Lật bảng thành phần mỹ phẩm ra xem có thể khiến bạn bị hoa mắt trước vô số những cái tên từ quen thuộc đến lạ lẫm. Trong đó, Propanediol cũng là một cái tên thi thoảng xuất hiện trong các sản phẩm chăm sóc da mà có thể bạn chưa biết đến.
Bạn đang đọc: Propanediol là gì trong mỹ phẩm? Có tác dụng gì với làn da?
Vậy Propanediol là gì? Nó có tác dụng gì trong mỹ phẩm dưỡng da? Hãy cùng Ngọc Dung đi vào phân tích một số thông tin để tìm ra vị trí chính xác của thành phần này trong bản đồ mỹ phẩm hiện nay nhé!
Contents
Propanediol là gì trong mỹ phẩm?
Propanediol (viết tắt POD), chính xác là 1,3-Propanediol, là một chất lỏng glycol bao gồm 3 cacbon-diol được lấy từ quá trình lên men ngôi. Propanediol là chất lỏng không màu, có độ nhớt và rất tinh khiết. Nó là một loại cồn đa chức năng có khả năng hoà tan trong nước và các dung môi hữu cơ khác. Vì thế, nó được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực sản xuất, bao gồm cả trong ngành công nghiệp mỹ phẩm.
Nếu bạn đang gặp các vấn đề với các sản phẩm chứa dầu khoáng, thì PDO là giải pháp thay thế hoàn hảo cho vấn đề này. Nó là một phiên bản an toàn hơn Propylene Glycol, một chất gây dị ứng và viêm da tiếp xúc đã bị điểm mặt chỉ tên. Do đó, nếu có làn da nhạy cảm và dễ gặp kích ứng, đây là một chất mà bạn có thể nghĩ tới.
Vậy công dụng của Propanediol là gì trong mỹ phẩm? Xem tiếp các thông tin bên dưới để có được đáp án chi tiết hơn nhé!
Propanediol có tác dụng gì trong mỹ phẩm?
So với các hoạt chất như Salicylic Acid, Retinol hay Tretinoin thì Propanediol hoạt động một cách rất khác biệt. Nó không tham gia trực tiếp vào bất kỳ hoạt động chữa lành nào của tế bào, nên nằm ngoài danh sách các chất điều trị nổi bật. Vậy rốt cuộc công dụng của Propanediol là gì trong mỹ phẩm?
Hoạt động như một dung môi (chất hoà tan)
Nếu gõ tìm kiếm về thành phần này, một trong những đáp án bạn có thể thấy đầu tiên chính là chất hòa tan hay dung môi. Đúng vậy, Propanediol được xem là một dung môi tuyệt vời để hòa tan rất nhiều thành phần khác, chính vì thế mà nó được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong mỹ phẩm dưỡng da.
PDO có thể hòa tan được Axit Salicylic, Axit Ferulic, chiết xuất Vitamin C (Axit Ascorbic) cùng nhiều thành phần khó hòa tan khác. Nó có thể hòa trộn các thành phấn cứng đầu với nhau để tạo ra kết cấu sản phẩm đồng nhất, siêu mịn. Đồng thời, sự có mặt của Propanediol trong mỹ phẩm cũng sẽ tối ưu hiệu quả cho các thành phần có trong đó.
Khóa ẩm, dưỡng ẩm
Propanediol hoạt động như một chất hút ẩm và giữ ẩm tuyệt vời cho da, đó cũng là lý do nó được bổ sung vào các loại sản phẩm dành cho da khô. Tương tự như một số chất hút ẩm khác, nó giống như một nam châm có thể hút độ ẩm từ môi trường vào trong da và khóa lại. Cơ chế này sẽ giúp duy trì độ ẩm cho da trong thời gian dài, tránh tình trạng mất nước qua da khi chênh lệch độ ẩm.
Làm mềm da
Với khả năng khóa ẩm và làm mềm da, Propanediol đóng vai trò như một lớp màn bảo vệ da, giữ nước và cung cấp độ ẩm cần thiết để da trở nên mềm mại, căng mướt và mịn màng suốt cả ngày.
PDO trong mỹ phẩm có khả năng cân bằng độ ẩm tự nhiên của da. Nó giúp duy trì độ ẩm bên trong da, ngăn chặn sự mất nước và tăng cường quá trình hydrat hóa. Điều này đặc biệt hữu ích cho những người có da khô sần và thiếu ẩm, giúp làm mềm da và cải thiện tình trạng da khô, bong tróc khi dùng hoạt chất mạnh.
Tìm hiểu thêm: Phun môi nano có đẹp không? Dành cho những đối tượng nào?
Giảm độ nhớt, tạo lớp nhẹ nhàng khi bôi lên da
Vì là một chất hòa tan tuyệt vời nên Propanediol có vai trò quan trọng trong mỹ phẩm chăm sóc da và tóc. Nó thường được sử dụng để tăng cường độ trong, giảm độ nhớt, độ kết dính và độ đặc của các sản phẩm này.
Khi được thêm vào sản phẩm, PDO có khả năng hòa tan các thành phần khác trong công thức, vừa giảm độ nhớt, vừa tạo ra một cảm giác nhẹ nhàng, mướt mượt mà khi sử dụng. Nó cũng có làm tăng khả năng tạo bọt của sản phẩm, giúp tạo ra bọt mịn và sánh mượt trên da hoặc tóc trong lúc dùng.
An toàn và tốt cho da dễ bị mụn trứng cá
Mặc dù khi tìm kiếm Propanediol (PDO) là gì, bạn sẽ được thấy thêm một cách gọi khác của thành phần này đó chính là chất bảo quản, nhưng không có nghĩa nó sẽ gây hại cho da. Ngược lại, thành phần này còn được công nhận an toàn và có thể sử dụng trên da đang bị mụn trứng cá.
Theo các chuyên gia, việc sử dụng các dòng SRM tạo bọt ít chất hoạt động bề mặt hơn sẽ ít gây nhạy cảm cho da, có xu hướng nhẹ nhàng hơn cho da khô và da mụn. Bởi các sản phẩm này sẽ không làm mất đi lượng dầu tự nhiên của da, mà chỉ làm sạch bề mặt da giúp loại bỏ bụi bẩn, cũng như tế bào chết.
Tăng cường tính hiệu quả trong bảo quản sản phẩm
Cuối cùng, Propanediol (PDO) có thể hoạt động như một chất tăng cường, bảo quản tự nhiên. Nó giúp ổn định tính chất trong sản phẩm, hạn chế sự phân hủy và thay đổi tính chất hóa học trong thời gian dài.
Propanediol không phải là chất bảo quản chính hiệu, nhưng nó sẽ giúp tối ưu hoạt động của các chất bảo quản có trong sản phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm chăm sóc da được vẫn như lúc ban đầu trong suốt quá trình sử dụng.
Phân biệt Propanediol và Propylene Glycol
Propanediol là chất gì thì thông qua các thông tin bên trên chúng ta đã có thể đưa ra kết luận cụ thể. Nhưng để tránh nhầm lẫn với Propylene Glycol thì hãy cùng Ngọc Dung phân biệt hai thành phần này.
Propanediol (PDO) và Propylene Glycol (PG) rất dễ bị nhầm lẫn với nhau bởi có chung một công thức hóa học. Tuy nhiên, hai thành phần này lại có cấu trúc lẫn nguồn gốc khác nhau.
So với PG, PDO là thành phần đáng tin cậy ở thời điểm hiện tại bởi sự lành tính và dễ chiều của nó. Nó cũng là chất thay thế tuyệt vời cho Propylene Glycol, dành cho những ai không thích sự có mặt của dầu khoáng trong sản phẩm dưỡng da của mình.
Khác biệt về cấu trúc
Xét về công thức phân tử, Propanediol và Propylene Glycol đều có công thức giống nhau là C3H8O2. Tuy nhiên, cấu trúc phân tử, vị trí cacbon và gốc hydroxy của chúng hoàn toàn khác nhau nên tính chất cũng khác biệt.
Propanediol có hai nhóm hydroxy gắn ở hai đầu của chuỗi cacbon ba nguyên tử, trong khi đó, Propylene Glycol lại có hai hydroxy liên kết với với hai nguyên tử cacbon liền kề nhau. Điều này tạo ra nhiều sự khác biệt trong tính chất và cách chúng hoạt động trong mỹ phẩm.
Khác nhau về nguồn gốc
Ngoài cấu trúc phân tử, sự khác biệt về nguồn gốc cũng là cách để chúng ta phân biệt hai thành phần này và củng cố thêm cho việc lựa chọn Propanediol thay thế cho Propylene Glycol trong mỹ phẩm.
Propanediol có thể tìm thấy trong tự nhiên từ một số loại thực vật, nhưng chủ yếu sẽ được chiết xuất trong quá trình lên men ngô và được tái tạo theo từng mục đích sử dụng. Còn Propylene Glycol lại có nguồn gốc chủ yếu từ dầu mỏ hoặc từ Propylene Oxide, nên khi dùng trong mỹ phẩm có thể gây ra một số vấn đề kích ứng cho da, nhất là da mụn trứng cá.
Sử dụng Propanediol trên da như thế nào?
PDO là một chất đa nhiệm trong mỹ phẩm. Sản phẩm có chứa thành phần này sẽ có khả năng thẩm thấu nhanh qua da, tạo cảm giác mềm mịn và không nhờn dính. Nó còn có thể hoạt động tốt dưới nhiều chức năng khác nhau, mang đến nhiều lợi ích trong chăm sóc da. Chính vì có nhiều công dụng và được điều chế dưới nhiều dạng công thức nên cách sử dụng PDO cũng sẽ phụ thuộc vào sản phẩm cụ thể.
Khi dùng sản phẩm chứa PDO trong chăm sóc da, hãy nhớ tuân thủ theo quy tắc skincare cơ bản là độ pH từ thấp đến cao, kết cấu lỏng đến đặc và theo quy trình:
- Làm sạch da
- Cân bằng pH
- Cấp nước
- Giữ ẩm
- Chống nắng
Trong quy trình này sẽ có nhiều loại sản phẩm được linh hoạt sử dụng, bạn có thể thay thế chúng cho nhau, xen kẽ ngày để da nhận nhiều lợi ích hơn. Tuy nhiên, nếu da trong giai đoạn điều trị một vấn đề nào đó thì hãy ưu tiên sản phẩm làm sạch, dưỡng ẩm và điều trị. Đừng cố tạo quá nhiều lớp dưỡng chất làm da bị bí, bết dính và làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của da.
>>>>>Xem thêm: Bị nám quanh miệng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Trường hợp bị các vấn đề cụ thể như mụn trứng cá, nám, thâm mụn hay sẹo rỗ, thì một trong các giải pháp tốt có thể áp dụng chính là công nghệ laser. Bằng việc chiếu tia laser vào các vùng da bị tổn thương, sức nóng sẽ kích thích quá trình tái tạo tế bào, thúc đẩy sản xuất collagen trong lớp hạ bì và cải thiện kết cấu da.
Hiệu quả điều trị nhanh chóng và duy trì được lâu. Da ít bị tổn thương và kích ứng hơn so với một số phương pháp hóa học khác.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho da và nâng cao tính hiệu quả, bạn nên trực tiếp gặp chuyên gia để được soi da và đánh giá chính xác sức khỏe da hiện tại. Từ những báo cáo phân tích, chuyên gia sẽ cân nhắc lựa chọn phù hợp dành cho tình trạng của bạn.
Hãy nhấp vào FORM dưới đây và chọn theo nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ và nhắn thông tin lịch hẹn cụ thể hơn: