân bị mụn ở dưới cằm và tìm ra phương án khả thi nhất để điều trị dứt điểm tình trạng này nhé.
Bạn đang đọc: Nổi mụn ở cằm: Nguyên nhân và cách trị hiệu quả nhất hiện nay
Contents
Nổi mụn ở cằm là bị gì?
Mụn mọc trên cằm là một vấn đề phổ biến và thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nó là kết quả của viêm nhiễm, tích tụ bã nhờn, tế bào chết và vi khuẩn trên da.
Cả nam và nữ đều có nguy cơ bị mụn quanh cằm, nhưng phụ nữ là nhóm đối tượng có tỷ lệ nổi mụn cằm cao hơn. Điều này liên quan đến sự thay đổi hormone trong các giai đoạn dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt, mang thai và tiền mãn kinh.
Vậy tại sao bị mụn ở cằm? Đó là do sự gia tăng đột ngột của androgen. Hormone này kích thích tuyến dầu trong da sản xuất nhiều bã nhờn hơn, dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông và tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây ra mụn.
Tuy nhiên, sự gia tăng của hormone androgen còn do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến. Bạn có thể tìm hiểu thêm trong phần bên dưới đây.
Nguyên nhân mụn ở cằm là gì?
Nếu bạn đang bị mụn dưới cằm và còn đang chưa biết vì sao lại như thế thì hãy cùng Ngọc Dung điểm qua các nguyên nhân bên dưới đây để tìm ra vấn đề mà bạn đang mắc phải. Từ đó, chúng ta sẽ đưa ra được cách điều trị cũng như phòng tránh mụn cằm hiệu quả nhất.
Mọc mụn ở cằm do rối loạn nội tiết tố
Mụn sưng ở cằm có thể là dấu hiệu của rối loạn nội tiết tố. Bởi sự mất cân bằng hormone trong cơ thể, như tăng hoặc giảm nồng độ estrogen, testosterone có thể gây kích thích tuyến dầu, làm tích tụ bã nhờn ở nang lông, gây tắc nghẽn lỗ chân lông và dẫn đến mụn.
Mụn nổi ở cằm do rối loạn giấc ngủ
Mụn mọc ở cằm nguyên nhân cũng có thể là do chất lượng giấc ngủ bị suy giảm, thường xuyên mất ngủ. Điều này sẽ làm cho cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, stress kéo dài, gây rối loạn hormone và nhiều chức năng quan trọng. Việc này sẽ làm hệ thống miễn dịch của da suy yếu, dễ bị tấn công bởi nhiều tác nhân từ môi trường.
Lạm dụng thuốc tránh thai khiến mụn nổi quanh cằm
Lạm dụng thuốc tránh thai cũng là lý do nổi mụn ở cằm. Vì nó thường chứa các hormone như estrogen và progesterone, nên nếu lạm dụng nó có thể gây mất cân bằng hormone trong cơ thể. Khi mất cân bằng hormone xảy ra, có thể xảy ra tăng sản xuất dầu da, gây tắc nghẽn lỗ chân lông và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây viêm và mụn phát triển.
Ngoài ra, một số thuốc tránh thai có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và chức năng gan, dẫn đến tích tụ chất cặn và độc tố trong cơ thể. Điều này cũng là tăng nguy cơ mọc mụn quanh cằm.
Tìm hiểu thêm: Review làm chân mày ở đâu đẹp tự nhiên và uy tín tại TPHCM?
Mụn nổi ở cằm do đắp mặt nạ không đúng cách
Nổi mụn ở cằm nguyên nhân là gì? Khi dùng mặt nạ không đúng cách, như để quá lâu trên da hoặc không làm sạch da sau khi sử dụng, tạp chất hoặc dầu thừa sẽ bị giữ lại trong lỗ chân lông, gây tắc nghẽn và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Điều này sẽ làm cho mụn mọc quanh cằm và nhiều vùng da nhạy cảm khác.
Dị ứng với mỹ phẩm khiến nổi mụn dưới cằm
Dị ứng với các thành phần trong mỹ phẩm cũng là nguyên nhân khiến mụn mọc nhiều ở cằm. Đối với các cơ địa nhạy cảm thường dễ bị dị ứng với các thành phần trong mỹ phẩm như hương liệu, chất bảo quản, chất tạo mùi, dầu khoáng và một số thành phần có đặc tính tẩy khác.
Các phản ứng dị ứng có thể xảy ra bao gồm đỏ da, ngứa, sưng, hoặc nổi mẩn. Khi da bị kích ứng, chức năng hàng rào bảo vệ sẽ bị giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây viêm và kéo theo mụn phát triển.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học
Nếu thường xuyên mọc mụn ở vùng cằm, bạn nên tự hỏi liệu cơ thể có đang thiếu chất dinh dưỡng nào hay không. Vì bị nổi mụn cũng có liên quan đến chế độ ăn hàng ngày của bạn. Vậy nếu hay bị nổi mụn ở cằm là thiếu chất gì?
Trường hợp hay bị mọc mụn dưới cằm là biểu hiện cho thấy cơ thể đang thiếu kẽm trầm trọng. Vì kẽm là một khoáng chất có tác dụng chống viêm nhiễm, tham gia vào quá trình tự chữa lành của da. Nếu thiếu kẽm, tuyến dầu sẽ hoạt động mạnh, vết thương khó lành và làm tăng nguy cơ bị mụn dưới cằm.
Ngoài ra, các chất dinh dưỡng khác như vitamin A, B, C, E và axit béo omega-3 cũng có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe da. Thiếu hụt các chất này có thể làm giảm khả năng phục hồi và làm mức độ viêm nhiễm trên da tăng, dẫn đến mọc mụn quanh cằm và nhiều khu vực khác.
Làm thế nào để cải thiện tình trạng mụn nổi ở cằm?
Sau khi xác định nguyên nhân mọc mụn ở cằm, chúng ta có thể áp dụng các phương pháp điều trị hiệu quả, từ những phương pháp đơn giản tại nhà cho đến những biện pháp chuyên nghiệp hơn.
Nếu bị nổi mụn ở cằm mức độ nhẹ, không có tích mủ hoặc sưng đỏ, bạn có thể áp dụng các biện pháp tự nhiên để hỗ trợ đẩy lùi mụn và hạn chế thâm. Một số nguyên liệu tự nhiên có thể mang đến lợi ích trong vấn đề này bao gồm:
- Dầu tràm trà
- Nghệ tươi hoặc tinh bột nghệ
- Mật ong nguyên chất
- Rau diếp cá hoặc bột diếp cá
Bên cạnh đó, khi mụn dưới cằm không quá nhiều, bạn có thể bắt đầu điều trị tại nhà bằng cách sử dụng các sản phẩm chứa các thành phần như benzoyl peroxide, salicylic acid, glycolic acid, azelaic acid,… Các sản phẩm này thường có dạng kem bôi tại chỗ, hoặc có thể là sữa rửa mặt hoặc toner nhưng ở nồng độ thấp hơn.
Các sản phẩm này thường sẽ được điều chế theo từng công thức riêng biệt, có sự kết hợp giữa các thành phần khác nhau. Bạn có thể phối hợp và sử dụng xen kẽ sáng/tối. Tuy nhiên, nếu bạn không nắm rõ sự kết hợp này thì nên tham khảo ý kiến của chuyên gia.
Điều trị mụn sản phẩm bôi ngoài da có thể mất từ 2-3 tháng có kết quả. Vì vậy, bạn nên kiên nhẫn điều trị, đừng thay đổi liên tục sản phẩm hoặc tăng tần suất sử dụng mỗi ngày.
Trường hợp mọc mụn nhiều ở cằm, có dấu hiệu viêm và lây lan nhanh thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị mụn theo toa. Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ nặng nhẹ của mụn và kê đơn thuốc bôi hoặc thuốc uống phù hợp với tình trạng da và cơ địa của mỗi người.
>>>>>Xem thêm: Phun môi màu đỏ cherry quyến rũ, tôn lên thần thái phái đẹp
Nhìn chung, tùy theo mức độ và biểu hiện của mụn, bạn có thể áp dụng các biện pháp tự nhiên, sử dụng sản phẩm chăm sóc da chứa thành phần phù hợp hoặc tìm đến bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị chuyên nghiệp.
Đối với các biện pháp tiên tiến, chắc chắn bạn cần sự hỗ trợ của đội ngũ chuyên nghiệp thay vì tự thực hiện tại nhà và làm tăng tỷ lệ rủi ro cho da. Hãy điền thông tin vào FORM dưới đây, Ngọc Dung sẽ đặt cho bạn một lịch hẹn cùng với chuyên gia trị mụn để hỗ trợ bạn trong vấn đề này: