Mặc dù, da tay bị khô không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tuy nhiên tình trạng này lại làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của đôi bàn tay và gây ra không ít bất tiện trong quá trình sinh hoạt. Vậy tay bị khô ,nứt nẻ phải làm sao? Cùng Thẩm mỹ viện Ngọc Dung tham khảo ngay những nguyên nhân và cách điều trị, ngăn ngừa tình trạng da tay bị khô nứt nẻ dưới đây!
Bạn đang đọc: Nguyên nhân da tay bị khô nứt nẻ và các cách làm mềm da khô
Những nguyên nhân làm da tay bị khô
Tình trạng khô da tay có thể xuất phát từ yếu tố ngoại sinh lẫn nội sinh, nhột số nguyên nhân tiêu biểu như:
Da tay khô do điều kiện thời tiết
Sự thay đổi của thời tiết, đặc biệt là trong những tháng mùa đông hay khô là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tay bị khô. Khi độ ẩm trong không khí giảm, tất cả các vùng da trên cơ thể đều gặp phải tình trạng khô ráp, khắc nghiệt nhất là ở lòng bàn tay. Trong thời kỳ này, hiện tượng mất nước từ bề mặt da diễn ra mạnh mẽ hơn, khiến cho làn da bị khô ráp, nứt nẻ.
Bị khô da tay do đặc thù công việc
Môi trường làm việc cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tình trạng của da tay, khiến lòng bàn tay khô ráp. Đặc biệt, một số công việc yêu cầu phải rửa tay thường xuyên, như y tá, bác sĩ, hoặc giáo viên, thì nguy cơ gặp phải vấn đề này cũng cao hơn.
Bên cạnh đó, những người làm việc trong nhà máy hoặc những thợ làm tóc cũng đối mặt với rủi ro khi họ tiếp xúc liên tục với hóa chất hoặc các chất gây kích ứng, góp phần làm tăng nguy cơ khô và tổn thương da tay.
Da tay bị khô sần sùi do bệnh lý
Một số bệnh lý thường gặp như rối loạn tự miễn dịch, như tiểu đường hoặc lupus, có thể gây suy giảm lưu thông máu đến các chi cũng có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng da tay bị khô. Hơn nữa, các bệnh ngoài da như chàm và vẩy nến, với các triệu chứng viêm da dẫn đến da bị khô bong tróc và nứt nẻ, cũng góp phần làm tăng nguy cơ tổn thương da tay.
Bàn tay thô ráp do tác dụng phụ của thuốc
Ngoài ra, tình trạng này cũng xuất phát từ tác dụng phụ của thuốc. Nhiều loại thuốc, mặc dù hiệu quả trong việc điều trị bệnh, nhưng cũng có thể gây ra các phản ứng phụ không mong muốn. Đặc biệt, một số thuốc có thể làm giảm khả năng tổng hợp dinh dưỡng và duy trì độ ẩm cho da, dẫn đến tình trạng da lòng bàn tay bị khô ráp và trong một số trường hợp, còn gây ra hiện tượng bong tróc da tay.
Cách chăm sóc làm làm mềm da tay bị khô
Dưới đây là một số cách làm mềm da tay bị khô mà bạn có thể thể tham khảo để cải thiện tình trạng khô da tay của mình:
Dưỡng ẩm cho da tay
Dưỡng ẩm cho da tay luôn là một trong những bước chăm sóc da quan trọng mà bạn không nên bỏ qua. Sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc lotion cho da tay thường xuyên mỗi ngày là phương pháp này giúp duy trì làn da mềm mại và ngăn ngừa khô da. Việc sử dụng những sản phẩm này giúp bổ sung độ ẩm cần thiết, đồng thời giảm thiểu sự mất nước qua bề mặt da, giữ cho da tay luôn mượt mà và khỏe mạnh.
Tìm hiểu thêm: 6 Cách pha và uống chanh mật ong giảm mỡ bụng, giảm cân
Sử dụng kem bôi da chứa Hydrocortison
Trong những trường hợp da tay bị khô và viêm đỏ, trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn có thể xem xét việc sử dụng kem dưỡng có chứa hydrocortisone. Đây là một hoạt chất có khả năng khả năng làm dịu da bị kích ứng, cung cấp một giải pháp nhanh chóng và hiệu quả cho làn da nhạy cảm và tổn thương.
Tuy nhiên hãy tham khảm ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để trách gây hại cho da nhé.
Dưỡng da tay qua đêm
Bên cạnh việc sử dụng kem dưỡng da tay thông thường, bạn có thể tăng cường hiệu quả của phương pháp này bằng việc sử dụng lotion dưỡng da hoặc kem dưỡng da dầu vào buổi tối và để lại qua đêm. Sau khi thoa kem, hãy đeo găng tay hoặc sử dụng tất mềm để bảo vệ tay. Phương pháp này không chỉ giúp tăng cường khả năng hấp thụ của sản phẩm dưỡng da mà còn đảm bảo làn da tay của bạn trở nên mềm mại và mịn màng hơn.
Bảo vệ da tay khỏi các tác nhân gây khô da
Việc bảo vệ da tay tránh khỏi những tác gây hại là bước quan trọng để ngăn chặn tình trạng khô ráp trở nên tồi tệ hơn, đồng thời phát huy hiệu quả của những bước chăm sóc da trước đó.
Khi thời tiết hãy nhớ đeo găng tay mỗi khi bạn ra ngoài, đặc biệt là khi bạn phải đi xe máy thường xuyên. Đối với những người có công việc liên quan đến nhiệt độ cao hoặc tiếp xúc thường xuyên với chất tẩy rửa, việc sử dụng găng tay trong quá trình làm việc là cần thiết để bảo vệ da tay một cách hiệu quả nhất.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Để khắc phục tình trạng da khô, nứt tay, bạn nên duy trì bổ sung đủ nước cho cơ thể từ 1.5-2 lít mỗi ngày, để làm da được cấp ẩm đầy đủ từ bên trong. Ngoài ra, một chế độ ăn uống cân đối và giàu dưỡng chất là yếu tố không thể bỏ qua. Hãy chú trọng bổ sung nhiều loại rau củ quả trong khẩu phần ăn hàng ngày, nhằm cung cấp đa dạng vitamin giúp nuôi dưỡng làn da, mang lại cho bạn một làn da mềm mịn.
Sử dụng thuốc bôi ngoài
Đối với các trường hợp da tay bị khô do chàm da nghiêm trọng, việc sử dụng các loại thuốc theo toa của bác sĩ, như các loại steroid hoặc kháng sinh, có thể cần thiết để điều trị. Các phương pháp điều trị này giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm và thúc đẩy quá trình phục hồi của da một cách hiệu quả.
>>>>>Xem thêm: Phun mày không lên màu phải làm sao? Dặm lại được không?
Bên cạnh các cách điều trị giúp làm mềm da tay bị khô tại nhà, bạn cũng nên kết hợp với các liệu pháp chăm sóc da chuyên sâu tại Thẩm mỹ viện Ngọc Dung để nuôi dưỡng da thêm khỏe mạnh, mềm mại tự nhiên. Hãy để lại thông tin dưới đây, đội ngũ chuyên gia da liễu của chúng tôi sẽ nhanh chóng liên hệ tư vấn cho bạn về các liệu pháp phù hợp, giúp bạn “đánh bay” nỗi lo về làn da thô ráp.